Thực tiễn thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo đảm quyền của người lao động trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp ở việt nam (Trang 28 - 30)

2.1. Nhóm quyền tham gia thủ tục phá sản

2.1.2. Thực tiễn thực hiện

Việc áp dụng các quy định của pháp luật phá sản và pháp luật lao động vào thực tiễn, quyền lợi của người lao động trong quá trình giải quyết yêu cầu thủ tục phá sản doanh nghiệp mặc dù còn rất nhiều khó khăn nhưng cũng có nhiều chuyển biến tích cực, khẳng định chủ trương nhất quán của nhà nước là bảo vệ quyền lợi của người lao động trong thực hiện tố tụng phá sản.

Nếu như trước đây, người lao động chưa ý thức về địa vị pháp lý của mình trong thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản, thường chịu thiệt thòi

đứng nhìn các chủ nợ tranh nhau lấy nợ trên tài sản của doanh nghiệp nơi mà mình làm việc hoặc đôi khi tham gia lấy nợ một cách vô tổ chức gây mất trật tự thì nay, qua các tài liệu, sách báo, sự tuyên truyền của các tổ chức công đoàn mà họ đã dần nhận thức được tư cách chủ nợ của mình và biện pháp để thực hiện bảo vê cho quyền lợi của mình, thường là thông qua các tổ chức công đoàn để nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp.

Hiện nay, người lao động dưới sự hướng dẫn của tổ chức công đoàn đã tự ý thức được những quyền lợi mà mình được hưởng khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, điều này khiến việc giải quyết quyền lợi cho họ trở nên chủ động và dễ dàng hơn trước đây.

Bên cạnh đó, từ luật phá sản 2004 trở về trước chưa làm rõ được nhiều nội dung, do đó đảm bảo quyền tham gia thủ tục tố tụng phá sản của người lao động trong thực tiễn gặp nhiều khó khăn, chẳng hạn như:

Quy định về quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là một rào cản lớn, chẳng khác nào đánh đố với người lao động bị nợ lương. Bởi việc người lao động muốn “cử người đại diện hoặc thông qua đại diện công đoàn nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó” [15, Điều 14] thì phải được quá nửa số người lao động trong doanh nghiệp tán thành bằng bỏ phiếu kín hoặc lấy chữ kí, trường hợp doanh nghiệp có quy mô lớn, có nhiều đơn vị trực thuộc thì đại diện cho người lao động được cử hợp pháp phải được quá nửa số người được cử đại diện từ các đơn vị trực thuộc tán thành…

Thông thường, hiện tượng nợ lương của người lao động phần nào đã thể hiện doanh nghiệp đang làm ăn thua lỗ và mất dần khả năng thanh toán, các cơ quan chức năng cần phải thực hiện chức năng quản lý của mình và hạn chế trước hết diễn biến xấu có thể xảy ra, tuy nhiên trong thực tế, các cơ quan

hữu quan chưa làm được điều này, biểu hiện như sau:

Vai trò của tổ chức đại diện người lao động và nhận thức của chính người lao động mặc dù đã được nâng cao hơn trước đây rất nhiều nhưng vẫn chưa đáng kể, năng lực của chính cán bộ công đoàn còn yếu kém, chưa đủ sức dẫn dắt và định hướng cho người lao động tự bảo vệ quyền lợi của chính mình. Thực tế xảy ra ở nhiều nơi thậm chí người lao động còn thỏa hiệp với doanh nghiệp để không thành lập tổ chức công đoàn cơ sở, tự từ chối quyền có tổ chức đại diện cho quyền lợi của chính mình, lý do đầu tiên và lớn nhất là do tổ chức công đoàn hoạt động chưa thực sự hiệu quả.

Ngoài ra ở nhiều nơi, thanh tra Sở LĐ-TB&XH chưa có một chuyên đề thanh tra riêng về vấn đề tiền lương tại các doanh nghiệp, đồng thời vẫn chưa mạnh tay thực hiện biện pháp xử phạt hành vi vi phạm trong lĩnh vực này. Bời vậy người lao động ở những doanh nghiệp chưa đủ điều kiện thành lập tổ chức công đoàn nhiều khi muốn thông báo về tình trạng nợ lương cũng không biết phải báo ai, báo như thế nào.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo đảm quyền của người lao động trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp ở việt nam (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)