- Chính phủ thông qua khi quá nửa thành viên Chính phủ biểu quyết tán thành.
2. Các giải pháp cụ thể
2.5. Cải tiến phương thức huy động sự tham gia của nhân dân, các tổ chức, các chuyên gia, các nhà khoa học đối với việc xây dựng văn bản
tổ chức, các chuyên gia, các nhà khoa học đối với việc xây dựng văn bản
Để tổ chức tốt việc lấy ý kiến nhân dân, các tổ chức, các chuyên gia, các nhà khoa học đối với việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, cần đổi mới phương thức tổ chức lấy ý kiến truyền thống hiện nay theo hướng sau:
- Tạo điều kiện để nhân dân, các tổ chức, các chuyên gia, nhà khoa học tham gia ngay từ khâu lập dự kiến chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ.
Đối với dự thảo văn bản phải được công khai, cập nhật ở ít nhất 3 giai đoạn: khi việc soạn thảo đã tương đối hoàn chỉnh; trước khi trình Chính phủ thông qua và trước khi Thủ tướng Chính phủ ký ban hành.
- Tất cả dự kiến chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ và dự thảo nghị quyết, nghị định đều phải được đăng tải, cập nhật ở ít nhất một địa chỉ trang web chính thức của Văn phòng Chính phủ (có thể là Cổng thông tin điện tử của Chính phủ), các tổ chức, cá nhân có thể theo dõi và góp ý tại đây để Văn phòng Chính phủ có thể theo dõi trong suốt quá trình xây dựng văn bản, làm cơ sở tư vấn cho Chính phủ.
- Văn phòng Chính phủ bố trí cán bộ theo dõi, lọc thông tin, ý kiến góp ý gửi cơ quan chủ trì soạn thảo để trả lời. Ý kiến phản hồi của cơ quan chủ trì soạn thảo được đăng công khai trên trang web này.
- Có cơ chế và kinh phí để cơ quan chủ trì soạn thảo tổ chức lấy ý kiến nhân dân, các tổ chức, các chuyên gia, các nhà khoa học với các hình thức đa dạng, phù hợp (bằng văn bản, qua Internet, hội thảo, báo đài, phương tiện thông tin đại chúng...).
Việc huy động sự tham gia của nhân dân, tổ chức, các chuyên gia, các nhà khoa học theo phương thức này là sự bổ khuyết cho phương thức lấy ý kiến của các nhóm đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản, các cá nhân, tổ chức hữu quan theo quy định của pháp luật hiện hành. Bởi lẽ, việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân theo kênh truyền thống dù có quy mô lớn đến đâu thì cũng chưa bảo đảm rằng đại đa số nhân dân – những người thực sự quan tâm và có quyền được tham gia vào quá trình xây dựng văn bản đều được nói lên tiếng nói của mình. Hơn nữa, việc lấy ý kiến nhân dân theo phương thức tổ chức truyền thống như tổ chức các cuộc họp không những vừa tốn kém mà đôi khi còn chậm trễ, kém hiệu quả. Trong khi đó, cùng với thời đại thông tin, trình độ và khả năng tiếp cận thông tin đa phương tiện của nhân dân ngày càng cao, triển vọng công nghệ thông tin ở nước ta sẽ phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới là rất rõ ràng. Ngoài ta, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mà trực tiếp với việc Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới thì yêu cầu về minh bạch hoá hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm có sự tham gia của người dân và các bên đối tác ngày từ khâu lập dự kiến chương trình, soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật là yêu cầu bắt buộc.
Mô hình này cho phép nhân dân có nhiều cơ hội nhất để tiếp cận với quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ. Ngoài việc phải đăng tải công khai mọi đề xuất và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, mô hình này cũng cho phép các phương tiện thông tin đại chúng khác có thể
quan soạn thảo tuỳ theo giai đoạn của quy trình mà có thể công bố các dự thảo, nếu dự thảo chưa định hình thì có thể đăng tải thông tin cơ bản về những chính sách mới sẽ ban hành, có thể tạo diễn đàn trao đổi, tổ chức các cuộc họp, hội thảo lấy ý kiến... tuỳ theo điều kiện, nội dung văn bản.
Phương thức này cũng tạo cơ chế buộc cơ quan chủ trì soạn thảo phải phản hồi ý kiến góp ý của nhân dân, các tổ chức, các chuyên gia, các nhà khoa học, đó sẽ là động lực để người nhân dân tích cực tham gia vào quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ hơn vì họ thấy ý kiến của mình được quan tâm. Đây cũng là cơ chế thu hút được trí tuệ của số đông đối với nội dung văn bản, góp phần làm tăng chất lượng, tăng tính khoa học, khả thi của văn bản.
Ngoài ra, cần đa dạng hoá sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học bằng cơ chế cho phép ký hợp đồng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ với các chuyên gia, nhà khoa học; thậm chí đấu thầu toàn bộ quá trình soạn thảo hoặc đấu thầu thực hiện một vài nội dung của văn bản đối với một số dự thảo theo nghĩa có sự tham gia của các thành phần là viện khoa học, trường đại học, cơ sở chuyên môn hoặc các nhà khoa học có khả năng nghiên cứu, phát hiện (chính sách) và kỹ năng soạn thảo.