Kiến nghị hoàn thiện pháp luật hiện hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo đảm quyền của người lao động trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp ở việt nam (Trang 50 - 62)

3.2. Các kiến nghị cụ thể

3.2.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật hiện hành

Để bảo đảm quyền lợi của người lao động trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản, pháp luật lao động và pháp luật phá sản Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề chưa giải quyết được về mặt lý luận lẫn áp dụng vào thực tiễn. Nguyên nhân xuất phát từ chỗ pháp luật quy định chưa rõ ràng và không có giá trị đưa vào giải quyết các vụ việc trong thực tế, vì vậy, giải pháp đặt ra là phải hạn chế và thay thế những quy định chưa rõ ràng và phù hợp

Về khái niệm “mất khả năng thanh toán” còn nhiều điểm chưa rõ ràng, chưa đúng bản chất của hiện tượng. Việc quy định “tình trạng mất khả năng thanh toán” xét về mục đích rất có lợi cho việc cứu doanh nghiệp, phòng ngừa phá sản. Nhưng ở Việt Nam, luật phá sản lại chưa làm được điều này.

Tư duy của luật phá sản hiện hành và thống nhất là không có khả năng thanh toán, chứ không phải là không thanh toán. Hầu hết các nước dựa vào “khả năng không thanh toán được khoản nợ đến hạn”, chứ không dựa vào yếu tố không trả nợ đến hạn vì như vậy là xác định trạng thái để mở các thủ tục phá sản quá sớm. Điều này gây bất lợi cho doanh nghiệp, vì không xác định đúng bản chất tình hình tài chính của con nợ nên nếu áp dụng thủ tục phục hồi sẽ gây ra các lãng phí không cần thiết, thời gian kéo dài và có nhiều ảnh hưởng đáng kể đến lợi ích của nhiều bên liên quan, nếu áp dụng thủ tục thanh lý thì quy định này sẽ rất nguy hiểm, dễ tạo ra tình trạng phá sản hàng loạt.

Luật phá sản 2014 quy định “doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn

thanh toán” [20, Điều 4], quy định như vậy là hoàn toàn chưa đúng với bản

chất của hiện tượng mất khả năng thanh toán. Thông thường, khi xác định tình trạng mất khả năng thanh toán, cần xem xét trên cơ sở khách quan về khả năng trả nợ tức là dựa trên vốn và tài sản của con nợ mới xác định được con nợ đó có khả năng trả được nợ hay không chứ không dựa trên ý chí chủ quan của con nợ hay chủ nợ, chúng ta cần định nghĩa mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp không thanh toán được khoản nợ đến hạn, không thanh toán khác với không có khả năng thanh toán. Đánh giá không chính xác sẽ gây ra những thiệt hại không đáng có, thậm chí trong nhiều trường hợp sẽ không ít chủ nợ lợi dụng quy định này để tiến hành các hành vi nhằm trục lợi, làm mất uy tín của doanh nghiệp qua việc mở thủ tục phá sản bởi điều này sẽ quy định

chung là khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, dấu hiệu của nó là mất khả năng thanh toán nợ đến hạn thì bây giờ luật phá sản Việt Nam lại cho phép thực hiện nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ đến hạn.

Hiện nay, để xác định trạng thái của doanh nghiệp “mất khả năng thanh toán” để từ đó tiến hành các thủ tục phá sản có hai phương pháp: một là sử dụng các tiêu chí định lượng; hai là sử dụng các tiêu chí định tính. Dù sử dụng phương pháp nào thì các tiêu chí trên vẫn mang tính chất tương đối, tiêu chí định tính được xác định tương đối ở một khoản tiền được cho là phù hợp như luật phá sản các nước Singapore, Mỹ. Các chỉ tiêu định lượng mặc dù trong khái niệm không nêu cụ thể, song khi xác định vẫn phải dựa trên một số các chỉ tiêu định lượng để xác định chẳng hạn như Trung quốc xác định tương quan giữa tổng các khoản nợ trên tổng tài sản có: “doanh nghiệp không thể trả hết các khoản nợ và tài sản không đủ để trả hết các khoản nợ, hoặc có nguy cơ không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ, các khoản nợ sẽ được

thanh lý theo quy định” [24, Điều 2].

