- Quy chế Bảo lãnh ngân hàng 2006: Bảo lãnh thể hiện bằng thƣ bảo lãnh,
2.2.5. Từ chối thanh toán hoặc thanh toán
* Từ chối thanh toán
Trong tình huống 2 nêu trên, công ty P đã bỏ qua cơ hội từ chối thanh toán vì cho rằng những sai biệt mà ngân hàng T phát hiện trong quá trình kiểm tra chứng từ là những sai biệt nhỏ và đã phải đối diện với rủi ro lớn vì không nhận đƣợc hàng. Trong tình huống này, liệu ngân hàng T có thể viện dẫn rằng công ty P đã bỏ qua các sai biệt mà ngân hàng đã thông báo nên trách nhiệm của ngân hàng trong việc kiểm tra chứng từ đã hoàn thành (nói cách khác ngân hàng T không phải chịu trách nhiệm với các sai biệt chứng từ khác nữa) hay không? Pháp luật Việt Nam không có quy định nào giải thích rõ vấn đề này. Nếu dẫn chiếu đến URDG 758, trong quy định về từ chối thanh toán tại Điều 24 sẽ thấy rằng:
Sự phù hợp của chứng từ là điều kiện để ngƣời bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay. Trong trƣờng hợp chứng từ yêu cầu thanh toán
không phù hợp hoặc thực hiện xuất trình không phù hợp thì ngƣời bảo lãnh có thể từ chối thanh toán. Tất nhiên trong trƣờng hợp này ngƣời bảo lãnh có thể chấp nhận thay toán nhƣng việc thanh toán đó sẽ không phù hợp với yêu cầu của bên đề nghị phát hành bảo lãnh. Do đó, ngƣời bảo lãnh phải đối diện với nguy cơ không đƣợc hoàn trả tiền bảo lãnh (hoặc bị khiếu nại bởi bên đề nghị phát hành bảo lãnh) trừ khi ngƣời bảo lãnh có thể tiếp xúc đƣợc với bên chỉ thị (hoặc ngƣời bảo lãnh đối ứng) đề nghị bỏ qua các sai biệt. Nhƣng việc bỏ qua các sai biệt này phụ thuộc thiện chí của các bên nên không thể viện dẫn để bỏ qua mọi sai biệt của chứng từ (có nghĩa là ngân hàng T không thể chối bỏ trách nhiệm liên quan đến mọi sai biệt của chứng từ cho dù đã nhận đƣợc sự chấp nhận bỏ qua một số sai biệt của ngƣời phát hành. Trách nhiệm của ngân hàng T nhƣ thế nào sẽ đƣợc phân tích kỹ hơn trong phần phân tích về nội dung của hợp đồng bảo lãnh).
Ý nghĩa của việc xác định thời hạn kiểm tra chứng từ là để bảo vệ quyền lợi của ngƣời thụ hƣởng. Trong thời hạn kiểm tra chứng từ, ngƣời bảo lãnh có quyền quyết định chấp nhận thanh toán hoặc từ chối thanh toán. Nếu quyết định chứng từ không phù hợp và từ chối thanh toán ngƣời bảo lãnh không thể im lặng thực hiện sự từ chối thanh toán mà phải thông báo cho ngƣời xuất trình trong thời hạn kiểm tra chứng từ. URDG 758 quy định cụ thể là sự thông báo này phải đƣợc làm riêng biệt, trong bản thông báo phải ghi rõ "ngƣời bảo lãnh đang từ chối thanh toán" và liệt kê từng sai biệt của chứng từ. Mục đích của quy định là xác định trách nhiệm của ngƣời bảo lãnh theo đó ngƣời bảo lãnh sẽ mất quyền từ chối thanh toán hoặc quyền khiếu nại về chứng từ sai biệt nếu để quá hạn kiểm tra chứng từ hoặc không thông báo từ chối thanh toán đúng hạn.
