CHÍNH SÁCH HÌNH SỰ ĐỐI VỚI CÁC HÀNH VI PHẠM TỘI XÂM HẠ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam hiện nay (Trang 72 - 80)

2.3. BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ

2.3.2 CHÍNH SÁCH HÌNH SỰ ĐỐI VỚI CÁC HÀNH VI PHẠM TỘI XÂM HẠ

HẠI TRẺ EM

Xuất phát từ đặc thù của trẻ em là non nớt về thể chất và tinh thần, chưa thể suy nghĩ và nhận thức để đi đến quyết định đúng đắn khi tham gia vào các quan hệ xã hội cũng như chưa đủ sức khoẻ và nhận thức để bảo vệ mình trước các hành vi xâm hại. Do đó pháp luật hình sự Việt nam đặc biệt là trong BLHS 1999 đã coi việc phạm tội đối với trẻ em là tình tiết tăng nặng đối với người phạm tội nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em.

Chương XII: Các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người, cụ thể các tội thể hiện ở Điều 93: tội giết người; Điều 94: tội giết con mới đẻ; Điều 112: tội hiếp dâm trẻ em; Điều 114: tội cưỡng dâm trẻ em; Điều 115: tội giao cấu với trẻ em; Điều 116: tội dâm ô với trẻ em; Điều 120: tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em.

Chương XV: các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình ở các điều: Điều 150: tội loạn luân; Điều 151: tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; Điều 152: tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng.

Chương XVIII: các tội phạm về ma tuý cụ thể ở Điều 197: tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý Điều 198: tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý. Điều 200: tội cưỡng bức lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý.

Chương XIX: các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng: như Điều 252: tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp; Điều 253: tội truyền bá văn hoá phẩm đồi truỵ, Điều 254: tội chứa mãi dâm; Điều 256: tội mua dâm người chưa thành niên phạm tội; Điều 228: tội vi phạm quy định về sử dụng lao động trẻ em.

Theo quy định của khoản 1 Điều 93 BLHS 1999: người phạm tội giết phụ nữ mà biết là có thai, hoặc giết trẻ em đều có thể bị áp dụng khung hình phạt cao nhất là tử hình (BLHS 1985 quy định chỉ có thể áp dụng hình phạt tử hình đối với trường hợp giết phụ nữ mà biết là có thai chứ không quy định đối với trường hợp giết trẻ em). Điều 103 BLHS 1999 quy định: người đe doạ giết trẻ em có thể bị áp dụng hình phạt cao nhất tới 7 năm tù (BLHS 1985 không phân biệt đe dọa giết người lớn hay trẻ em và khung hình phạt cao nhất chỉ đến 2 năm tù). Khoản 1, khoản 2, Điều 104 quy định hành vi gây thương tích cho trẻ em hoặc phụ nữ đang có thai mà tỷ lệ thương tật dưới 11% nếu dùng hung khí hoặc gây thương tích nhiều lần hoặc đối với nhiều người thì bị xử lý hình sự theo quy định của pháp luật hình sự (theo quy định cũ hành vi này chỉ bị xử lý hành chính). Tương tự như vậy, Điều 110 quy định hành vi đối xử tàn ác đối với trẻ em, phụ nữ có thai là những người lệ thuộc như là một tình tiết tăng nặng định khung và người phạm

tội có thể bị áp dụng khung hình phạt cao nhất đến 3 năm tù giam thay vì 2 năm tù giam theo quy định của BLHS 1985.

Đặc biệt, để bảo vệ trẻ em nhất là các em gái trước tệ nạn của các tội phạm xâm phạm tình dục, BLHS 1999 đã có những quy định hết sức nghiêm khắc đối với những hành vi này. Trong BLHS 1985 sửa đổi, bổ sung kể từ ngày 10-5-1997 có thêm tội phạm mới - tội hiếp dâm trẻ em với những hình phạt hết sức nghiêm khắc. Ở BLHS 1999 tại điều 112 tội phạm trên được quy định lại một cách chi tiết hơn, chỉ cần có một tình tiết tăng nặng tương ứng như: phạm tội có tổ chức, làm nạn nhân chết, tự sát, gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật là 61% trở lên, người phạm tội có thể bị áp dụng khung hình phạt cao nhất là chung thân hoặc tử hình. Ngoài ra, BLHS 1999 ở Điều 112 còn khẳng định: mọi hành vi giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi đều bị coi là phạm tội hiếp dâm trẻ em và người phạm tội bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Cũng như vậy, những tình tiết như đã nêu ở trên cũng được coi là tình tiết tăng nặng định khung đối với tội cưỡng dâm trẻ em quy định tại điều 114 BLHS 1999, và mức hình phạt nặng nhất đối với người phạm tội được áp dụng là 18 năm tù giam hoặc tù chung thân.

Trẻ em lứa tuổi từ 13 đến dưới 16 tuổi, mặc dù đã có sự phát triển về sinh lý, nhưng sự nhận thức chưa đầy đủ, vì thế các em chưa ý thức được về đời sống tình dục, do đó, để bảo vệ các em khỏi sự dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc từ năm 1997 trong BLHS 1985 quy định thêm tội mới - tội giao cấu với trẻ em mà khung hình phạt cao nhất được áp dụng có thể đến 15 năm tù giam đối với người phạm tội. Tại BLHS 1999 vấn đề này được quy định ở Điều 115, ngoài ra BLHS 1999 còn quy định thêm tội mới - tội dâm ô đối với trẻ em (Điều 116), mà theo đó người đã thành niên có hành vi dâm ô đối với trẻ em có thể bị áp dụng khung hình phạt đến 12 năm tù.

Ngoài ra, trong BLHS 1999 đã có những quy định rõ ràng, chặt chẽ nhằm trừng trị nghiêm khắc các hành vi môi giới và chứa mại dâm, bảo vệ nhân phẩm, danh dự, sức khoẻ của trẻ em gái luật quy định các hành vi chứa mại dâm đối với trẻ em đều là các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự của tội phạm này.

Các hành vi mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em luôn được coi là tội phạm. Trước đây trong BLHS 1985 nhóm tội này được xếp vào nhóm các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình và các tội phạm đối với NCTN, hình phạt nặng nhất có thể áp dụng đối với người phạm tội này là 20 năm tù giam. Trong BLHS 1999, theo quy định tại Điều 120 những hành vi này được xếp vào nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của con người, mức hình phạt cao nhất có thể áp dụng khi có các tình tiết tăng nặng định khung đối với người phạm tội có thể xử phạt tới mức tù chung thân.

Những năm qua tệ nạn ma tuý có chiều hướng phát triển, một bộ phận không nhỏ trẻ em trở thành nạn nhân của tệ nạn này. Để bảo vệ trẻ em trước tệ nạn ma tuý, trong BLHS 1999, nhà làm luật đã coi việc sử dụng trẻ em vào việc phạm tội hoặc buôn bán ma tuý cho trẻ em là một tình tiết tăng nặng của tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt các chất ma tuý (Điều 194), tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý (Điều 197), tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý (Điều 200). Người chưa thành niên vi phạm pháp luật không còn là hiện tượng mang tính chất điểm nóng tại một vài địa phương, đô thị có nhịp độ phát triển kinh tế cao mà đã phổ biến trên nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước[38;23].

Trẻ em do chưa có ý thức đầy đủ, vì vậy thường là đối tượng dễ bị lôi kéo, dụ dỗ. Để bảo vệ trẻ em tránh khỏi những hành vi lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc và con đường phạm tội, Điều 252 BLHS 1999 quy định tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp NCTN phạm pháp và coi tình tiết phạm tội đối với trẻ em dưới 13 tuổi là tình tiết tăng nặng định khung, người phạm tội đối với tình tiết này có thể bị xử phạt nặng nhất tới 12 năm tù giam.

