Giải pháp về hoàn thiện hệ thống pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về giải quyết tố cáo hành chính qua thực tiễn UBND thị xã sơn tây thành phố hà nội (Trang 66 - 72)

3.2. Những giải pháp nâng cao hiệu quả THPL về giải quyết tố cáo

3.2.1. Giải pháp về hoàn thiện hệ thống pháp luật

Hoàn thiện quy định về phân định hành vi vi phạm pháp luật được tố cáo

Những bất cập của cơ chế giải quyết tố cáo hành chính hiện nay đang d n đến sự chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động của các cơ quan nhà nước khi xử lý đơn tố cáo. Nhu cầu nghiên cứu sửa đổi quy định liên quan đến tiếp nhận và xử lý các vụ việc tố cáo là tất yếu. Trước khi nghiên cứu để hoàn thiện quy định pháp luật về tố cáo nói chung và tố cáo hành chính nói riêng, chúng ta cần phải phân định hành vi vi phạm pháp luật để xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Cần quy định phân định giữa những tố giác và tin báo tội phạm (tiếp nhận và xử lý theo Bộ Luật tố tụng hình sự) với tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật chưa đến mức độ tội phạm (tiếp nhận và xử lý theo Luật

Tố cáo hiện nay ; phân định giữa tố cáo hành vi vi phạm của cán bộ, công chức khi thực hiện công vụ với hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cá nhân nào với tư cách công dân; phân định giữa tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức và hành vi vi phạm của cán bộ, công chức đó với tư cách là một đảng viên đã vi phạm điều lệ đảng.

Bổ sung nguyên tắc xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo trong giai đoạn chuyển tiếp khi người bị tố cáo thay đổi vị trí công tác

Pháp luật tố cáo hiện hành chưa quy định về trường hợp cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo đang xem xét thụ lý tố cáo hoặc đang xem xét, giải quyết tố cáo thì người bị tố cáo chuyển vị trí công tác. Việc này gây khó khăn không nhỏ cho các cơ quan trong việc xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo, làm ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo. Vì vậy, cần bổ sung nguyên tắc xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo trong trường hợp khi cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo đang xem xét thụ lý tố cáo hoặc đang xem xét, giải quyết tố cáo thì người bị tố cáo chuyển vị trí công tác. Cụ thể như sau:

- Trường hợp đang trong quá trình xem xét điều kiện thụ lý tố cáo và chưa ra quyết định thụ lý tố cáo mà người bị tố cáo chuyển công tác thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo trước khi người bị tố cáo chuyển công tác có trách nhiệm gửi toàn bộ hồ sơ vụ việc cho cơ quan hiện có thẩm quyền giải quyết tố cáo. Cơ quan hiện có thẩm quyền giải quyết tố cáo có trách nhiệm chủ trì việc giải quyết tố cáo, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo trước khi người bị tố cáo chuyển công tác có trách nhiệm phối hợp trong quá trình giải quyết tố cáo.

- Trường hợp đã có quyết định thụ lý tố cáo thì người bị tố cáo chuyển công tác thì cơ quan ban hành quyết định thụ lý tố cáo tiếp tục việc giải quyết tố cáo và ban hành kết luận nội dung tố cáo. Sau khi có kết luận nội dung tố

cáo cơ quan giải quyết tố cáo có trách nhiệm thông báo kết luận nội dung tố cáo cho cơ quan có thẩm quyền quản lý người bị tố cáo.

Hoàn thiện quy định về trách nhiệm phối hợp của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc giải quyết tố cáo

Hiện nay, Luật Tố cáo năm 2018 mới chỉ dừng lại ở việc quy định chung chung về trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu của cá cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc giải quyết tố cáo, chứ chưa nêu cụ thể thời gian cung cấp thông tin là bao nhiêu ngày và trách nhiệm pháp lý đối với những chủ thể không thực hiện trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan trong việc giải quyết tố cáo.