Về người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có quy định: người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng, kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Trong trường hợp doanh nghiệp nợ lương người lao động thì người lao động trở thành chủ nợ và có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản bình đẳng như các chủ nợ khác. Người lao động có thể tự mình hoặc thông qua công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở để nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Nhưng quy định này khá bất cập bởi nếu người lao động

tự mình tham gia nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp nếu hết thời hạn 3 tháng mà không thanh toán lương thì giả sử trong một công ty có thể 300 người lao động nộp 300 đơn và như thế tòa án sẽ giải quyết rất mệt mỏi, chúng ta không có khái niệm gọi là đơn kiện tập thể [13]… như vậy người lao động sẽ có công cụ để gây sức ép có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp sử dụng lao động, thêm vào đó đơn từ nộp tràn lan, tòa án sẽ bị quá tải nhưng cuối cùng tiêu chí không rõ ràng, không giải quyết được. Và bản thân người lao động có thể tự mình nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, nhưng đến hội nghị chủ nợ, suy cho cùng họ lại vẫn phải ủy quyền cho đại diện tham gia, như vậy, trước sau gì họ cũng phải cử đại diện, điều này luật phá sản chưa giải quyết được, và nếu như trực tiếp nộp đơn như vậy thì vai trò của tổ chức công đoàn rõ ràng không hiệu quả. Nên chăng luật phá sản hãy để người lao động ủy quyền cho đại diện tập thể người lao động đứng ra bảo vệ quyền lợi cho mình trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp và những nội dung hướng dẫn cụ thể về vấn đề ủy quyền tham gia, mối quan hệ giữa người lao động và tổ chức công đoàn thì nên để luật lao động, luật công đoàn chịu trách nhiệm.

Về áp dụng thủ tục phục hồi đối với doanh nghiệp bị tòa án tiến hành mở thủ tục phá sản về bản chất là một cơ chế mở mà nhiều nước trên thế giới đặt trọng tâm bởi tính ưu việt của nó, thủ tục phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời giải quyết được nhu cầu việc làm của người lao động và nếu thực hiện tốt có thể cải tạo được tình hình, thanh toán được các khoản nợ đối với chủ nợ, tránh những tiêu cực, bất ổn cho xã hội như phá sản dây chuyền, các tệ nạn xã hội và bản thân doanh nghiệp được tiếp tục tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển, quay lại và đóng góp cho thị trường, phục hưng nền kinh tế [8, tr. 71]. Nhưng hiện nay, tại Việt Nam, thủ tục này gặp nhiều khó khăn. Các quy định của Luật phá sản 2004 và 2014 chưa thực

sự tạo điều kiện đồng thời còn thiếu nhiều các quy định liên quan đến nội dung khiến thủ tục phục hồi thường không có kết quả tốt đẹp.

Trình tự thủ tục phục hồi gồm các bước tiến hành từ nộp đơn, thụ lý đến ra quyết định áp dụng phục hồi tức là để được áp dụng thủ tục phục hồi, đương sự phải trải qua các bước: nộp đơn xin mở thủ tục phá sản; tòa thụ lý đơn và ra quyết định mở thủ tục phá sản; tiến hành họp hội nghị chủ nợ để thông qua đề xuất phục hồi và thông qua dự thảo phương án phục hồi; tòa án công nhận và ra quyết định áp dụng thủ tục phục hồi.

Theo như quy trình trên, thì đương sự dù mong muốn được áp dụng thủ tục phục hồi vẫn phải làm đơn xin mở thủ tục phá sản. Và việc có được áp dụng thủ tục này hay không phải đợi hội nghị chủ nợ thông qua. Như vậy đương sự không có quyền trực tiếp nộp đơn xin mở thủ tục phục hồi, mà gián tiếp thông qua mở thủ tục phá sản.

