NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG BẢO LÃNH THỰC HIỆN NGHĨA VỤ THANH TOÁN TRONG HỢP ĐỒNG NGOẠI THƢƠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng ngoại thương tại Việt Nam. (Trang 65 - 69)

- Quy chế Bảo lãnh ngân hàng 2006: Bảo lãnh thể hiện bằng thƣ bảo lãnh,

2.4. NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG BẢO LÃNH THỰC HIỆN NGHĨA VỤ THANH TOÁN TRONG HỢP ĐỒNG NGOẠI THƢƠNG

THANH TOÁN TRONG HỢP ĐỒNG NGOẠI THƢƠNG

Quay trở lại với Tình huống 2, nội dung tranh chấp của vụ án tập trung vào kiểm tra chứng từ xem có phù hợp với các điều kiện và điều khoản của bảo lãnh hay không và do đó việc trả tiền của ngân hàng T có đúng hay không?

Về vấn đề này, công ty P cho rằng, ngân hàng T đã bỏ qua sai biệt lớn là Bill of Sale chƣa đƣợc "hợp thức hóa" bởi Tòa án dân sự Hoa Kỳ, cho nên tòa án Hàng hải Hoa Kỳ có quyền bắt giữu con tàu A vì con tàu này là vật thế chấp tại ngân hàng Hoa Kỳ.

Ngƣợc lại, ngân hàng T cho rằng mình đã hành xử đúng theo nguyên bản tiếng Anh ghi trên Bill of Sale và bảo lãnh và cho rằng giữa chúng không có mâu thuẫn.

Nhƣ vậy để giải quyết phải xác định Bill of Sale có cần "hợp thức hóa" hay không? Vấn đề này phải xem xét nguyên văn câu tiếng Anh ghi trong bảo lãnh, trong Bill of Sale, trong đơn yêu cầu phát hành bảo lãnh và ngay trong hợp đồng mua tàu.

Trong 04 văn bản trên, không có sự khác nhau về nguyên văn câu tiếng Anh, tức là không có sự tranh chấp về vấn đề này. Nhƣng do cấu trúc câu văn tiếng Anh ghi trong các văn bản trên là quá mơ hồ, không chặt chẽ về ngữ pháp, cho nên đã dẫn đến 2 cách hiểu khác nhau về việc "hợp thức hóa" Bill of Sale.

Bảo lãnh ghi "Documents required" nhƣ sau: "An original Bill of Sale will be prepared by the Seller transferring the title in favour of the Buyer and the stating that the vessel is free from any encum, brancies, mortgages,

maritime lients, all claims, debts, whatsoever snd legalized by the civil Court in USA".

+ Cách hiểu thứ nhất là Bill of Sale phải đƣợc "hợp thức hóa" bởi Tòa án dân sự Hoa Kỳ.

+ Cách hiểu thứ hai là Bill of Sale chỉ cần tuyên bố rằng tàu A "đã đƣợc hợp thức hóa" bởi Tòa án Dân sự Hoa Kỳ.

Vậy thì nguyên nhân dẫn đến tranh chấp này là các bên đều thiếu thận trọng trong việc tạo lập bảo lãnh, theo qui định của Điều 8 - URDG 758 "Tất cả các chỉ thị phát hành bảo lãnh, bản thân các bảo lãnh nên rõ ràng và chính xác" [39].

Đặc trƣng của việc thanh toán quy định trong hợp đồng mua các phƣơng tiện vận tải (tàu biển, máy bay) là dựa vào thực tế giao nhận tàu biển tại cảng đến qui định. Thông thƣờng trong hợp đồng cơ sở qui định việc thanh toán sẽ phải đƣợc thực hiện khi ngƣời thụ hƣởng xuất trình các chứng từ: Văn tự bán tàu (Bill of Sale); hóa đơn thƣơng mại; biên bản giao nhận tàu (Delivery Certificate hoặc Protocol). Trong các chứng từ này, biên bản giao nhận hàng là một chứng từ rất quan trọng. Biên bản này là căn cứ thanh toán gần nhƣ là duy nhất và có tính quyết định đối với việc mua bán các phƣơng tiện vận tải nhƣ tàu biển, máy bay.

Trong tình huống này, nếu bảo lãnh yêu cầu ngƣời thụ hƣởng xuất trình chứng từ biên bản giao nhận tàu đã đƣợc hai bên mua bán tàu ký xác nhận mới thanh toán thì sẽ tránh đƣợc tổn thất.

Qua phân tích tình huống trên có thể thấy, nội dung của hợp đồng bảo lãnh rõ ràng, chính xác có vai trò rất quan trọng. Pháp luật Việt Nam quy định vấn đề này nhƣ thế nào?