Trên thực tế, một bộ phận không nhỏ các tố cáo là việc tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức xảy ra trong thời gian công tác trước đây nay đã chuyển sang cơ quan, tổ chức khác. Những trường hợp này đa phần đều khá phức tạp do cần sự phối hợp của nhiều cơ quan, tổ chức. Đồng thời, việc thu thập thông tin, tài liệu trong quá trình xác minh nội dung tố cáo là vô cùng quan trọng, để có thế giải quyết tố cáo một cách chính xác. Hơn nữa, pháp luật hiện hành quy định thời hạn giải quyết đối với tố cáo hành chính. Chủ thể có thẩm quyền giải quyết tố cáo buộc phải tuân thủ thời hạn giải quyết tố cáo theo pháp luật. Tuy nhiên, chủ thể có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu lại chần chừ, kéo dài thời hạn cung cấp thông tin, hoặc không cung cấp thông tin, tài liệu sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình, thời hạn, chất lượng giải quyết tố cáo.

Chính vì vậy, cần thiết phải có giới hạn về thời gian để các chủ thể có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu giải quyết tố cáo thực hiện trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu của mình. Đồng thời cũng cần đặt ra các biện pháp xử lý cụ thể, rõ ràng đối với các chủ thể cố tình không thực hiện trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến việc giải quyết tố cáo

hoặc cung cấp thông tin, tài liệu nhưng chậm thời hạn quy định khi đã nhận được yêu cầu của các chủ thể có thẩm quyền giải quyết tố cáo.

Quy định rõ về trách nhiệm của người tố cáo sai cũng như trách nhiệm thực hiện kết luận tố cáo để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật

Việc xử lý hành vi vi phạm các quy định pháp luật về tố cáo theo quy định tại Điều 63, 64 và Điều 65 Luật tố cáo còn gặp nhiều khó khăn. Pháp luật hiện nay còn thiếu các quy định cụ thể về việc xử phạt vi phạm trong lĩnh vực tố cáo. Vì vậy, các cơ quan còn lúng túng, khó khăn khi xử lý đối với những hành vi vi phạm quy định pháp luật về tố cáo. Do đó:

- Trong thời gian tới, Chính phủ cần ban hành Nghị định quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực khiếu nại, tố cáo làm cơ sở đấu tranh, xử lý những trường hợp vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này, nhất là đối với các đối tượng lợi dụng quyền tố cáo để gây rối an ninh trật tự, xúc phạm cán bộ, công chức, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của các cơ quan nhà nước.

- Đặc biệt cần xây dựng quy định cụ thể về trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo. Trường hợp các cơ quan sau khi tiếp nhận tố cáo nếu không thuộc thẩm quyền giải quyết mà không chuyển giao cho cơ quan có thẩm quyền, hoặc nếu thuộc thẩm quyền giải quyết mà không tuân theo thời hạn xử lý, thì người trực tiếp phụ trách và những người có liên quan khác sẽ bị cảnh cáo, kỷ luật, nếu nghiêm trọng hơn sẽ bị buộc thôi việc.

Việc ban hành quy định cụ thể xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về tố cáo sẽ góp phần nâng cao trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền, đồng thời cũng nâng cao ý thức trách nhiệm và phát huy tính răn đe đối với các đối tượng lợi dụng quyền tố cáo để gây rối an ninh trật tự, xúc phạm cán bộ, công chức, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của các cơ quan nhà nước.

Hoàn thiện quy định về bảo vệ người tố cáo

Để củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước, làm cho mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước ngày càng gắn bó bền chặt thì việc bảo vệ người tố cáo cần được đặc biệt quan tâm, phải khả thi trong thực tiễn.

Cần thiết phải quy định cụ thể cơ chế bảo vệ người tố cáo phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của nước ta hiện nay trong Luật Tố cáo. Việc sớm xây dựng một chế định pháp lý hoàn chỉnh bảo vệ người tố cáo đảm bảo cơ sở pháp lý “cần và đủ” cho thực hiện công tác này trên thực tế.

Bảo vệ người tố cáo cần được thực hiện thông qua một cơ chế hoạt động cụ thể của các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giúp cho người tố cáo không bị mua chuộc, khống chế, bị đe dọa, trả thù để họ có thái độ hợp tác tích cực, khai báo khách quan, trung thực và chính xác với cơ quan, người có thẩm quyền. Các hoạt động đó phải dựa trên cơ sở pháp lý đầy đủ, vững chắc và khả thi. Mục đích của chế định là quy định rõ thủ tục tiến hành, quyền và trách nhiệm cụ thể, rõ ràng của các chủ thể tham gia trong thực hiện bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của người tố cáo và các quyền, lợi ích vật chất, tinh thần khác cho người tố cáo.

Luật Tố cáo năm 2018 đã bổ sung các quy định quan trọng về bảo vệ người tố cáo. Tuy nhiên, cần cụ thể hóa hơn nữa các điều kiện áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo, tránh gây hoang mang cho các cơ quan trong quá trình áp dụng pháp luật, đồng thời đảm bảo quyền của người tố cáo.

Ngoài ra, cần đổi mới căn bản, toàn diện quy trình tiếp nhận, thụ lý, xác minh, giải quyết tố cáo và xử lý người bị tố cáo theo hướng bảo mật tuyệt đối danh tính người tố cáo và nội dung tố cáo. Quy trình tiếp nhận, thụ lý, xác minh, giải quyết tố cáo hiện nay với nhiều công đoạn khác nhau, với sự tham gia của nhiều cơ quan, cá nhân trong tham mưu, giải quyết d n đến việc khó

đảm bảo bí mật danh tính người tố cáo. Do đó, pháp luật tố cáo cần hoàn thiện theo hướng thu h p đầu mối cơ quan tiếp nhận thông tin tố cáo, hạn chế người tiếp cận trực tiếp thông tin cá nhân của người tố cáo.

Đồng thời, pháp luật tố cáo cần quy định cụ thể về thời điểm bắt đầu và kết thúc bảo vệ, quy định cụ thể hơn nữa các biện pháp bảo vệ, trình tự, thủ tục áp dụng trong từng giai đoạn khác nhau của quá trình tiếp nhận, thụ lý, giải quyết, xử lý đơn tố cáo.

Mặt khác, cần quy định cụ thể các biểu m u văn bản sử dụng trong quá trình áp dụng pháp luật bảo vệ người tố cáo. Cụ thể như: m u đơn yêu cầu áp dụng các biện pháp bảo vệ, m u Quyết định áp dụng, bổ sung, thay đổi hoặc chấm dứt việc áp dụng các biện pháp bảo vệ. Sự nhất quán về quy cách văn bản sử dụng trong quá trình áp dụng pháp luật bảo vệ người tố cáo giúp các cơ quan có thẩm quyền dễ dàng thực hiện, thực hiện thống nhất và có hiệu quả pháp luật, đồng thời giúp người tố cáo được đảm bảo quyền lợi của mình một cách tốt nhất.

Hơn nữa, cần quy định trường hợp nếu cơ quan nhà nước có thẩm quyền không bảo vệ được người đi tố cáo mà bản thân họ bị thiệt hại thì Nhà nước nên có chính sách đối với họ nhằm bồi thường thiệt hại.

Ngoài ra, phải có chế tài đối với hành vi trả thù, trù dập người tố cáo, trong đó cần lưu ý hoàn thiện các quy định pháp luật về xử phạt hành chính, xử lý kỷ luật, xử lý hình sự đối với những người có hành vi này.

Song song với các quy định pháp luật về bảo vệ người tố cáo, cần tăng cường vai trò của tổ chức công đoàn, đấu tranh để bảo vệ quyền lao động của các đoàn viên; phát huy vai trò của các cơ quan báo chí, các tổ chức xã hội dân sự… Một xã hội dân chủ mạnh là nhân tố vô cùng cần thiết để bảo vệ người tố cáo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về giải quyết tố cáo hành chính qua thực tiễn UBND thị xã sơn tây thành phố hà nội (Trang 66 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)