Các giải pháp về tổ chức và thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về giải quyết tố cáo hành chính qua thực tiễn UBND thị xã sơn tây thành phố hà nội (Trang 72 - 89)

3.2. Những giải pháp nâng cao hiệu quả THPL về giải quyết tố cáo

3.2.2. Các giải pháp về tổ chức và thực hiện

3.2.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng và chính quyền trong hoạt động giải quyết tố cáo của công dân

Thị ủy, UBND thị xã Sơn Tây và các cơ quan chức năng trong thị xã Sơn Tây trước tiên cần phải chỉ đạo chặt chẽ của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và sự ủng hộ, giúp đỡ của các tổ chức, đoàn thể xã hội trên cơ sở đó kết luận đúng, sai, rõ ràng, xử lý kịp thời các sai phạm. Việc kết luận, kiến nghị xử lý cần bám sát chính sách, pháp luật của Nhà nước với tình hình thực tế của địa phương.

Tập trung chỉ đạo giải quyết kịp thời, dứt điểm các vụ việc tố cáo ngay từ khi phát sinh tại cơ sở, nhất là những vụ việc tố cáo phức tạp, tồn đọng kéo dài để đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn. UBND thị xã chỉ đạo các cấp, các ngành trong thị xã rà soát lại những vụ việc tồn đọng, phức tạp, cần phân tích rõ nguyên nhân d n đến tố cáo và đề ra biện pháp xử lý dứt điểm, có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất.

Huy động các cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực, khách quan, công tâm đi kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị trực thuộc giải quyết dứt điểm các vụ tố cáo phức tạp, kéo dài. Đối với các vụ phức tạp phải tiến hành thanh tra, kết luận rõ ràng, đúng, sai các nội dung tố cáo để xử lý. Tổ chức các hội nghị tư vấn, mời các cơ quan chuyên trách bàn bạc, cho ý kiến giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.

Tổ chức các lực lượng, tổ công tác liên ngành đi kiểm tra, đôn đốc, phải giải quyết tại ch ; Khi kiểm tra, đôn đốc phải rà soát từng vụ, việc, cùng nội dung, trách nhiệm, thẩm quyền, xác định thời gian hoàn thành. Những vụ việc chậm trễ phải quy trách nhiệm cá nhân. Tăng cường kiểm tra, thanh tra ở những lĩnh vực có nhiều tố cáo như đất đai, tài chính ngân sách, đầu tư xây dựng cơ bản, thực hiện chính sách xã hội nhằm hạn chế sự vi phạm.

Kịp thời ban hành các quyết định xử lý tố cáo ngay sau khi có văn bản kết luận. Tổ chức thực hiện nghiêm túc các quyết định xử lý tố cáo có hiệu lực pháp luật. Xử lý nghiêm khắc những cán bộ, công chức vi phạm pháp luật gây thiệt hại tới quyền, lợi ích hợp pháp của công dân và làm ảnh hưởng tới uy tín của Nhà nước, việc xử lý phải có tình, có lý, được nhân dân ủng hộ, phải thận trọng, đúng pháp luật không để oan sai. Xử lý thích hợp với người lợi dụng dân chủ, lợi dụng quyền tố cáo để vu khống cho người khác, kích động, gây rối trật tự công cộng, ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước.

Thủ trưởng các cấp, các ngành đề cao trách nhiệm trong việc giải quyết tố cáo thuộc thẩm quyền của mình và phải chịu trách nhiệm đối với những vụ việc tố cáo phức tạp, vượt cấp xảy ra ở ngành mình, cấp mình.

Củng cố, tăng cường công tác giải quyết tố cáo ở cấp huyện, đặc biệt là cấp xã bao gồm: Năng lực giải quyết vận động thuyết phục nhân dân hiểu biết pháp luật, hạn chế việc tố cáo vượt cấp. Các cấp uỷ Đảng và chính quyền phải chủ động và trực tiếp lãnh đạo công tác này, nhưng việc phức tạp thì í thư cấp uỷ và Chủ tịch UBND trực tiếp phụ trách. Vụ việc xảy ra ở nơi nào thì tổ chức đảng và chính quyền nơi đó phải có trách nhiệm chủ động giải quyết, cấp trên chỉ kiểm tra, chỉ đạo thường xuyên nhưng không làm thay.

Chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại trong công tác tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý đơn thư theo đúng thẩm quyền. Trước mắt, củng cố, kiện toàn phòng tiếp công dân, đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp công dân nhất là ở cấp cơ sở, lãnh đạo các cấp, các ngành phải tiếp công dân theo đúng quy định của luật, tiếp công dân phải kết hợp với biện pháp giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền đối với nhân dân.

3.2.2.2. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật tố cáo đối v i cán bộ, công chức và nhân dân

Mục đích tăng cường pháp chế XHCN, đảm bảo cho mọi người sống và làm việc theo pháp luật. Đây là yêu cầu quan trọng và mang ý nghĩa chính trị sâu sắc nhằm xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN.

Thực tế thời gian qua cho thấy, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc giải quyết tố cáo của công dân nhưng chất lượng của công việc này còn nhiều hạn chế, việc xử lý đơn thư chưa kịp thời, nhiều vụ, việc đã được giải quyết đúng chính sách, pháp luật nhưng việc thi hành thì lại không nghiêm. Các nguyên nhân của tồn tại đó có nhiều song nguyên nhân sâu xa của nó là do ý thức pháp luật của không ít cán bộ, công chức và nhân dân còn thấp. Nhiều vụ việc tố cáo bị né tránh, đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan nhà nước kéo dài nhiều năm không được dứt điểm. Về phía người đi tố cáo cũng không ít trường hợp đã được cấp có thẩm quyền giải quyết ra quyết định cuối cùng, đúng chính sách, pháp luật nhưng do nhận thức không đầy đủ nên v n cố tình tiếp tục tố cáo lên cấp trên gây khó khăn cho cơ quan nhà nước. Vì vậy, nâng cao ý thức pháp luật trong việc THPL tố cáo là yếu tố quan trọng, sau khi pháp luật được Nhà nước ban hành thì vấn đề đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật nói chung trong đó có pháp luật về tố cáo trước hết phải nhằm vào đội ngũ cán bộ công chức Nhà nước; Chính họ là tấm gương phản ánh sinh động ý thức pháp luật trong thực hiện và áp dụng pháp luật, điều đó sẽ có tác động mạnh mẽ, sâu sắc tới tư tưởng tình cảm pháp luật của công dân tạo nên niềm tin tưởng của công dân đối với sự nghiêm minh, công bằng của pháp luật. Một nhu cầu thiết yếu đặt ra cần tăng cường mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Mặt khác, phải nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân.Trước hết khắc phục một nhận thức hay một khuynh hướng tồn tại khá lâu dài là việc "tuyệt đối hoá" vai trò của Nhà nước - người ta cảm thấy dường như chỉ Nhà nước mới có quyền, nhà nước luôn luôn đúng, còn công dân thì chỉ có nghĩa vụ khi có sự vi phạm trong mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân thì hầu như kết cục công dân là người thua thiệt, còn cơ quan nhà nước hầu như chẳng phải chịu trách nhiệm gì. Trong những năm đổi mới vừa qua, khuynh hướng đó đã và đang dần được khắc phục.

Về ý thức pháp luật của nhân dân nhìn chung còn thấp chưa tương ứng với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật chính do thiếu hiểu biết pháp luật mà người dân thờ ơ với pháp luật và cũng không tin tưởng vào khả năng của pháp luật, khi có tố cáo thì hoài nghi việc giải quyết tố cáo của cơ quan nhà nước. Vì vậy, nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân trước hết phải coi trọng phương pháp tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đối với mọi tầng lớp nhân dân. Tránh việc sử dụng các biện pháp mệnh lệnh hành chính cứng nhắc, vội vàng, áp đặt. UBND thị xã cần giao cho các ngành thanh tra, tư pháp, văn hoá, thông tin và các phương tiện thông tin đại chúng tiếp tục tuyên truyền pháp luật tố cáo (Chú ý mở rộng các dịch vụ tư vấn pháp luật cho công dân) với nhiều hình thức phong phú, sinh động có hiệu quả thiết thực để giúp công dân nắm vững và thực hiện tốt quyền tố cáo của mình. Giao phòng Tư pháp phối hợp với phòng Văn hóa, thông tin tổ chức các Hội nghị tuyên truyền pháp luật cho nhân dân, đặc biệt là Luật Tố cáo và các văn bản hướng d n thi hành. Ngoài ra, tổ chức các buổi tuyên truyền Luật và tư vấn pháp luật lưu động ở các phường, xã, các thôn tổ dân phố trên địa bàn thị xã. Tổ chức các Hội thi tìm hiểu pháp luật để thông qua đó nâng cao nhận thức pháp luật của nhân dân địa phương. Thông qua các buổi sinh hoạt Câu lạc bộ để lồng ghép nội dung tuyên truyền pháp luật....

Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật nói chung và tố cáo nói riêng chính là góp phần tích cực vào việc giải quyết tốt các tố cáo của công dân, đảm bảo trên thực tế việc thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, phát huy dân chủ XHCN.

3.2.2.3. Đổi m i và nâng cao chất lượng công tác tiếp công dân, phân loại, xử l đơn thư

Tiếp công dân là một yêu cầu cần thiết của công tác quản lý, có ý nghĩa chính trị xã hội to lớn. Đây là một phương thức phát huy quyền dân chủ trực tiếp của công dân, là một kênh thông tin quan trọng để cơ quan QLNN thu nhận kiến nghị và thông tin phản hồi về sự phù hợp của cơ chế, chính sách, sự vận hành của tổ chức bộ máy. Hơn nữa, việc tiếp công dân là xuất phát từ bản chất của Nhà nước ta, từ sự phối hợp cơ chế quản lý và giám sát, kiểm tra hoạt động quản lý. Pháp luật Nhà nước ta đã quy định các cơ quan nhà nước theo thẩm quyền của mình phải tổ chức việc tiếp công dân để nhận kiến nghị, phản ánh và khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác quản lý của mình. Trên cơ sở những quy định của Luật tố cáo và Luật tiếp công dân, từ đó công tác tổ chức tiếp công dân đã được củng cố về cơ sở vật chất, tăng cường về đội ngũ, chú trọng nâng cao chất lượng, một số nơi bố trí nơi tiếp công dân khang trang, thuận tiện. Việc tiếp công dân theo định kỳ của thủ trưởng các cơ quan nhà nước đi vào nề nếp, có hiệu quả thiết thực.

Tuy nhiên, từ thực tế tiếp công dân cho thấy việc tiếp công dân theo thẩm quyền, định kỳ của thủ trưởng các cơ quan, đơn vị mặc dù bước đầu đã đi vào nề nếp nhưng còn vướng mắc, chưa phân định vụ việc tiếp định kỳ với việc tiếp thường xuyên của cán bộ nghiệp vụ. Hiện tượng quá tải tại buổi tiếp dân theo định kỳ của Lãnh đạo Thị ủy và UBND, đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân là hiện tượng phổ biến, điều này xuất phát từ tâm lý của người dân đi tố cáo thiếu tin tưởng vào việc giải quyết của cấp cơ sở. Để nâng

cao chất lượng việc tiếp công dân của thủ trưởng các cấp, các ngành cần phải xác lập quy trình nghiệp vụ chặt chẽ, xác lập mối quan hệ giữa tiếp công dân theo định kỳ với tiếp công dân thường xuyên, việc tiếp công dân để giải quyết vụ, việc thuộc chức năng của thủ trưởng các đơn vị trực thuộc.

Công tác hướng d n công dân có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giải quyết tố cáo. Cán bộ, công chức thực hiện công tác tiếp dân cần có năng lực nghiệp vụ chuyên môn và am hiểu sâu sắc pháp luật hiện hành, nắm rõ thẩm quyền giải quyết đơn thư của cơ quan, đơn vị mình. Đồng thời, cán bộ, công chức tiếp công dân cần có điều kiện tiếp cận nguồn thông tin hồ sơ vụ việc từ việc tiếp công dân, giải quyết đơn thư các cấp và thiết lập sự liên hệ giữa các bộ phận tiếp công dân ở các cấp. Trên thực tế nhiều công dân gửi đơn tố cáo tới nhiều cơ quan, đơn vị, đôi khi cùng một vụ việc nhưng được trả lời hướng d n khác nhau. Hiện tượng trùng lặp trong thống kê, không thống nhất trong hướng d n xử lý, do vậy để từng bước đưa việc quản lý nguồn thông tin vào quy trình, có những quy định về phối hợp nguồn thông tin theo cả chiều ngang và chiều dọc trong việc tiếp công dân. Trong điều kiện cho phép có thể nghiên cứu thí điểm mô hình tổ chức quản lý thông tin tiếp công dân về một nơi thống nhất trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ thông tin. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia trên môi trường mạng về hồ sơ các vụ việc khiếu nại, tố cáo. Cho phép cán bộ, công chức Tiếp công dân truy cập theo một tài khoản để tra cứu hồ sơ vụ việc theo thẩm quyền. Từ đó, hướng d n công dân thực hiện quyền tố cáo theo đúng quy định của pháp luật. Tránh việc giải quyết lại nhiều lần đối với vụ việc đã được giải quyết đúng thủ tục, trình tự, thẩm quyền.

