Nhóm quyền lợi hậu phá sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo đảm quyền của người lao động trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp ở việt nam (Trang 41 - 44)

2.3.1. Thực trạng pháp luật

Quyền được giải quyết vấn đề việc làm khi doanh nghiệp phá sản. Quyền này vốn không được quy định và thực hiện bắt buộc ở pháp luật phá sản của bất kỳ nước nào, nhưng theo tư duy của pháp luật phá sản hiện đại, đề cao quyền của công dân và theo hướng xây dựng nhà nước, xã hội văn minh trên cơ sở ý thức được tầm quan trọng của việc giải quyết việc làm hậu phá sản doanh nghiệp đối với sự phát triển xã hội mà các nước có quan điểm tiến bộ đều có những chủ trương, chính sách tái sử dụng nguồn lực lao động từ các doanh nghiệp phá sản bằng nhiều phương pháp khác nhau.

Phương pháp đầu tiên phải kể đến khuyến khích doanh nghiệp thực hiện phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh thay vì tuyên bố phá sản doanh nghiệp ngay khi mở thủ tục phá sản, việc này không những có ý nghĩa quan trọng đối với con nợ mà còn là một biện pháp giảm gánh nặng nhu cầu việc làm đối với người lao động. Song song với phương pháp này, nhiều nước cũng xây dựng các chính sách phát triển, đào tạo lại nguồn lực lao động…

Nhà nước, cụ thể là các cơ quan hữu quan đã có sự quan tâm đặc biệt đến việc giải quyết việc làm cho người lao động sau khi doanh nghiệp phá sản, chú trọng đến phát triển nguồn nhân lực. Luật việc làm năm 2013 ra đời đã thể hiện tinh thần trên bằng việc khẳng định các cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về việc làm; tạo việc làm; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên luật việc làm năm 2013 trong thời gian đầu có hiệu lực đã bộc lộ một số khuyết điểm, nhiều thắc mắc của người lao động chưa được giải

quyết kịp thời và thỏa đáng.

Cụ thể là trong quá trình làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp, quy định về việc người thất nghiệp sẽ bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu sau 2 lần từ chối nhận việc do trung tâm dịch vụ việc làm - nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp - giới thiệu mà không có lý do chính đáng đã và đang gây bất lợi cho người lao động: lý do không chính đáng theo quy định tại Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là từ chối nếu việc làm phù hợp với ngành nghề, trình độ của người lao động đã được đào tạo; việc làm mà người lao động đó đã từng làm. Vậy nếu người lao động từ chối 2 lần do việc làm dưới năng lực hay do nơi ở quá xa nơi làm việc, thiếu phương tiện đi lại có được xem là chính đáng không và sẽ được xử lý như thế nào, điều này chưa được các quy định pháp luật giải quyết triệt để.

Theo quy định mới từ luật việc làm 2013, người thất nghiệp sẽ được hỗ trợ tối đa 6 tháng trợ cấp học nghề, nhưng tại một quy định khác trong cùng luật này, người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp mà “đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên” sẽ bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp [18, Điều 53]. Như vậy, người lao động muốn được hưởng trợ cấp thất nghiệp để đi học thì phải tìm những nghề có thời gian học dưới 12 tháng. Thực tế cho thấy đây là quy định chưa thực sự rõ ràng, làm khó cho người lao động, quy định này không chỉ bất cập mà còn cản trở người lao động nâng cao trình độ, làm mất đi ý nghĩa của trợ cấp thất nghiệp.

2.3.2. Thực tiễn thực hiện

Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, về nguyên tắc doanh nghiệp vẫn hoạt động bình thường tức là hợp đồng với người lao động vẫn được duy trì. Doanh nghiệp vẫn được phép tiến hành trả lương cho người lao động

nhưng phải được sự đồng ý của quản tài viên hoặc của doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

Khi doanh nghiệp bị áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh, quyền lợi của người lao động có thể vẫn tiếp tục được duy trì. Suy cho cùng nếu kế hoạch phục hồi này được thực hiện hiệu quả sẽ không chỉ giúp cho doanh nghiệp tiếp tục trụ lại trên thị trường mà còn giảm được gánh nặng mất việc làm cho người lao động.

Trường hợp khác, khi phương án phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không được thông qua, doanh nghiệp bị tuyên bố áp dụng hình thức phá sản và bị thanh lý tài sản thì giải quyết việc làm cho người lao động lại là một vấn đề đáng lo ngại, không thể giải quyết nhanh trong một sớm một chiều.

Với sự quan tâm của nhà nước nhất quán trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động trong pháp luật lao động và pháp luật phá sản, nhiều chính sách đã được thực hiện. Để hỗ trợ người lao động bị mất việc làm, bộ lao động - thương binh và xã hội (bộ LĐ-TB&XH) đã đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng, các cấp ở địa phương thực hiện nhiều giải pháp như: thống kê, khảo sát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng lao động, đặc biệt ở các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ có nguy cơ mất khả năng thanh toán, thực hiện cập nhật và cung cấp các thông tin, các số liệu, thông tin cơ bản về thị trường lao động, đó là: cung - cầu lao động; việc làm; BHXH; bảo hiểm thất nghiệp; triển vọng thị trường, nhu cầu lao động... tại các bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam, việc làm này đã thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách về lĩnh vực lao động xã hội và công chúng.

khích người lao động tự tạo việc làm và thu hút thêm lao động; tăng cường các hoạt động về thông tin thị trường lao động, tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm và cung ứng lao động của các trung tâm giới thiệu việc làm để tạo điều kiện cho người lao động bị mất việc sớm tìm được việc mới; tăng cường các hoạt động dạy nghề và hỗ trợ người lao động học nghề để người mất việc làm có điều kiện học nghề phù hợp. Ngoài ra, người lao động bị mất việc còn được ưu tiên hỗ trợ vay vốn từ quỹ quốc gia về việc làm thuộc chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm.

Những quan tâm tích cực từ các bộ ngành đã phần nào mang lại diễn biến lạc quan và tích cực cho thị trường lao động giữa lúc doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn như hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo đảm quyền của người lao động trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp ở việt nam (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)