2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về giải quyết tố cáo hành chính
2.2.2. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân
Một là: Những hạn chế của hệ thống pháp luật
Luật Tố cáo cần quy định rõ về việc giải quyết cuối cùng và điểm dừng trong giải quyết tố cáo
Luật hiện hành không quy định về điểm dừng trong giải quyết tố cáo. Trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo không giống như giải quyết khiếu nại, vì tố cáo là việc cá nhân báo cho cơ quan có thẩm quyền về những hành vi vi phạm pháp luật và các cơ quan có trách nhiệm thụ lý, giải quyết. Nếu việc giải quyết không khách quan, vi phạm pháp luật hoặc hành vi vi phạm v n tồn tại hoặc không được xem xét giải quyết kịp thời thì tố cáo được tiếp tục xem xét, giải quyết. Do đó, Luật Tố cáo 2018 không quy định về điểm dừng trong giải quyết tố cáo. Tuy nhiên, Luật quy định Thủ tướng Chính phủ, Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng VKSND Tối cao, Ủy ban Thường vụ QH là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo cao nhất nhưng chưa quy định việc chấm dứt giải quyết tiếp đối với trường hợp đã được cơ quan có thẩm quyền cao nhất giải quyết là không phù hợp. Điều này d n tới, trên thực tế, nhiều vụ việc tố cáo đã được cơ quan có thẩm quyền cao nhất giải quyết, nhưng người dân v n tiếp tục tố cáo, d n đến tố cáo kéo dài, gây khó khăn, lúng túng cho các cơ quan nhà nước và gây bất ổn cho xã hội. Không những thế, trên thực tế, có tới 80% đơn thư tố cáo của công dân là tố cáo sai, và việc giải quyết các đơn thư tố cáo sai này rất mất thời gian, ảnh hưởng đến an ninh trật tự của địa phương và cả nước [15]. Chính vì vậy, cần quy định rõ “điểm dừng” của tố
cáo gắn với điểm dừng của thẩm quyền giải quyết tố cáo.
Về thẩm quyền giải quyết
Sự chồng chéo về thẩm quyền giải quyết
Theo quy định về nguyên tắc xác định thẩm quyền trong Luật Tố cáo năm 2018:
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức đó giải quyết.
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó giải quyết.
Mặt khác, theo quy định về thẩm quyền, nguyên tắc giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng và đảng viên tại Quy định số 13-QĐ TW ngày 26 7 2016 của Ban Chấp hành Trung ương Thi hành Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng có ghi:
Tố cáo trong Đảng là việc công dân Việt Nam, đảng viên báo cho tổ chức đảng hoặc cán bộ, đảng viên có trách nhiệm biết về hành vi của tổ chức đảng hoặc đảng viên mà người tố cáo cho là có dấu hiệu vi phạm Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy chế, kết luật của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, xâm phạm quyền và lợi ích của tổ chức hoặc cá nhân.
Ủy ban kiểm tra có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng và đảng viên thuộc phạm vi quản lý của cấp ủy cùng cấp.
Như vậy, có thể thấy sự chồng chéo về mặt thẩm quyền đối với trường hợp công dân vừa có đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức là đảng viên với cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết tố cáo và vừa có đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ,
công chức, viên chức đó với ủy ban kiểm tra cùng cấp với cấp ủy đang quản lý người bị tố cáo. Bởi lẽ, cả cơ quan hành chính nhà nước và cả ủy ban kiểm tra đều có thẩm quyền giải quyết hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức là đảng viên thuộc phạm vi quản lý của cấp ủy.
Thực tế áp dụng pháp luật cho thấy, khi trường hợp trên xảy ra các cơ quan nhận được đơn tố cáo thường lúng túng khi không phân định được rạch ròi việc giải quyết tố cáo thuộc trách nhiệm của cơ quan nào. D n đến tình trạng đùn đẩy, né tránh việc giải quyết tố cáo, gây chậm chễ khi đưa ra quyết định thụ lý hay không thụ lý nội dung tố cáo của công dân, làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền của người tố cáo và ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình giải quyết tố cáo.