* Thanh toán
Trong nội dung này phải xem xét hai vấn đề sau:
Thứ nhất là ngoại tệ thanh toán. Thông thƣờng, cam kết bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng ngoại thƣơng luôn có điều khoản
quy định ngoại tệ thanh toán. Theo nguyên tắc ngƣời bảo lãnh sẽ thực hiện thanh toán theo ngoại tệ quy định trong bảo lãnh. Tuy nhiên, thanh toán quốc tế tại một số quốc gia (ví dụ nhƣ Việt Nam) chịu sự điều chỉnh của pháp luật về quản lý ngoại hối, tại những quốc gia đó có thể có những quy định chuyên biệt dành cho hoạt động thanh toán bằng ngoại tệ (ví dụ nhƣ tại Việt Nam, thanh toán bằng ngoại tệ phải đăng ký và đƣợc cấp phép- theo Điều 22- Pháp lệnh Ngoại hối). Do vậy, trong thực tiễn hoạt động thƣơng mại có thể xảy ra rủi ro về luật tại nơi thanh toán ngăn cấm thanh toán bằng ngoại tệ quy định trong bảo lãnh hoặc có những rào cản vƣợt ra khỏi sự kiểm soát của các bên. Lựa chọn thuận lợi cho các bên trong những trƣờng hợp này là thanh toán bằng ngoại tệ của nơi thanh toán phù hợp với điều kiện pháp lý của quốc gia đó. Vấn đề là xác định tỷ giá quy đổi nhƣ thế nào là hợp lý. Theo Điều 21- URDG 758, nếu việc thanh toán đúng hạn sẽ áp dụng tỷ giá hiện hành thông dụng tại nơi thanh toán; ngƣợc lại, nếu thanh toán đƣợc thực hiện không đúng hạn thì theo nguyên tắc công bằng, quyền lựa chọn thuộc ngƣời thụ hƣởng. Theo đó, ngƣời thụ hƣởng có thể lựa chọn: tỷ giá hiện hành thông dụng hoặc tỷ giá thanh toán khi đến hạn hoặc tỷ giá tại thời điểm thanh toán thực tế.
Thứ hai là vấn đề gia hạn thanh toán. Bảo lãnh chỉ là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thay khi bên có nghĩa vụ trong hợp đồng cơ sở vi phạm hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ. Thông thƣờng, ngƣời thụ hƣởng hƣớng tới quyền lợi từ việc thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng cơ sở của ngƣời đƣợc bảo lãnh (bên yêu cầu bảo lãnh) hơn là quyền lợi hình thành từ bảo lãnh, bởi giá trị của hợp đồng cơ sở thƣờng cao hơn giá trị của cam kết bảo lãnh. Vì vậy, trong quá trình thực hiện thanh toán có thể xảy ra vấn đề gia hạn thanh toán bảo lãnh.
Theo Điều 23- URDG 758, điều kiện gia hạn nhƣ sau:
Ngƣời xin gia hạn xuất trình chứng từ yêu cầu thanh toán phù hợp, nhƣng không yêu cầu thanh toán, mà xin gia hạn để ngƣời đƣợc bảo lãnh có
thời gian và điều kiện hoàn thành nghĩa vụ của mình quy định trong mối quan hệ cơ sở, tuy nhiên việc gia hạn chỉ có thể đƣợc chấp nhận nếu nhƣ bảo lãnh còn hiệu lực.
Thời gian gia hạn không thể vƣợt quá 30 ngày dƣơng lịch tiếp theo ngày xuất trình chứng từ yêu cầu thanh toán đối với bảo lãnh theo yêu cầu, còn đối với bảo lãnh đối ứng, thời gian này không vƣợt quá 4 ngày dƣơng lịch so với thời gian tạm hoãn thanh toán thuộc bảo lãnh theo yêu cầu.
Việc gia hạn phải có sự thỏa thuận của ngƣời bảo lãnh và ngƣời đƣợc bảo lãnh. Ngƣời bảo lãnh hoặc ngƣời bảo lãnh đối ứng có thể từ chối bất cứ yêu cầu gia hạn nào và tiến hành thanh toán cho ngƣời thụ hƣởng. Nếu ngƣời bảo lãnh hoặc ngƣời bảo lãnh đối ứng chấp nhận gia hạn thanh toán thì phải thông báo việc đó không chậm trễ cho bên chỉ thị hoặc những ngƣời có liên quan đến bảo lãnh.