Trên thực tế, việc đơn thư có nhiều nội dung đang ngày càng trở nên phổ biến như: đơn vừa có nội dung khiếu nại, vừa có nội dung tố cáo hoặc vừa có nội dung tố cáo vừa có nội dung kiến nghị, phản ánh. Theo Luật Tiếp

công dân 2013, trách nhiệm của cán bộ, công chức tiếp công dân phải hướng d n công dân viết thành đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh riêng. Đa phần các vụ việc đơn thư có nhiều nội dung thường đến từ việc công dân thiếu am hiểu pháp luật, vụ việc đã được khiếu nại hoặc kiến nghị phản ánh đã được giải quyết hết thẩm quyền theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định. Nhưng vì nhu cầu muốn được xem xét lại vụ việc nên họ có xu hướng tố cáo người đã ký Quyết định giải quyết khiếu nại hoặc người ký văn bản trả lời đơn kiến nghị, phản ánh. Trong trường hợp này, vai trò của cán bộ tiếp dân vô cùng quan trọng trong việc hướng d n, giải thích cho công dân về các nghĩa vụ và trách nhiệm của người tố cáo. Đồng thời, kiên quyết từ chối tiếp nhận đơn của người tố cáo về vụ việc đã giải quyết đúng chính sách, pháp luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản và đã được tiếp, giải thích, hướng d n nhưng v n cố tình tố cáo kéo dài.

Bên cạnh đó, việc thực hiện tốt công tác phân loại, xử lý bước đầu đơn thư sẽ giúp giảm tải cho các cơ quan hành chính trong việc giải quyết tố cáo hành chính, đồng thời giúp cho người tố cáo tiết kiệm được thời gian và công sức.

Tiếp công dân là một hoạt động mang tính nghiệp vụ tổng hợp. Cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân không chỉ phải có kiến thức cơ bản về pháp luật, về quản lý hành chính nhà nước mà còn về tâm lý xã hội. Thêm vào đó cán bộ tiếp dân có khả năng giao tiếp tốt sẽ thuận lợi cho công việc, ngay từ khi tiếp xúc ban đầu giúp cho công dân giải toả được ức chế tâm lý. Do vậy, cần thiết phải bố trí biên chế ổn định, tuyển chọn, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, cập nhật kiến thức thường xuyên, có chính sách chế độ thống nhất, phù hợp cho đội ngũ những người làm công tác tiếp dân.

Các ngành, các cấp thực hiện đúng pháp luật về tổ chức thu thập ý kiến của công dân, kịp thời giải quyết các vướng mắc trong nhân dân theo đúng

pháp luật; phân công cán bộ tiếp công dân có năng lực, xử lý đơn đúng thẩm quyền quy định. Bố trí tiếp công dân ngay tại cơ sở đối với những vụ tố cáo đông người, tăng cường đối thoại với nhân dân. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, đôn đốc chung và đôn đốc từng vụ việc ở các cấp. Những nơi nhận được sự hướng d n, chỉ d n của các trụ sở tiếp công dân phải xem xét kịp thời báo cáo lại kết quả giải quyết cho trụ sở tiếp công dân biết.

Phối hợp với các cơ quan công an để có biện pháp xử lý các trường hợp công dân cố tình đeo bám trụ sở, nhằm đảm bảo an toàn cho trụ sở tiếp công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về giải quyết tố cáo hành chính qua thực tiễn UBND thị xã sơn tây thành phố hà nội (Trang 72 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)