Chưa quy định về thẩm quyền giải quyết trong giai đoạn chuyển tiếp khi người bị tố cáo thay đổi vị trí công tác
Thực tiễn áp dụng pháp luật cho thấy nhiều trường hợp công dân có đơn tố cáo cán bộ, công chức, viên chức gửi đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo. hi cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo đang xem xét, giải quyết nội dung tố cáo thì người bị tố cáo chuyển vị trí công tác. Pháp luật tố cáo hiện hành chưa có quy định cụ thể đối với trường hợp này vì vậy các cơ quan thường rất khó khăn khi gặp phải trường hợp nêu trên. Cơ quan đang xem xét giải quyết tố cáo tiếp tục quá trình giải quyết tố cáo hay chuyển vụ việc cho cơ quan mới có thẩm quyền giải quyết tố cáo để tiếp tục thực hiện việc giải quyết tố cáo. Đây chính là một vướng mắc thực tiễn khi áp dụng pháp luật tố cáo mà rất nhiều cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo gặp phải.
Về chế định bảo vệ người tố cáo
Một trong những thành tựu nổi bật, đáng được ghi nhận của Luật Tố cáo năm 2018 chính là bổ sung những quy định quan trong về bảo vệ người tố cáo. Tuy nhiên, chế định bảo vệ người tố cáo v n chưa thật sự rõ ràng, gây
khó khăn cho các cơ quan có thẩm quyền bảo vệ khi nhận được yêu cầu bảo vệ của người tố cáo. Cụ thể:
Quy định một cách chung chung về điều kiện được áp dụng các biện pháp bảo vệ, chưa phân định các cấp độ bảo vệ cần thiết theo yêu cầu bảo vệ cụ thể. Trong Luật Tố cáo năm 2018 sử dụng từ ngữ “xét thấy đề nghị bảo vệ có căn cứ, có tính xác thực” cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định các biện pháp bảo vệ. Vậy như thế nào được coi là “có căn cứ, có tính xác thực”, định nghĩa này gây khó khăn cho các cơ quan có thẩm quyền khi xác minh thông tin về đề nghị áp dụng các biện pháp bảo vệ và quyết định có hay không áp dụng các biện pháp bảo vệ đối với người tố cáo.
Pháp luật tố cáo hiện hành chưa đưa ra được nguyên tắc xác định thời điểm mà người tố cáo bắt đầu được bảo vệ; không xác định được nhu cầu bảo vệ người tố cáo trong từng giai đoạn; chưa phân tách các giai đoạn bảo vệ người tố cáo với các yêu cầu bảo vệ khác nhau làm cơ sở cho sự phân công lực lượng bảo vệ và xác định phương pháp nghiệp vụ và điều kiện bảo vệ.
Ngoài ra, các biểu m u văn bản đối với việc bảo vệ người tố cáo chưa được quy định cụ thể tại Nghị định 31 2019 NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo. Không có m u đơn yêu cầu bảo vệ, không có m u quyết định áp dụng, thay đổi, bổ sung, chấm dứt việc áp dụng các biện pháp bảo vệ. Điều này gây khó khăn không nhỏ cho các cơ quan có thẩm quyền và người có yêu cầu bảo vệ trong quá trình thực hiện chế định bảo vệ người tố cáo. Đồng thời, dễ gây ra sự không thống nhất trong quá trình xây dựng các văn bản để thực hiện chế định bảo vệ người tố cáo.
Hai là: Hạn chế trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo
- Công tác tiếp công dân ở một số nơi thuộc cấp xã chưa được quan tâm tổ chức thực hiện tốt, chưa gắn công tác tiếp công dân với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; việc thực hiện đề án đổi mới công tác tiếp công dân còn
chậm; chất lượng công tác tiếp công dân chưa cao; trang thiết bị bố trí phục vụ cho hoạt động tiếp công dân chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.
- Một số nơi chưa thực sự quan tâm đến việc chỉ đạo giải quyết và giải quyết tố cáo, chưa nắm hết các vụ việc thuộc thẩm quyền; nhiều vụ việc đã được thẩm tra, xác minh có kết quả nhưng chậm ban hành quyết định, kết luận, văn bản giải quyết theo quy định; việc tổ chức thực hiện các quyết định, kết luận giải quyết đã có hiệu lực pháp luật ở một số vụ việc cụ thể còn chậm, chưa kịp thời d n đến người khiếu nại, tố cáo tiếp tục gửi đơn hoặc đến trụ sở Tiếp dân của thành phố, trung ương…
- Một số vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp xã, thị xã nhưng chậm trễ trong việc chỉ đạo giải quyết, d n đến công dân tiếp tục gửi đơn có thái độ bức xúc, hoặc chuyển sang tố cáo người có trách nhiệm giải quyết cố tình bao che, không chấp hành thực hiện các quy định của Luật tố cáo.
