Nhóm quyền liên quan đến quan hệ lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo đảm quyền của người lao động trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp ở việt nam (Trang 30 - 41)

2.2.1. Thực trạng pháp luật

Khi con nợ lâm vào tình trạng phá sản đồng nghĩa với các món nợ phải trả nhiều hơn khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp. Trong hoàn cảnh như vậy, việc chủ nợ nào được ưu tiên thanh toán trước, ai phải xếp hàng sau là vấn đề mà luật phá sản nước nào cũng phải quan tâm giải quyết. Các chủ nợ luôn luôn có mối quan tâm đặc biệt về vấn đề này vì thứ tự đó ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích chính đáng của họ.

Pháp luật phá sản của nhiều nước trên thế giới đều đặt khoản nợ lương và các trợ cấp liên quan đến BHXH, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và các thỏa thuận khác giữa người sử

dụng lao động là doanh nghiệp phá sản và tập thể người lao động… được ưu tiên thanh toán ở hàng thứ hai sau chi phí phá sản trong số các khoản nợ không có bảo đảm, thậm chí được thanh toán trước các khoản nợ thuế. Kiểu quy định này không chỉ tồn tại ở pháp luật phá sản của các nước như Trung Quốc, Việt Nam, Canada [29, Mục 60]… Tuy nhiên cũng có một số nước, các khoản nợ này phải được thanh toán sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ trả nợ cho nhà nước với mục đích đảm bảo nguồn thu công đủ để duy trì gánh nặng công cộng, trường hợp này đơn cử ở pháp luật phá sản Mỹ.

Luật phá sản Việt Nam chỉ ưu tiên bảo đảm quyền lợi cho hai nhóm chủ nợ là chủ nợ có bảo đảm và người lao động bị nợ lương, trợ cấp và các khoản nợ khác theo hợp đồng lao động, thỏa ước tập thể; ngoài ra không phân biệt ưu tiên cho thành phần kinh tế nào khác.

Thực chất của việc giải quyết phá sản là việc xử lý mối quan hệ về lợi ích tài sản giữa các chủ nợ với con nợ. Để đảm bảo bình ổn xã hội, luật phá sản cố gắng đến mức tối đa bảo vệ quyền lợi cho các chủ nợ, làm sao để khi thanh lý vẫn còn tài sản để thanh toán cho các chủ nợ. Thứ tự về việc phân chia giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp bị phá sản theo pháp luật phá sản Việt Nam hiện hành như sau: chi phí phá sản; nợ lương, trợ cấp thôi việc, BHXH, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết; nợ phát sinh nhằm mục đích phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh; nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước... Như vậy, việc ưu tiên bảo vệ chủ nợ là người lao động thể hiện ở chỗ pháp luật phá sản xếp người lao động vào hàng ưu tiên đứng trên các loại chủ nợ không có bảo đảm kể cả chủ nợ là nhà nước. Điều này đã trở thành nguyên tắc thanh toán các khoản nợ của pháp luật phá sản nhiều nước trên thế giới.

người lao động được thanh toán các khoản nợ sau đây: - Tiền lương

Theo quy định của pháp luật lao động hiện hành, doanh nghiệp phải trả lương cho người lao động trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn. Tiền lương ở đây bao gồm lương cơ bản và các khoản phụ cấp lương, các khoản bổ sung khác có liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động, trừ tiền thưởng, tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ, trợ cấp của người sử dụng lao động không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động... Trong trường hợp doanh nghiệp chậm trả lương quá ba tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán (là căn cứ để người lao động nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp) thì doanh nghiệp ngoài việc thanh toán tiền lương gốc còn phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương, khi ngân hàng nhà nước Việt Nam không quy định trần lãi suất thì được tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng của ngân hàng thương mại, nơi doanh nghiệp, cơ quan mở tài khoản giao dịch thông báo tại thời điểm trả lương.