Trình tự này làm cho cả chủ nợ, con nợ và tòa án rất bị động trong việc lựa chọn thủ tục áp dụng, trong việc xây dựng phương án phục hồi. Từ lúc thụ lý cho đến khi ra quyết định áp dụng phục hồi là một khoảng thời gian khá dài. Việc kéo dài thời gian để áp dụng thủ tục phục hồi chắc chắn ảnh hưởng đến việc thực hiện các biện pháp tổ chức lại kinh doanh để phục hồi, trong khi đó để phục hồi có cơ hội thành công thì yếu tố kịp thời có ý nghĩa rất lớn. Đây là một yếu tố rất quan trọng trong việc phòng ngừa phá sản. Trong khi đó, với sự biến động nhanh chóng của thị trường, nhiều doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong một khoảng thời gian nhất định, nếu thụ lý ngay đơn xin phục hồi thì doanh nghiệp sẽ xác định được thủ tục áp dụng, sẽ tập trung hơn, có nhiều thời gian hơn để xây dựng phương án phục hồi, kịp thời áp dụng nhanh chóng các biện pháp tổ chức lại kinh doanh phù hợp với sự hỗ trợ của các chủ nợ, do đó phương án phục hồi sẽ có khả thi hơn.

Theo kinh nghiệm xây dựng luật phá sản của các nước trên thế giới, để tạo điều kiện thuận lợi rất lớn cho đương sự muốn lựa chọn thủ tục áp dụng ngay từ đầu, tạo nên sự chủ động cho chủ nợ, con nợ và cả tòa án luật phá sản Việt Nam nên tách thủ tục thanh lý và thủ tục phục hồi thành hai thủ tục độc lập, từ quá trình nộp đơn, thụ lý cho đến việc ra quyết định áp dụng. Đồng thời nên xây dựng các lựa chọn để doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký thực hiện, việc quy định các biện pháp có thể tham khảo quy định của một số nước như: luật phá sản Mỹ quy định, con nợ có quyền lựa chọn thủ tục áp dụng theo thủ tục thanh lý hay thủ tục phục hồi; luật phá sản Pháp đưa ra ba thủ tục: thủ tục cứu doanh nghiệp, thủ tục phục hồi hoạt động và thủ tục thanh lý tài sản; luật phá sản Trung Quốc đưa ra ba loại thủ tục để doanh nghiệp lựa chọn đó là thủ tục phục hồi, thủ tục hòa giải và thủ tục thanh toán.

- Hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền liên quan đến quan hệ lao động

Luật lao động quy định như sau: trong trường hợp doanh nghiệp bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, BHXH, BHYT, BHTN và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán. Trước nay, pháp luật lao động vẫn ghi nhận quyền lợi của người lao động khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động, giải thể, phá sản dẫn đến chấm dứt hợp đồng lao động là những trường hợp riêng biệt. có thể thấy rằng, dù là phá sản hay giải thể, hay thậm chí chia tách, sáp nhập, hợp nhất suy cho cùng cũng là chấm dứt sự tồn tại của ít nhất một doanh nghiệp có nghĩa là doanh nghiệp chấm dứt hoạt động về mặt thực tế và sẽ hoàn thành về mặt thủ tục pháp lý khi có những quyết định của các cơ quan có thẩm quyền. Như vậy, luật lao động đâu nhất thiết phải sử dụng các thuật ngữ “chấm dứt hoạt động”, “phá sản”, “giải thể”, thay vào đó nên sử dụng chung là “chấm dứt hoạt động”, chỉ

hợp nhất hay chia tách, cách hiểu sẽ không còn bị nhầm lẫn. Theo cách quy định như luật lao động hiện nay thì khi doanh nghiệp phá sản, người lao động sẽ chỉ được doanh nghiệp thanh toán tiền lương và các chế độ khác nếu thỏa ước lao động, hợp đồng lao động có quy định, còn nếu hợp đồng hay thỏa ước không quy định thì người lao động không được thanh toán chế độ gì ngoài tiền lương. Bởi đối với các trợ cấp như trợ cấp mất việc làm chỉ được áp dụng khi doanh nghiệp thay đổi cơ cấu, công nghệ và lý do kinh tế (thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động; sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp).

Khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản doanh nghiệp thì người lao động cần được nhận trợ cấp thất nghiệp bởi họ đã có một thời gian dài đóng góp công sức cho doanh nghiệp, tất nhiên, ở đây chỉ nhắc đến trường hợp người lao động không được tham gia bảo hiểm thất nghiệp do doanh nghiệp chưa đủ điều kiện đóng bảo hiểm thất nghiệp. Theo hướng dẫn của sở LĐ-TB&XH thì đối với khoảng thời gian người lao động không được tham gia BHTN, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm thanh toán trợ cấp thất nghiệp nếu người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên. Như vậy bộ luật lao động chưa bao quát được tất cả các nội dung, quyền lợi của người lao động nằm rải rác ở luật BHXH, các văn bản hướng dẫn thi hành… luật lao động là luật chung, cần phải ghi nhận một cách đầy đủ và tổng hợp nhất, sau đó mới giao cho các luật chuyên ngành giải quyết những nội dung khác, đồng thời quy định rõ hơn quyền lợi của người lao động trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp.

Thêm vào đó, việc không đóng BHXH đúng quy định là lỗi của doanh nghiệp nhưng người hứng chịu hậu quả lại là người lao động, doanh nghiệp vẫn khấu trừ tiền đóng BHXH từ lương của người lao động nhưng có đóng cho quỹ BHXH hay không thì người lao động cũng không biết được chính xác, luật quy định rõ ràng trách nhiệm mang nộp là của doanh nghiệp chứ

người lao động không được trực tiếp thực hiện, đến khi mọi chuyện vỡ lở, tất cả mới vỡ lẽ, nhiều người lao động không được thanh toán trợ cấp bảo hiểm theo chế độ, đến tuổi nghỉ hưu có nguy cơ không được hưởng lương, bởi doanh nghiệp nợ đọng BHXH thì người lao động không được chốt sổ BHXH, có muốn đóng BHXH tự nguyện để đủ điều kiện hưởng lương hưu cũng không được. Thiết nghĩ luật BHXH nên trao cho người lao động quyền được giám sát hoạt động đóng BHXH cho người lao động của doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp không thực hiện thông báo cho người lao động thì bị xử lý theo những chế tài nhất định.

Về thủ tục xác nhận thời gian đóng BHXH cho người lao động khi doanh nghiệp phá sản, quyết định 1111/QĐ-BHXH ngày 25 tháng 10 năm 2011 quy định trường nếu doanh nghiệp còn nợ tiền đóng BHXH, BHTN với số tiền nợ lớn hơn số tiền phải đóng của một tháng đóng thì đơn vị phải có văn bản cam kết gửi cơ quan BHXH, ghi rõ thời hạn đóng đủ số tiền còn nợ và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Đối với doanh nghiệp thực sự khó khăn nợ BHXH, BHYT nếu Giám đốc doanh nghiệp có văn bản gửi cơ quan BHXH cam kết trả đủ tiền nợ BHXH, BHYT và thực hiện đóng trước BHXH, BHYT đối với người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ BHXH, người lao động thôi việc để giải quyết chế độ BHXH và chốt sổ BHXH thì giám đốc BHXH tỉnh căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, phối hợp với sở LĐ- TB &XH xác nhận thực trạng của doanh nghiệp để giải quyết [22].

Thực tế cho thấy, khi xảy ra những trường hợp như ở Công ty Liên doanh Lenex, cơ quan BHXH không thể xác nhận thời gian đóng BHXH của người lao động. Để tháo gỡ vướng mắc này, sở LĐ-TB &XH đã ra hướng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo đảm quyền của người lao động trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp ở việt nam (Trang 50 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)