HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG BẢO LÃNH THỰC HIỆN NGHĨA VỤ THANH TOÁN TRONG HỢP ĐỒNG NGOẠI THƢƠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng ngoại thương tại Việt Nam. (Trang 69 - 71)

- Quy chế Bảo lãnh ngân hàng 2006: Bảo lãnh thể hiện bằng thƣ bảo lãnh,

2.5. HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG BẢO LÃNH THỰC HIỆN NGHĨA VỤ THANH TOÁN TRONG HỢP ĐỒNG NGOẠI THƢƠNG

THANH TOÁN TRONG HỢP ĐỒNG NGOẠI THƢƠNG

Tình huống 3:

Ngân hàng A phát hành thƣ bảo lãnh cam kết thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho bên mua (công ty Việt Nam) trong hợp đồng nhập lô hàng thiết bị với bên bán (công ty Pháp)- bảo lãnh 100% giá trị lô hàng. Điều kiện thanh toán: Thanh toán 90% giá trị lô hàng tại thời điểm giao hàng (thời điểm giao hàng là ngày 30/6/2011); 10% còn lại thanh toán trong vòng 5 ngày sau ngày kết thúc thời hạn bảo hành (ngày kết thúc thời hạn bảo hành là ngày 30/6/2012). Thời hạn bảo lãnh: kể từ thời điểm phát hành bảo lãnh đến ngày 10/7/2012. Trong trƣờng hợp bên bán không thực hiện giao hàng đúng hạn, bảo lãnh chấm dứt. Ngày 01/7/2011, bên bán thực hiện giao hàng cho bên mua. Bên mua không thực hiện việc thanh toán sau khi đã nhận hàng, bên bán yêu cầu ngân hàng A thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay bên mua 90% giá trị hợp đồng. Ngân hàng A từ chối thanh toán với lý do bảo lãnh đã hết hiệu lực kể từ ngày 30/6/2011 vì bên bán đã không thực hiện giao hàng đúng hạn.

Vấn đề đặt ra:

- Xác định thời điểm phát hành bảo lãnh. - Xác định thời điểm kết thúc bảo lãnh.

Phân tích:

- Về vấn đề xác định thời điểm phát hành bảo lãnh: Xác định thời điểm phát hành bảo lãnh chính là xác định thời điểm bắt đầu hiệu lực của bảo lãnh, qua đó xác định thời hạn thực hiện quyền yêu cầu của ngƣời thụ hƣởng (tức bên bán). Trong tình huống này, thƣ bảo lãnh không quy định cụ thể ngày phát hành bảo lãnh. Vậy thời điểm phát hành bảo lãnh đƣợc xác định nhƣ thế nào? Quy chế 26 chỉ quy định các bên thỏa thuận ngày phát hành bảo lãnh trong nội dung bảo lãnh, không dự liệu trƣờng hợp các bên không có thỏa thuận và quy tắc của Bộ luật Dân sự về thời điểm giao kết hợp đồng cũng không thể giải thích cho trƣờng hợp này bởi Bộ luật Dân sự quy định: "Hợp đồng dân sự được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận trả lời giao kết" [26, khoản 1, Điều 404]. Bản chất của thƣ bảo lãnh là một cam kết đơn phƣơng nên không yêu cầu "trả lời chấp nhận đề nghị giao kết" của ngƣời thụ hƣởng (bên bán) nhƣ trong hợp đồng cơ sở, do đó hiệu lực của cam kết bảo lãnh trong trƣờng hợp này không phụ thuộc việc nhận và trả lời "chấp nhận đề nghị" của ngƣời thụ hƣởng. Nhƣ vậy, nếu áp dụng các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành thì chƣa giải quyết đƣợc vấn đề. Trong trƣờng hợp này, có hai lựa chọn để xác định thời điểm phát hành bảo lãnh đó là thời điểm ký phát thƣ bảo lãnh hoặc thời điểm thƣ bảo lãnh "thoát ra khỏi sự kiểm soát" của ngân hàng. Lựa chọn thời điểm ký phát phải đƣợc sự thỏa thuận của các bên, còn lựa chọn thời điểm "thoát ra khỏi sự kiểm soát" của ngân hàng đã đƣợc ghi nhận trong URDG 758 (điểm a, Điều 4 quy định: "Một bảo lãnh đã đƣợc phát hành khi nó thoát ra khỏi sự kiểm soát của ngƣời phát hành").

- Về vấn đề xác định thời điểm kết thúc bảo lãnh: Trong tình huống này, cam kết bảo lãnh xác định hai thời điểm kết thúc bảo lãnh đó là ngày 10/7/2012 và thời điểm bên bán không thực hiện giao hàng đúng hạn. Nếu cho rằng thời điểm kết thúc bảo lãnh là ngày 10/7/2012 thì bảo lãnh vẫn còn hiệu lực và bên bán hoàn toàn có quyền yêu cầu ngân hàng thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Nhƣng ngân hàng sẽ lập luận rằng ý chí của họ trong thƣ bảo lãnh là

không thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong trƣờng hợp bên bán vi phạm nghĩa vụ giao hàng, bên bán đã chấp nhận thƣ bảo lãnh của ngân hàng và không có bất cứ thông báo về việc từ chối thƣ bảo lãnh nghĩa là đã thỏa thuận với ngân hàng về điều khoản chấm dứt bảo lãnh, do đó kể từ thời điểm vi phạm thời hạn giao hàng bên bán đã mất quyền đòi ngân hàng thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Lập luận của ngân hàng có vẻ rất logic nhƣng Quy chế 26 lại không có quy định rõ ràng ghi nhận lập luận này. Các quy định về thời hạn bảo lãnh và chấm dứt bảo lãnh trong Quy chế 26 không đề cập đến trƣờng hợp bảo lãnh vừa ghi ngày hết hiệu lực vừa xác định trƣờng hợp hết hiệu lực.

Qua việc phân tích tình huống trên có thể nhận thấy quy định pháp luật của Việt Nam về hiệu lực của bảo lãnh còn nhiều vấn đề bất cập, trong phần này sẽ phân tích về những bất cập đó.

Nội dung về hiệu lực của bảo lãnh bao gồm các vấn đề: Thời điểm bắt đầu hiệu lực, thời hạn hiệu lực, gia hạn hiệu lực và các trƣờng hợp vô hiệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng ngoại thương tại Việt Nam. (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)