Phương hướng hoàn thiện pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo đảm quyền của người lao động trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp ở việt nam (Trang 46 - 50)

3.1.1. Hoàn thiện pháp luật theo hướng dự báo

Đánh giá những tác động có thể xảy ra từ quá trình xây dựng luật, sửa đổi bổ sung các quy định của pháp luật hoặc ban hành chính sách mới nói chung có tác động rất lớn đến việc cải thiện hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước và nền kinh tế. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng luật, ban hành chính sách thì điều này chưa được quan tâm đúng mức. Luật được ban hành nhưng không có khả năng đi vào thực tiễn, ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng đến những đối tượng mà văn bản đó điều chỉnh.

Đánh giá tác động kinh tế - xã hội của một dự án luật chính là một công cụ phân tích chính sách quan trọng thông qua việc cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản làm rõ vấn đề mà luật cần phải giải quyết, nguyên nhân của vấn đề, các giải pháp để giải quyết vấn đề, dự báo tác động của từng phương án và lý do chọn lựa phương án tối ưu. Từ đó văn bản luật được xây dựng phải dự liệu được những trường hợp có thể xảy ra, điều này pháp luật các nước theo truyền thống Civil Law cần học hỏi ở những nước theo hệ thống Common Law tính trừu tượng và khái quát. Có một điều dễ nhận thấy rằng, khi pháp luật càng đi sâu vào quy định chi tiết thì khi áp dụng, tính khả thi không cao, kể cả khi có thể áp dụng thì sức sống của đạo luật đó cũng rất ngắn ngủi.

Đối với vấn đề bảo đảm quyền lợi của người lao động trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, cần nhìn nhận và hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan như luật phá sản, luật lao động, luật

BHXH, luật công đoàn,… Bởi quy định để đảm bảo quyền lợi của người lao động trong tất cả những văn bản này chưa đảm bảo được tính thống nhất cho nên thay vì bảo vệ quyền lợi của người lao động thì pháp luật lại càng gây khó khăn hơn cho họ. Điển hình như trường hợp bất đồng quan điểm giữa hai cơ quan BHXH và TAND tỉnh Khánh Hòa về việc tính lãi BHXH đối với số tiền nợ đọng quỹ BHXH tại công ty FLD đã nêu trên đây, nguyên nhân bởi pháp luật chưa dự liệu được vấn đề này, do đó chưa quy định được phải giải quyết như thế nào và hậu quả là người lao động mãi sau này mới được chốt sổ. Hoặc như trường hợp tại công ty Sao Đại Hùng, quy định của pháp luật chưa rõ ràng việc người lao động cử ban chấp hành công đoàn cơ sở khởi kiện doanh nghiệp thì được coi là tranh chấp tập thể người lao động với doanh nghiệp hay là giữa cá nhân với doanh nghiệp, điều này vừa do pháp luật chưa quy định rõ ràng, chưa lường trước các tình huống có thể xảy ra do đó mà một tranh chấp tưởng chừng có thể giải quyết nhanh chóng nhưng lại kéo dài tới 92 phiên tòa chỉ liên quan đến vấn đề thẩm quyền giải quyết thủ tục phá sản và bảo vệ cho quyền lợi của người lao động…

3.1.2. Hoàn thiện pháp luật phù hợp với yêu cầu hội nhập và điều kiện kinh tế, xã hội của nước ta kiện kinh tế, xã hội của nước ta

Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đang từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tham gia hội nhập sân chơi kinh tế chung của toàn cầu. Như đã nhắc đến ở phần mở đầu, khi là thành viên của thương mại toàn cầu, kinh tế - xã hội nói chung và thị trường lao động nói riêng chắc chắn chịu sự chi phối mạnh mẽ của luật chơi thương mại quốc tế. Doanh nghiệp trong nước chắc chắn sẽ phải cạnh tranh một cách khốc liệt mới có thể giành được chỗ đứng cho mình trên thương trường, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang tiến hành đàm phán để tham gia hiệp định

xuống còn 0% điều này các khiến cho thị trường trong nước biến động mạnh. Pháp luật nói chung và pháp luật phá sản, pháp luật lao động phải được hoàn thiện để phù hợp với yêu cầu của pháp luật và thông lệ quốc tế [11, tr. 19].

Đặt trong tình thế này, nếu pháp luật liên quan không có những biện pháp thích hợp, không được hoàn thiện thì khi các doanh nghiệp yếu kém dẫn tới tình trạng mất khả năng thanh toán và phá sản hàng loạt dẫn tới lực lượng lao động thất nghiệp đông đảo, quyền lợi không được giải quyết sẽ ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đến chính trị - an ninh kinh tế - xã hội.