Theo Quy chế 26, nội dung bắt buộc của bảo lãnh, bao gồm các vấn đề: Tên, địa chỉ của tổ chức tín dụng, khách hàng, người thụ hưởng; ngày

phát hành bảo lãnh và số tiền bảo lãnh; hình thức và các điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh; thời hạn bảo lãnh (khoản 2, Điều 11)

Việc quy định nội dung bắt buộc của một hợp đồng là nhằm mục đích hạn chế các rủi ro pháp lý có thể phát sinh cho các bên tham gia hợp đồng (việc này còn có ý nghĩa trợ giúp pháp lý cho ngƣời chƣa am hiểu luật pháp). Theo đó, nội dung bắt buộc của hợp đồng chính là những vấn đề cơ bản, không thể thiếu khi các bên tiến hành thỏa thuận giao kết. Với ý nghĩa nhƣ vậy, có thể thấy nội dung bắt buộc nêu trên đƣợc thiết kế thiếu cụ thể, chƣa xác định rõ các vấn đề cơ bản của hoạt động bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng ngoại thƣơng song lại đƣa vào những vấn đề không cần thiết hoặc không phù hợp. Cụ thể, nội dung ngày phát hành bảo lãnh không nhất thiết phải là nội dung bắt buộc của cam kết bảo lãnh vì nếu thiếu thì chế định hiệu lực trong luật dân sự cũng đủ để điều chỉnh quan hệ của các bên; ngoài ra, xác định hình thức bảo lãnh là một nội dung bắt buộc khác của cam kết bảo lãnh là thừa (bởi, bản thân cam kết bảo lãnh đã thể hiện nó là thƣ bảo lãnh hay hợp đồng bảo lãnh- quy định chính xác ở đây phải là xác định loại bảo lãnh nhƣ bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng,…). Trong khi đó, việc xác định cam kết bảo lãnh đƣợc thực hiện theo phƣơng thức nào (có kèm chứng từ không), thông tin giúp nhận dạng giao dịch cơ sở, các điều kiện thanh toán, chứng từ thanh toán… có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện bảo lãnh cũng nhƣ giải quyết tranh chấp thì lại không đƣợc đề cập đến.

Để tránh những rủi ro cơ bản, thực tế cho thấy cam kết bảo lãnh bắt buộc phải quan tâm đến những vấn đề sau:

* Vai trò của các chủ thể

Về vấn đề này pháp luật Việt Nam có sự tƣơng đồng với thông lệ quốc tế. Nhà làm luật bắt buộc trong nội dung của cam kết bảo lãnh phải có sự tồn tại của 03 chủ thể: ngƣời bảo lãnh, ngƣời đƣợc bảo lãnh và ngƣời thụ hƣởng. Tuy nhiên về pháp luật điều chỉnh cần quan tâm:

Bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng ngoại thuơng chủ yếu đƣợc thực hiện bởi các ngân hàng thƣơng mại. Pháp luật Việt Nam chỉ cho phép tổ chức tín dụng đƣợc phép hoạt động thanh toán quốc tế tham gia loại hình bảo lãnh này. Hiện tại pháp luật điều chỉnh chủ thể này là Luật Các tổ chức tín dụng và việc điều chỉnh mới dừng lại ở việc xác định các tổ chức tín dụng đƣợc phép hoạt động bảo lãnh ngân hàng, đối với bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng ngoại thƣơng thì pháp luật quản lý ngoại hối không đề cập rõ ràng. Về vấn đề này URDG 758 quy định, trong trƣờng hợp luật của nƣớc phát hành không quy định thì chủ thể phát hành là "ngƣời hoạt động theo danh nghĩa của chính mình". Nội dung của cụm từ "danh nghĩa" lại đƣợc xác định theo luật dân sự của quốc gia chủ thể đó. Với quy định này có thể nói phạm vi chủ thể đƣợc phép hoạt động bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng ngoại thƣơng theo URDG 758 mở rộng hợn rất nhiều so với theo luật Việt Nam.

* Cam kết của người bảo lãnh

Trong bảo lãnh, các bên phải xác định rõ cam kết bảo lãnh là cam kết có điều kiện hay cam kết vô điều kiện. Việc xác định có ý nghĩa quyết định đến điều kiện thực hiện bảo lãnh. Cam kết vô điều kiện là cam kết thực hiện bảo lãnh một cách độc lập, không phụ thuộc ý chí của các bên liên quan hoặc phụ thuộc hợp đồng cơ sở (loại cam kết này có ƣu điểm là bảo vệ quyền lợi của ngƣời thụ hƣởng, nhanh gọn trong quá trình thực hiện). Cam kết có điều kiện là cam kết thực hiện bảo lãnh khi xảy ra điều kiện mà các bên đã thỏa thuận (cam kết phụ thuộc vào ý chí của một trong các bên liên quan- ƣu điểm của loại bảo lãnh này là bảo đảm an toàn cho ngƣời bảo lãnh nhƣng việc thực hiện phức tạp hơn vì ngƣời thụ hƣởng phải mất công chứng minh điều kiện bảo lãnh đã xảy ra).

* Nguyên tắc thanh toán

Trong cam kết bảo lãnh, ngƣời bảo lãnh phải cam kết thực hiện thay nghĩa vụ thanh toán cho khách hàng khi đáp ứng đủ các điều kiện:

- Chứng từ xuất trình phải có yêu cầu thanh toán bằng văn bản và tuyên bố chứng minh sự vi phạm nghĩa vụ của ngƣời đƣợc bảo lãnh;

- Xuất trình phù hợp;

- Thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay trong giới hạn của số tiền bảo lãnh. Bên cạnh các lƣu ý trên, nội dung của bảo lãnh còn phải thể hiện đủ các vấn đề sau: số tiền và ngoại tệ thanh toán; thông tin để nhận dạng mối quan hệ cơ sở; ngôn ngữ của chứng từ thanh toán; thông tin để nhận dạng bảo lãnh đã phát hành; bên có trách nhiệm các loại phí và hiệu lực của bảo lãnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng ngoại thương tại Việt Nam. (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)