- Trợ cấp và các quyền lợi khác

Người lao động làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên được hưởng trợ cấp thôi việc, cứ một năm làm việc được hưởng trợ cấp nửa tháng lương và phụ cấp nếu có cùng các quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể.

Nếu doanh nghiệp không đóng hoặc chậm đóng, dẫn đến phát sinh lãi thì doanh nghiệp phải có trách nhiệm bù đắp phần thiếu hụt thời gian đóng BHXH và bồi thường các khoản trợ cấp phát sinh mà lẽ ra trong thời gian đó người lao động đáng ra được hưởng. Cần một chế tài đủ mạnh, bảo đảm tính

khả thi để buộc doanh nghiệp bồi thường quyền lợi cho người lao động. Thế nhưng, việc này luật BHXH vẫn còn bỏ ngỏ.

Luật BHXH 2014 đã quy định rõ hành vi vi phạm pháp luật về BHXH: không đóng BHXH, đóng không đúng thời gian quy định, không đúng mức quy định, đóng không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị “xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường

theo quy định của pháp luật” [19, Điều 122]. Tuy nhiên, bộ luật hình sự lại

không quy định tội danh cụ thể nào liên quan đến BHXH, vì thế việc vận dụng để xử lý hình sự những trường hợp doanh nghiệp trốn đóng BHXH cho người lao động rất khó thực hiện.

Nhà nước không phải không có những biện pháp để xử lý tình trạng nợ lương của doanh nghiệp trước khi những diễn biến xấu trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp có thể xảy ra, điển hình như nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, người lao động có thể yêu cầu thanh tra chuyên ngành về lao động hoặc UBND cấp huyện, nơi doanh nghiệp hoạt động xử lý hành vi vi phạm. Nghị định này có quy định: “phạt tiền người sử dụng lao động có hành vi trả

lương không đúng hạn theo quy định” [3, Điều 13], nhưng việc áp dụng trong

thực tiễn lại không hiệu quả, quy định này rơi vào quên lãng bởi rất ít khi được nhắc đến và mức phạt thì quá ít ỏi so với hành vi vi phạm và hậu quả từ hành vi vi phạm.

Mới đây nhất là Nghị định 05/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động, tuy nhiên để triển khai và đưa vào thực tiễn áp dụng những quy định này còn nhiều điều đáng bàn bởi

chưa có thông tư hướng dẫn triển khai thực hiện ngay tại thời điểm nghị định được ban hành khiến các cơ quan chức năng còn lúng túng khi áp dụng, nhất là về việc quy định trách nhiệm của từng cơ quan cụ thể. Đơn cử như:

Quy định đối với trường hợp doanh nghiệp chậm trả lương, nợ lương sẽ bị xử phạt phải “trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn một tháng do ngân hàng

nhà nước công bố tại thời điểm trả lương” [4, Điều 24]. Có nghĩa là nếu bị

chậm trả lương 15 ngày thì một người lao động có mức lương khoảng 5.000.000 VNĐ chỉ nhận được khoảng 3.000 VNĐ tiền lãi. Số tiền lãi này là quá nhỏ, trong khi hậu quả của việc chậm lương đối với người lao động lại vô cùng lớn.

- Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Trong quá trình giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản, người lao động có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản ra quyết định áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời để buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho mình.

2.2.2. Thực tiễn thực hiện

Trong quá trình thực hiện thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải báo cáo quản tài viên hoặc của doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài

sản “trước khi trả lương cho người lao động” [7]. Điều này chưa có hướng dẫn

cụ thể gây khó khăn và chậm trễ trong việc trả lương cho người lao động trong khi cuộc sống của người lao động chủ yếu dựa vào tiền lương.