Ba là: Trong phân loại, xử lý, giải quyết tố cáo
Việc xử lý đơn thư, xác định nội dung và thẩm quyền giải quyết nhất là cấp xã còn yếu; chất lượng thẩm tra xác minh, thu thập chứng cứ, đề xuất biện pháp giải quyết với cấp có thẩm quyền có việc còn hạn chế. Trong công tác giải quyết tố cáo thì việc tổ chức đối thoại với công dân còn hạn chế, kết luận trả lời còn chung, thái độ còn né tránh, đùn đẩy lên cấp trên giải quyết, không dám nhận sai và sửa sai; công dân bị xâm hại quyền lợi chính đáng khi đề nghị chính quyền giải quyết thì có thái độ thờ ơ, chần chừ làm giảm lòng tin trong dân, d n đến bức xúc trong dân và đơn thư vượt cấp.
Trình độ dân trí ngày càng được nâng cao, người dân ngày càng biết và nhận thức rõ các quyền, nghĩa vụ của mình. Họ đã có ý thức tự bảo vệ quyền, lợi ích của mình, bảo vệ quyền lợi ích của nhà nước và những người xung quanh. Do đó, lượng đơn thư tố cáo phát sinh hàng năm có xu hướng tăng với nhiều nội dung phức tạp. Trong khi đó, lực lượng chính tham mưu giải quyết
đơn thư tố cáo trên địa bàn thị xã là Thanh tra thị xã với chỉ tiêu biên chế không nhiều, chưa đáp ứng được nhu cầu của công việc (07 chỉ tiêu trong đó có 03 Lãnh đạo, 04 chuyên viên thanh tra). Bên cạnh đó là các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã cũng tham gia tham mưu giải quyết tố cáo tuy nhiên những cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan chuyên môn lại tham gia giải quyết các vụ việc tố cáo với trình độ, năng lực chuyên môn còn hạn chế, k năng, kinh nghiệm trong giải quyết tố cáo gần như không có hoặc nếu có thì rất ít.
Bốn là: Tính khả thi của các quyết định, kết luận giải quyết vụ việc chưa cao
Nhiều vụ việc tố cáo đã được cấp có thẩm quyền ban hành quyết định, kết luận giải quyết, tuy nhiên trên thực tế v n không thực hiện được các quyết định, kết luận này do không đảm bảo tính khả thi, d n đến khó khăn trong khâu thực hiện các quyết định, kết luận giải quyết khiếu nại, tố cáo đã có hiệu lực pháp luật trên địa bàn thị xã.
Năm là: Trình độ, năng lực của cán bộ tiếp công dân, giải quyết, tố cáo vẫn còn nhiều hạn chế
Một phần không nhỏ các cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, giải quyết tố cáo hiện nay trình độ, năng lực còn yếu, chưa đều, chưa có kinh nghiệm, k năng, chưa nắm chắc quy trình giải quyết. Tiếp công dân, giải quyết tố cáo là công việc thường xuyên phải tiếp xúc với công dân đang có bức xúc, và giải quyết những vấn đề mặt trái của xã hội do đó đòi hỏi người thực hiện nó phải có trình độ chuyên môn, năng lực, kinh nghiệm phù hợp nhất định. Giải quyết tố cáo gắn liền với trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan (trách nhiệm của người tố cáo, người giải quyết tố cáo và người bị tố cáo do đó trình độ, năng lực chuyên môn, kinh nghiệm là một trong những đòi hỏi hàng đầu được chú trọng.
Tiểu kết chƣơng 2
Đất nước ta đang trong xu thế hội nhập, quá trình phát triển đất nước ngày càng nhanh, Đảng và Nhà nước luôn thúc đẩy, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, khuyến khích nhân dân tham gia vào hoạt động quản lý Nhà nước. Thực hiện quyền tố cáo là một biện pháp hữu hiệu giúp nhân dân giám sát các hoạt động quản lý nhà nước, hoạt động công vụ của cán bộ, công chức, viên chức; đồng thời là biện pháp giúp phòng, chống tham nhũng hiệu quả.
Qua việc thực hiện nhiệm vụ giải quyết tố cáo 5 năm, UBND thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội, luôn phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, giải quyết tố cáo kịp thời, chính xác, khách quan, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và thời hạn theo quy định pháp luật, không để xảy ra trường hợp bỏ xót tố cáo, không giải quyết tố cáo, kết luận sai nội dung tố cáo. Công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động giải quyết tố cáo cũng được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả.
Mặc dù vậy, việc thực hiện giải quyết tố cáo của UBND thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội trong thời gian qua cũng còn những hạn chế nhất định. Những hạn chế này do những nguyên nhân khách quan, chủ quan khác nhau, song đều cần được giải quyết trong thời gian tới.
Chƣơng 3
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TỐ CÁO HÀNH CHÍNH
TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ SƠN TÂY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI