- Chính phủ thông qua khi quá nửa thành viên Chính phủ biểu quyết tán thành.
2. Thực trạng việc thực hiện quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ
2.2. Nhận xét về tình hình thực hiện quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ
văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ
2.2.1. Ưu điểm
Trong những năm qua, đặc biệt sau khi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 1996 ra đời và tiếp tục được sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện theo Luật số 02/2002/QH11 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật cùng việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành, chúng ta đã đã đạt được những thành tựu rất quan trọng trong công tác xây dựng pháp luật nói chung cũng như trong công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ nói riêng. Lần đầu tiên, pháp luật nước ta đã đưa ra được quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ tương đối khoa học, rõ ràng, hợp lý; đã xác định được cơ chế phân công, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, bộ phận trong toàn bộ quy trình xây dựng văn bản; xác định rõ trách nhiệm của từng chủ thể trong mỗi giai đoạn của quy trình.
Việc thực hiện quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong thời gian qua cũng có nhiều ưu điểm, cụ thể như sau:
ngày càng càng tốt hơn vai trò, trách nhiệm được phân công. Điều này góp phần khắc phục được một phần quan trọng tình trạng tuỳ tiện, cục bộ, tạo hành lang pháp lý và định hướng cho việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ ngày càng nền nếp, đúng pháp luật và dân chủ.
- Cơ chế huy động sự tham gia của chuyên gia, các nhà khoa học và nhân dân đối với công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ ngày càng được quan tâm và tăng cường bằng nhiều hình thức khác nhau.
- Công tác thẩm định, thẩm tra được tăng cường. Bộ Tư pháp đã đảm nhận và làm nhiều việc tích cực, góp phần nâng cao chất lượng thẩm định. Văn phòng Chính phủ đã có nhiều nỗ lực cải tiến, nâng cao chất lượng thẩm tra cả về trình tự, thủ tục soạn thảo và nội dung các dự thảo văn bản.
- Trình tự, thủ tục xem xét, thông qua văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ đã có nhiều cải tiến (sửa đổi quy chế đối với từng khoá Chính phủ; cải cách thủ tục xin ý kiến; thời gian ngắn hơn so với trước kia).
- Công tác chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra của Thủ tướng Chính phủ đối với các bộ, ngành trong việc xây dựng, trình dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được tăng cường một bước.
Do những ưu điểm trên mà số lượng các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ ban hành trong những năm qua ngày càng tăng (hàng năm, tính trung bình, Chính phủ ban hành gần 200 nghị quyết, nghị định 14, tr.20), chất lượng các văn bản ngày càng cao, nội dung các văn bản ngày càng phong phú, đa dạng, bao quát được hầu hết các lĩnh vực cơ bản, quan trọng của xã hội cần có sự điều chỉnh của pháp luật, góp phần hình thành khuôn khổ pháp lý đồng bộ cho công cuộc đổi mới, phát triển nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hội nhập quốc tế và khu vực, bảo vệ và phát huy quyền tự do dân chủ của công dân.