Đối với các quốc gia có nền kinh tế phát triển, bảo đảm quyền lợi của người lao động trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản là việc rất cần thiết. Thì đối với những nước có nền kinh tế đang phát triển như nước ta, việc bảo đảm quyền lợi của người lao động trong trường hợp đó lại càng cần thiết, nhưng bảo vệ như thế nào lại là một bài toán khó trong diễn biến ngày một phức tạp như hiện nay.

3.1.3. Hoàn thiện pháp luật trên cơ sở dung hòa mối quan hệ giữa

doanh nghiệp và người lao động

Nhiều quan điểm của các doanh nghiệp hiện nay cho rằng pháp luật Việt Nam đặc biệt là pháp luật lao động đang tư duy bảo vệ tuyệt đối cho người lao động và sai lầm ở chỗ duy trì quan niệm cho rằng quyền lợi của doanh nghiệp và người lao động đang ở vị trí đối lập.

Điều này đáng để các nhà lập pháp cân nhắc về việc dung hòa mối quan hệ lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động – doanh nghiệp. Đành rằng để đảm bảo công bằng xã hội, chống phân biệt giàu nghèo và phân biệt các tầng lớp trong xã hội nhất là khi nước ta đang đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, doanh nghiệp phải thực hiện trách nhiệm của mình là đóng BHXH cho người lao động. Nhưng quy định của luật BHXH lại yêu cầu lộ

trình tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc cho người lao động tăng dần lên, điều này gây ra nhiều hệ lụy:

Thứ nhất là tạo gánh nặng chi phí cho người sử dụng lao động, gây bức xúc đối với người sử dụng lao động. Có nhiều cách lý giải cho rằng doanh nghiệp sẽ được khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản tiền đóng BHXH, tuy nhiên, việc khấu trừ này chỉ mang yếu tố kinh tế chứ không mang yếu tố quyền lợi. Nhiều doanh nghiệp lại dùng cách khác để hạn chế mức đóng BHXH bằng cách chia tiền lương của người lao động thành lương cơ bản và phụ cấp rồi đóng BHXH theo tỷ lệ tính trên lương cơ bản, những cách giảm chi phí này được nhiều doanh nghiệp sử dụng, do đó đến luật BHXH 2015 thì mới bắt đầu quy định theo lộ trình đến năm 2018, doanh nghiệp sẽ phải đóng BHXH trên tổng lương và phụ cấp…

Thứ hai, trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệp, áp lực giảm giá thành sản phẩm trong khi chi phí đầu vào (bao gồm cả chi phí nhân sự và BHXH) cũng tăng cao do lạm phát, doanh nghiệp bị ép đủ đường. Doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả, đương nhiên người lao động lại là đối tượng chịu thiệt thòi nhiều mặt, doanh nghiệp mất thanh toán dẫn tới phá sản thì người lao động đồng thời cũng phải đối mặt với nguy cơ bị nợ lương và chế độ, mất việc làm. Vì vậy cần nhận thức đúng, đặt doanh nghiệp và người lao động trong mối quan hệ cộng sinh cùng có lợi bởi hai bên cùng có lợi và cùng chịu thiệt hại.

Thứ ba, luật lao động khi bảo vệ quá mức quyền lợi của người lao động thì đồng thời sẽ tạo sức ỳ lớn ảnh hưởng đến quyền lợi của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp và người lao động vốn có cùng quyền lợi. Cải thiện quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động tại doanh nghiệp nhằm tạo ra sự phân phối bình đẳng và hợp lý, yếu tố quan trọng góp phần xây dựng

quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ là điều cần thiết [21, tr. 20]. Hiện nay, ở nước ta các doanh nghiệp đang đối mặt với nhiều thách thức, trong đó tình trạng xảy ra tranh chấp lao động liên quan đến tiền lương và BHXH có chiều hướng gia tăng, ảnh hưởng tới an ninh, trật tự xã hội và môi trường đầu tư, làm thiệt hại cho người lao động, cho doanh nghiệp và cho cả nền kinh tế. Nguyên nhân chính của tình hình trên chủ yếu là do người sử dụng lao động chưa thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật lao động, chưa quan tâm đúng mức tới quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.

Pháp luật cần khuyến khích thực hiện đối thoại trong doanh nghiệp để chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, từ đó tìm ra sự đồng thuận giữa các bên trong quan hệ lao động, giữa người lao động, mà đại diện là tổ chức công đoàn và người sử dụng lao động, tạo ra sự hợp tác giữa người lao động và người sử dụng lao động, nhờ đó thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo đảm quyền của người lao động trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp ở việt nam (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)