Khi thanh lý tài sản, nợ lương, trợ cấp thôi việc, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký được ưu tiên thanh toán ở hàng thứ hai trong các khoản nợ có bảo đảm tuy nhiên, trong nhiều trường

hợp, sau khi thanh toán các khoản nợ có bảo đảm doanh nghiệp thường không còn tài sản thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

Quy định khi xảy ra tình trạng chậm lương, người lao động có quyền có ý kiến, khiếu nại, tố cáo. Trong trường hợp này, người lao động có quyền ủy quyền cho công đoàn cơ sở để đòi quyền lợi cho mình. Nếu người lao động và công đoàn không đòi thì đương nhiên số tiền đó thuộc về doanh nghiệp, còn tiền bị phạt sẽ được bổ sung ngân sách nhà nước. Yêu cầu doanh nghiệp trả lương đã khó thì việc đòi doanh nghiệp phải trả lãi khi chậm lương lại càng không phải là vấn đề đơn giản. Vậy người lao động được gì ngoài việc thực hiện những thủ tục phiền nhiễu, phức tạp rồi đổi lại chỉ để doanh nghiệp thực hiện đúng nghĩa vụ của mình? Thông thường thì người lao động sẽ chờ đợi và hi vọng doanh nghiệp thực hiện đúng nghĩa vụ của mình thay vì nhận được đúng lương của mình nhưng lại có nguy cơ mất việc hoặc những khó khăn bằng cách này hay cách khác mà doanh nghiệp tạo ra khi công đoàn chẳng đủ sức để bảo vệ họ. Bên cạnh đó, đối với những người lao động bị nợ lương tại các doanh nghiệp đã phá sản hoặc đang ở bờ vực phá sản thì việc đòi lương còn khó khăn và lâu dài hơn.

Khi doanh nghiệp nợ lương của người lao động, nếu các cơ quan chức năng làm đúng trách nhiệm, nghiêm khắc thực hiện xử phạt hành vi vi phạm thì có thể được xem là giải pháp giúp người lao động bảo vệ quyền lợi cho mình. Nhưng cần hiểu rằng tính khả thi của các văn bản xử phạt hoàn toàn không cao, bởi việc kiểm tra xử phạt không dễ đặc biệt là đối với những doanh nghiệp nằm chờ phá sản thì biện pháp này chỉ mang tính chất tình thế, tạm thời.

Tình trạng chậm trả lương, nợ lương người lao động tại các doanh nghiệp dưới nhiều hình thức đang diễn ra, nhưng cơ quan chức năng cũng

chưa có một thống kê, tổng hợp cụ thể doanh nghiệp nào nợ lương, nợ bao nhiêu, nợ bao lâu… do đó chưa có những giải pháp cụ thể, phù hợp, chỉ đến khi có những vụ việc lùm xùm, gây hậu quả nặng nề, được báo chí và dư luận đưa tin thì cơ quan chức năng mới vào cuộc. Có thể thấy rằng, sự quan tâm, nắm bắt của các cơ quan chức năng chưa được thực hiện đầy đủ. Trong thời gian qua đã có rất nhiều vụ việc điển hình chẳng hạn như vụ việc tại Công ty liên doanh Lenex.

Vào tháng 4-2012, Công ty Lenex đã “cho gần 50 công nhân tạm ngừng làm việc với mức lương doanh nghiệp phải trả là 2 triệu đồng/người/tháng; hỗ

trợ tiền tìm việc 2 triệu đồng/người” [12] do hoạt động sản xuất kinh doanh

gặp khó khăn. Tuy nhiên sau đó, do không còn hoạt động nên công ty không trả được những khoản này cho người lao động.

Trong suốt khoảng thời gian công ty Lenex nợ lương 15 tháng, Luật phá sản 2004 đang có hiệu lực, tiêu chí xác định doanh nghiệp mất khả năng thanh toán chưa rõ ràng, vì thế người lao động cũng không có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp để buộc doanh nghiệp thanh toán lương cho mình.

