3.1. Quan điểm về nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về giả
3.1.1. Nâng cao hiệu quả THPL pháp luật về tố cáo hành chính và giả
giải quyết tố cáo hành chính phải bảo đảm cho công dân có quyền tố cáo
Giải quyết tố cáo hành chính là vấn đề mang tính xã hội, gắn liền với hoạt động của Nhà nước. Tố cáo chính là việc Nhà nước bảo đảm cho công dân thể hiện ý thức và trách nhiệm trước các hành vi vi phạm pháp luật diễn ra trong đời sống xã hội có thể hoặc không liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của những cá nhân cụ thể. Hiến pháp năm 1992 đã ghi nhận tất cả các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, bao gồm các quyền chính trị, tự do cá nhân, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tự do kinh doanh, tự do đi lại... và quyền khiếu nại, tố cáo, không phân biệt nam nữ, mọi người đều có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình. Như vậy, Nhà nước ta tạo cho công dân những khả năng rộng rãi để tự do bày tỏ nguyện vọng và trình bày những ý kiến của mình về những vần đề xã hội và kiên quyết ngăn chặn bất kỳ âm mưu nào xâm phạm hoặc lạm dụng các quyền đó nhằm gây mất ổn định an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội, làm tổn hại đến chế độ xã hội. Trong các văn kiện của Đảng, việc bảo đảm các quyền của công dân cũng luôn là vấn đề được quan tâm, coi trọng. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI chỉ rõ: Cùng với việc chăm lo đời sống nhân dân, các cơ quan nhà nước phải tôn trọng và đảm bảo những quyền công dân mà Hiến pháp đã quy định…thi hành những biện pháp có hiệu lực trừ diệt các tệ hối lộ, cửa quyền, loại bỏ
và nghiêm trị những phần tử biến chất lợi dụng danh nghĩa Đảng và chính quyền để đục khoét nhân dân, áp bức quần chúng… phát hiện và xử lý kịp thời những vụ vi phạm quyền công dân [19, tr.112-113].
Trong Báo cáo về dự thảo Hiến pháp sửa đổi ngày 18 tháng 12 năm 1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nêu rõ: Nhà nước phải "Đảm bảo mọi quyền lợi của nhân dân, mở rộng dân chủ để nhân dân thật sự tham gia QLNN… nhà nư c chẳng những công nhận những quyền lợi của công dân mà còn đảm bảo những điều kiện vật chất cần thiết để cho công dân thật sự được hưởng các quyền lợi đó". Nghiên cứu hệ thống các quyền và nghĩa vụ của công dân được xác định trong Hiến pháp năm 2013 và các văn bản pháp luật cũng cho thấy, quyền tố cáo chiếm vị trí hết sức quan trọng, trong đó công dân có quyền tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào. Việc Hiến pháp ghi nhận quyền tố cáo là một trong các quyền cơ bản của công dân đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác của công dân, tăng cường sự giám sát của nhân dân đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang và những người làm việc trong các cơ quan, tổ chức đó, góp phần xây dựng mối quan hệ đúng đắn giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Từ quan điểm của Đảng, Nhà nước và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho thấy, quyền tố cáo là một trong những quyền quan trọng, có tính chất chính trị và pháp lý của công dân. Nó thể hiện phương thức nhân dân tham gia vào hoạt động QLNN, quản lý xã hội, thể hiện ưu điểm của dân chủ XHCN. Đảng và Nhà nước ta cũng xác định giải quyết có hiệu quả các tố cáo cũng chính là đã đảm bảo cho công dân thực hiện quyền tố cáo, góp phần củng cố lòng tin của nhân dân dân vào Đảng và Nhà nước, nhất là trong giai
đoạn hiện nay khi mà các nước XHCN đang trải qua thời kỳ khó khăn, chúng ta đang tiến hành đổi mới với quan điểm dân chủ và công khai hóa.
Quyền tố cáo của công dân là quyền hiến định được ghi nhận tại Hiến pháp năm 2013 của nước ta và được cụ thể hóa bằng Luật tố cáo năm 2018. Đây là bước tiến mới trong quan hệ bình đẳng hai chiều về quyền giữa cơ quan công quyền và người dân, phát huy quyền lực nhân dân, làm cho nền hành chính nhà nước gắn bó với nhân dân hơn, phục vụ nhân dân tốt hơn, đồng thời công dân cũng thật sự được thực hiện quyền kiểm tra, giám sát các hoạt động công vụ của các cơ quan nhà nước, góp phần hạn chế tiêu cực, tham nhũng trong bộ máy nhà nước, hoàn thiện nền hành chính trên cả 3 phương diện thể chế điều hành, cơ cấu tổ chức và cán bộ. Từ khi có Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân, tiếp đến là Luật tố cáo thì việc thực hiện quyền tố cáo của công dân có nhiều diễn biến phức tạp. Hàng năm, số người trực tiếp đến cơ quan nhà nước tố cáo tăng. Như vậy, nhân dân không còn thờ ơ với công việc của Nhà nước, đã thực sự coi Nhà nước của ta là Nhà nước của dân và biết phải làm như thế nào để Nhà nước ta thật sự trong sạch, vững mạnh. Mặt khác ý thức, trình độ pháp luật của người dân đã được nâng cao. Người dân đã nhận thức rõ được quyền và nghĩa vụ hợp pháp của mình, chủ động, tích cực thực hiện các quyền đó.