TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THỰC HIỆN BẢO LÃNH THỰC HIỆN NGHĨA VỤ THANH TOÁN TRONG HỢP ĐỒNG NGOẠI THƢƠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng ngoại thương tại Việt Nam. (Trang 48 - 50)

- Quy chế Bảo lãnh ngân hàng 2006: Bảo lãnh thể hiện bằng thƣ bảo lãnh,

2.2. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THỰC HIỆN BẢO LÃNH THỰC HIỆN NGHĨA VỤ THANH TOÁN TRONG HỢP ĐỒNG NGOẠI THƢƠNG

VỤ THANH TOÁN TRONG HỢP ĐỒNG NGOẠI THƢƠNG

Theo lý thuyết về hợp đồng, nếu giao kết hợp đồng là việc ghi nhận sự thống nhất ý chí tức thời của các bên vào thời điểm giao kết thì thực hiện hợp đồng là quá trình duy trì sự thống nhất ý chí đó. Do vậy, để sự thống nhất ý chí đƣợc duy trì linh hoạt, phù hợp với sự biến đổi liên tục của quan hệ thƣơng mại, việc thực hiện hợp đồng cần tuân thủ nguyên tắc thiện chí, hợp tác, trung thực, tin cậy theo hƣớng có lợi nhất cho các bên. Đối với quan hệ bảo lãnh, quy tắc chung điều chỉnh trình tự, thủ tục thực hiện bảo lãnh đƣợc xác định trong Nghị định 163 (đã sửa đổi, bổ sung) tại Điều 41, Điều 42 và Điều 43. Theo đó, căn cứ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đƣợc xác định là: khi có sự vi phạm nghĩa vụ trong quan hệ cơ sở; khi người được bảo lãnh phải thực

hiện nghĩa vụ đối với người thụ hưởng trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ đó, nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ; khi người được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ và các căn cứ khác, nếu pháp luật có quy định; nguyên tắc thực hiện bảo lãnh đƣợc xác định là: người thụ hưởng sẽ thông báo cho người bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi phát sinh căn cứ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh; người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ trong thời hạn do các bên thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận thì trong thời hạn hợp lý kể từ thời điểm được thông báo.

Đƣợc xem là văn bản cụ thể hóa Nghị định 163 để điểu chỉnh quan hệ bảo lãnh ngân hàng, Quy chế 26 quy định vấn đề thực hiện bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng ngoại thƣơng tại Điều 27. Nhƣng điều khoản này cũng không cụ thể hơn quy định của Nghị định 163 (đã sửa đổi, bổ sung) về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi quy định:

Trong thời hạn của bảo lãnh, người bảo lãnh hoặc bên xác nhận bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi người thụ hưởng xuất trình yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh và các tài liệu, chứng từ kèm theo (nếu có), thoả mãn đầy đủ các điều kiện đã quy định trong cam kết bảo lãnh. Trường hợp các bên thoả thuận áp dụng các quy tắc, tập quán, thông lệ quốc tế về bảo lãnh ngân hàng thì trình tự thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh phải tuân thủ theo các quy tắc, tập quán và thông lệ quốc tế đó;

Ngay sau khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, tổ chức tín dụng thông báo và ghi nợ cho khách hàng hoặc tổ chức tín dụng đề nghị bảo lãnh (gọi chung là bên nợ) số tiền tổ chức tín dụng đã trả thay, sau khi trừ phần thu hồi số tiền ký quỹ (nếu có); bên nợ có nghĩa vụ hoàn trả ngay số tiền tổ chức tín dụng đã trả thay. Trong trường hợp chưa hoàn trả được cho tổ chức tín dụng, bên nợ phải chịu lãi suất phạt đối với khoản nợ tổ chức tín dụng đã trả thay, tối đa bằng

150% lãi suất trong hợp đồng vay vốn giữa khách hàng và người thụ hưởng (trường hợp bảo lãnh vay vốn) hoặc lãi suất cho vay thông thường mà người bảo lãnh đang áp dụng, kể từ ngày tổ chức tín dụng thực hiện trả thay [5].

Các quy định trên mới chỉ định ra một nguyên tắc là ngƣời thụ hƣởng thực hiện thông báo bảo lãnh để ngƣời bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay cho ngƣời đƣợc bảo lãnh và khi có thông báo bảo lãnh ngƣời bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ thay. Còn các vấn đề cơ bản nhƣ: Thông báo thể hiện dƣới hình thức nào không đƣợc đề cập; thời hạn hợp lý để thực hiện nghĩa vụ thanh toán đƣợc xác định nhƣ thế nào không đƣợc đề cập; việc kiểm tra tính chân thực của thông báo nhƣ thế nào không đƣợc đề cập; điều kiện chấp nhận thanh toán hoặc từ chối thanh toán nhƣ thế nào không đƣợc đề cập và còn nhiều vấn đề pháp lý có thể nảy sinh mà nếu chỉ áp dụng các quy định này thì khó có thể giải quyết.

Với các quy định nhƣ trên có thể nói việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thuộc quyền chủ động của các ngân hàng và chủ yếu áp dụng các quy tắc hoặc tập quán thƣơng mại quốc tế. Theo thông lệ quốc tế, thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng ngoại thƣơng gồm các nội dung sau đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng ngoại thương tại Việt Nam. (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)