Đánh giá chung về thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo đảm quyền của người lao động trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp ở việt nam (Trang 44 - 46)

Có thể nhận thấy rằng vấn đề bảo đảm quyền lợi của người lao động trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp không chỉ chịu sự điều chỉnh của luật phá sản mà còn chịu sự điều chỉnh của pháp luật lao động bởi suy cho cùng, mặc dù với tư cách là chủ nợ không có bảo đảm, người lao động vẫn là một trong các chủ thể của quan hệ pháp luật lao động.

Do chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản và liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp luật nên đảm bảo quyền lợi của người lao động trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn là một vấn đề hết sức nan giải, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, cần sự phối hợp nhuần nhuyễn, thống nhất giữa các quy định pháp luật liên quan, cần sự tham gia của các cơ quan hữu quan,… Trong thực tế áp dụng, có nhiều vấn đề liên quan đến lĩnh vực phá sản, lao động đòi hỏi pháp luật cần đưa ra những lời giải hợp lý nhằm đảm bảo quyền của người lao động trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp.

trường, để những doanh nghiệp khác làm ăn hiệu quả hơn, với khả năng sử dụng nguồn lực của xã hội với hiệu suất cao hơn tồn tại và phát triển, việc phá sản các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ sẽ giúp giải phóng lao động trong các doanh nghiệp đó, người lao động sẽ được phát huy hết khả năng của mình trong một môi trường phát triển lành mạnh khác. Nhưng điều đáng bàn là ở Việt Nam, hiệu quả áp dụng pháp luật phá sản vào thực tiễn không cao, doanh nghiệp “thoi thóp” nằm chờ phá sản, ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động, doanh nghiệp muốn phá sản không phải là chuyện dễ dàng. Đây là một hiện tượng thể hiện sự trì trệ của nền kinh tế.

Bên cạnh lĩnh vực pháp luật phá sản vận hành kém hiệu quả thì các văn bản quy phạm pháp luật về lao động và việc làm còn thiếu tính hệ thống và đồng bộ. Do được thực thi bởi rất nhiều luật và văn bản dưới luật khác nhau có liên quan như bộ luật lao động, luật bảo hiểm xã hội, luật việc làm và các văn bản do Chính phủ, các bộ, ngành ban hành nên quy định pháp luật về việc làm còn manh mún, tản mạn, thiếu thống nhất gây khó khăn cho công tác tập hợp, hệ thống hoá pháp luật cũng như khi cần áp dụng luật phải tìm và vận dụng ở nhiều văn bản khác nhau. Hầu hết các quy định pháp luật cụ thể về việc làm được thể hiện trong các văn bản dưới luật nên tính pháp lý chưa cao, gây nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai; quy định pháp luật về việc làm phản ánh chưa đầy đủ những nhu cầu của xã hội, các chế tài còn chưa đủ độ mạnh cần thiết nên hiệu quả áp dụng không cao. Sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các quan hệ việc làm ngày càng phát triển về số lượng, phong phú và đa dạng về hình thức, cho nên quá trình thực hiện các chính sách, pháp luật về việc làm đã và đang bộc lộ nhiều hạn chế, phát sinh một số vấn đề mới về quan hệ việc làm cần được điều chỉnh trong một văn bản luật thống nhất.

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM BẢO ĐẢM QUYỀN LỢI NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT YÊU CẦU TUYÊN BỐ

PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo đảm quyền của người lao động trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp ở việt nam (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)