- Chính phủ thông qua khi quá nửa thành viên Chính phủ biểu quyết tán thành.
1. Các giải pháp chung
1.5. Xác định lại hình thức văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ
Hiến pháp năm 1992 quy định thẩm quyền ban hành văn bản của các cơ quan, người có thẩm quyền như "Chủ tịch nước ban hành lệnh, quyết định để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình" (Điều 106 Hiến pháp năm 1992); "Căn cứ vào Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, Chính phủ ra nghị quyết, nghị định, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định, chỉ thị và kiểm tra việc thi hành các văn bản đó" (Điều 115 Hiến pháp năm 1992); "Căn cứ vào Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, các văn bản của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ ra quyết định, chỉ thị, thông tư và kiểm tra việc thi hành các văn bản đó đối với tất cả các ngành, các địa phương và cơ sở" (Điều 116 Hiến pháp năm 1992)... Tuy nhiên, Hiến pháp năm 1992 không quy định những văn bản này là văn bản quy phạm pháp luật mà theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bao gồm các văn bản như Hiến pháp, luật, nghị quyết do Quốc hội ban hành; pháp lệnh, nghị quyết do Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành; nghị quyết, nghị định do Chính phủ ban hành; quyết định, chỉ thị do Thủ tướng Chính phủ ban hành...
hiện nay, việc phân loại hình thức văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật tuy bước đầu đã chỉ ra hình thức và nội dung của các văn bản, tuy nhiên trên thực tế không phải lúc nào cũng áp dụng được một cách chính xác và khoa học bởi lẽ, với Chính phủ thì việc phân chia nghị quyết, nghị định chỉ mang tính tương đối, trong nhiều trường hợp, nội hàm của nghị quyết, nghị định là một. Ngoài ra, trong nhiều nghị quyết có những nội dung không phải là quy phạm pháp luật nhưng để ban hành được những nội dung này vẫn phải tuân theo những yêu cầu chặt chẽ của quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Do vậy, nên nghiên cứu để sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo hướng Chính phủ chỉ ban hành một loại văn bản quy phạm pháp luật là nghị định; quy định này không trái Hiến pháp năm 1992 mà lại phù hợp với thực tiễn, giảm bớt được sức ép về số lượng văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, giảm việc phải thực hiện theo quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ tương đối chặt chẽ đối với những văn bản mà không phải tất cả nội dung của nó đều là quy phạm pháp luật.
1.6. Hạn chế tình trạng ban hành "luật khung", xác định nguyên tắc uỷ quyền lập pháp rõ ràng và chặt chẽ tắc uỷ quyền lập pháp rõ ràng và chặt chẽ
Tình trạng luật, pháp lệnh sau khi ban hành phải chờ nghị định, thông tư mới có thể thực hiện trên thực tế do hiện tượng "luật khung" đang là vấn đề ảnh hưởng đến hiệu quả và tính khả thi của luật, pháp lệnh, đồng thời cũng tạo nên sức ép rất lớn đối với Chính phủ do nhu cầu ban hành nhiều, nhanh các nghị định quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh. Do đó, cần hạn chế tình trạng ban hành "luật khung" và nhận thức rằng luật, pháp lệnh phải là những quy phạm cụ thể, ban hành ra là thực hiện được ngay, hạn chế
luật, pháp lệnh, hạn chế việc giao cho Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành với quy định chung chung "Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành..." như hiện nay mà vấn đề uỷ quyền lập pháp (trường hợp luật, pháp lệnh chưa thể quy định chi tiết thì bằng các quy phạm cụ thể, nhà lập pháp xác định rõ cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết) cần phải được quy định thật rõ ràng trong luật, pháp lệnh về đối tượng được uỷ quyền, giới hạn, phạm vi uỷ quyền và nội dung uỷ quyền. Trong luật, pháp lệnh chỉ nên giao những vấn đề thật cụ thể thuộc thẩm quyền của Chính phủ (quy định ngay tại điều, khoản cần hướng dẫn thi hành), tránh tình trạng "khó quá" lại giao cho Chính phủ quy định dẫn tới Chính phủ phải ban hành rất nhiều văn bản hướng dẫn trong khi có những nội dung chưa được nghiên cứu, định hướng những giải pháp đầy đủ, cụ thể, khả thi trong quá trình xây dựng luật, pháp lệnh.
1.7. Nghiên cứu áp dụng kỹ thuật "một văn bản sửa nhiều văn bản" trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính bản" trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ
Phương pháp dùng "một văn bản sửa nhiều văn bản" đã được sử dụng rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, phương pháp này hầu như chưa được áp dụng trong thực tiễn xây dựng pháp luật của Việt Nam mà trong nhiều năm qua, chúng ta thường ban hành những văn bản pháp luật chuyên về những lĩnh vực nhất định, khi cần sửa đổi, các cơ quan có thẩm quyền sẽ ban hành những văn bản đơn lẻ để sửa đổi, bổ sung đối với từng văn bản luật, pháp lệnh, nghị định... Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng tham gia sâu rộng hơn vào tiến trình hội nhập quốc tế, trong đó có việc trở thành thành viên của các Hiệp định thương mại song phương và đa phương. Chính phủ Việt Nam cũng đã tính đến việc áp dụng kỹ thuật lập pháp "luật sửa nhiều luật" hay "một văn bản sửa nhiều văn bản" để đáp ứng yêu cầu về
số lượng và nâng cao chất lượng hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam. Ngày 04/4/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 08/2005/CT-TTg, trong đó giao Bộ Tư pháp phối hợp với các bộ, ngành hữu quan "gấp rút nghiên cứu, kịp thời đề xuất và chủ động soạn thảo dự án luật, pháp lệnh dưới hình thức một văn bản có thể sửa đổi, bổ sung một số quy định trong nhiều văn bản luật, pháp lệnh hiện hành". Phương pháp này không những có thể áp dụng với luật, pháp lệnh mà hoàn toàn có thể áp dụng với văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, đặc biệt đối với các nghị định được ban hành để hướng dẫn, quy định chi hành luật, pháp lệnh. Ví dụ, các quy định cụ thể về chính sách khuyến khích đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư không dừng lại ở một số lĩnh vực mà nó xuyên suốt nhiều lĩnh vực như giáo dục, y tế, văn hoá, du lịch, xây dựng... Do đó, khi hướng dẫn các nội dung cụ thể của chính sách khuyến khích đầu tư thì cũng sẽ hướng dẫn việc khuyến khích đầu tư trên các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá...
Việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ khi áp dụng kỹ thuật "một văn bản sửa nhiều văn bản" sẽ cho phép tuân thủ các bước tối thiểu của quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, đồng thời khắc phục kịp thời sự mâu thuẫn của hệ thống pháp luật, làm cho hệ thống pháp luật trở nên rõ ràng, minh bạch, thống nhất, đồng bộ hơn, giảm thiểu được sự lãng phí về thời gian nghiên cứu, tổ chức soạn thảo, thông qua văn bản, tiết kiệm kinh phí cũng như giảm sức ép về số lượng văn bản quy phạm pháp luật cần ban hành của Chính phủ.