Theo phán quyết của TAND thành phố Biên Hòa, công ty phải thi hành án trước cho lao động trực tiếp làm việc tại xưởng 1,4 tỷ đồng. Nhưng mức chi trả cho mỗi lao động chỉ hơn 30% trong tổng số tiền họ được nhận do tài sản của công ty mới chỉ thanh lý được một phần với số tiền là 365 triệu đồng. Sau khi thực hiện bán đấu giá một số tài sản cố định khác của công ty liên doanh Lenex, cơ quan thi hành án sẽ tiếp tục chi trả phần còn lại cho người lao động và những doanh nghiệp mà công ty Lenex còn nợ.

Đa số người lao động đều biết công ty chắc chắn rồi cũng phá sản, nhưng vì chưa được nhận lương trong một thời gian dài nên không ai dám

nghỉ, nhưng càng làm càng bị nợ nhiều. Thực tế, với trường hợp ở công ty Lenex, người lao động cũng thông cảm với tình trạng khó khăn của doanh nghiệp, nhưng nếu không được trả lương, người lao động không bảo đảm được cuộc sống, do đó họ mới phải nhờ pháp luật can thiệp. Chính vì lý do chỉ đến khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán trầm trọng, đi đến phá sản thì người lao động mới lên tiếng để bảo vệ cho quyền lợi của mình mà gây ra khó khăn rất lớn cho chính họ và cho cả các cơ quan chức năng.

Công ty nói trên không chỉ nợ lương mà còn “trốn” đóng BHXH cho người lao động. Trong khi đó, lương tháng của công nhân vẫn bị công ty trích ra để nộp BHXH, họ vẫn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình nên có quyền được hưởng những gì tương ứng với công sức bỏ ra. Còn doanh nghiệp chiếm dụng vốn của người lao động là cố tình làm trái pháp luật thì doanh nghiệp phải bị pháp luật xử lý. Người lao động hoàn toàn không có lỗi trong việc doanh nghiệp trốn đóng BHXH.

Tình trạng này xảy ra hàng loạt ở nhiều tỉnh thành trên cả nước, điển hình như tại Nghệ An, công ty cổ phần Xây dựng cầu đường Nghệ An hiện đang nợ BHXH hơn 3,2 tỷ đồng, 138 lao động vẫn chưa được chốt sổ BHXH. Hàng trăm người lao động phải nghỉ việc, nợ lương nhưng khó có khả năng đòi được; hay như công ty cổ phần Vinaconex 16 hiện đang nợ BHXH hơn 4,7 tỷ đồng, và có hàng trăm lao động đang bị nợ lương, chưa được chốt sổ BHXH [1].

Tương tự như vụ việc tại công ty Liên doanh Lenex, nhiều trường hợp khác liên quan đến việc người lao động không được giải quyết quyền lợi thỏa đáng chẳng hạn như trường hợp tại công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Sao Đại Hùng.

Đại Hùng (trụ sở tại Khu công nghiệp Suối Dầu, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) đã nợ lương của 326 người lao động với tổng số nợ là 4,1 tỉ đồng [23].

Tháng 4-2011, công đoàn công ty Sao Đại Hùng được người lao động ủy quyền đã đại diện làm đơn kiện đòi nợ lương lên TAND tỉnh Khánh Hòa. Tuy nhiên, tòa từ chối thụ lý vì cho rằng đây là vụ kiện tranh chấp cá nhân giữa từng người lao động với chủ sử dụng lao động chứ không phải tranh chấp lao động tập thể nên vụ việc thuộc thẩm quyền của TAND huyện Cam Lâm. Trong khi đó, TAND huyện Cam Lâm thì cho rằng đây là vụ kiện lao động tập thể, thẩm quyền giải quyết thuộc TAND tỉnh Khánh Hòa. TAND tỉnh Khánh Hòa chính là nơi có thẩm quyền giải quyết tiếp vụ kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 34 bộ luật tố tụng dân sự: tòa án cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo đảm quyền của người lao động trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp ở việt nam (Trang 30 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)