Lợi nhuận là một trong những mục đích, động cơ mà các chủ thể kinh doanh quan tâm theo đuổi. Theo đuổi này cũng là điều dễ hiểu và sẽ là hợp pháp, chính đáng nếu không vi phạm hành lang pháp luật và đạo đức. Song, tiếc thay, các hành lang đó có cả song không đủ mạnh để có thể ngăn chặn được những việc làm phi pháp xâm phạm đến trẻ em trên thực tế. Nhiều chủ sử dụng lao động đã tìm mọi cách để giảm chi phí sản xuất bằng cách sử dụng, khai thác sức lao động của trẻ em với tiền công rẻ mạt. Một trong những vấn đề mà người kinh doanh

luôn tính đến đó là chi phí sản xuất phải thấp cho nên họ luôn tìm kiếm đến các khả năng để giảm chi phí. Đối với các cơ sở sản xuất cơ sở kinh doanh với thiết bị thủ công hay cả những cơ sở có dây chuyền sản xuất tương đối hiện đại đều nghĩ tới hình thức sử dụng lao động trẻ em. Bởi hiện nay tình hình kinh tế của nước ta chưa cao, nhiều trẻ em còn thất học bỏ nhà ra thành phố kiếm sống hoặc vào làm các công việc ở các cơ sở sản xuất thủ công. Các cơ sở này lợi dụng sự thiếu hiểu biết lợi dụng tâm lý kiếm tiền của các em để kiểm lợi nhuận bằng cách tăng thời gian lao động (ở thành phố HCM hiện nay lao động trẻ em kiếm sống làm việc từ 8-12h/ngày) với điều kiện trái với quy định của pháp luật và với mức lương rất rẻ. Một số cơ sở sản xuất còn sử dụng trẻ em để làm việc trong những ngành nghề độc hại mà nhà nước đang nghiêm cấm.

Nền kinh tế thị trường với những mặt trái của nó đã khiến nhiều trẻ em phải tham gia quan hệ lao động từ sớm do hoàn cảnh. Để bảo vệ trẻ em tránh khỏi tình trạng bị bóc lột sức lao động nặng nề BLHS 1999 đã quy định tại Điều 228 tội vi phạm quy định về sử dụng lao động trẻ em, mà mức hình phạt cao nhất áp dụng đối với người phạm tội này khi có các tình tiết tăng nặng đến 7 năm tù giam. Điều luật này đã tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc để xã hội và bản thân trẻ em bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình, chống lại tình trạng bóc lột sức lao động của trẻ em nặng nề, vô nhân đạo.

Đây là một tội mới được bổ sung bởi nó mới xuất hiện do có cơ chế kinh tế thị trường mới. Loại hành vi này không chỉ có ở nước ta mà có ở rất nhiều nước đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Châu á, Châu Phi.

Việc bổ sung quy định về sử dụng lao động trẻ em vào BLHS nhằm tăng cường bảo vệ trẻ em khỏi sự bóc lột thậm tệ của giới chủ, họ đã sử dụng trẻ em làm những việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại, ảnh hưởng rất lớn đến sức khẻo, thậm chí tính mạng của các em. Đối với tội này, hậu quả nghiêm trọng là yếu tố cấu thành tội phạm tuy nhiên trường hợp người vi phạm trước đây đã bị xử phạt hành chính mà nay còn vi phạm mặc dù chưa gây hậu quả vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

Ngoài ra, pháp luật hình sự của nước ta còn có chính sách giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội là phụ nữ có thai. Chính sách này thể hiện

sự khoan hồng và nhân đạo, tạo điều kiện cần thiết cho sự phát triển của thai nhi- công dân tương lai của đất nước. Điều 35 BLHS 1999 quy định: “không áp dụng hình phạt tử hình đối với NCTN phạm tội, phụ nữ đang có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi xét xử. Không thi hành án tử hình đối với phụ nữ đang có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Trong trường hợp này hình phạt tử hình chuyển sang tù chung thân”.

Điều 61 BLHS 1999 còn quy định phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì được hoãn chấp hành hình phạt tù cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi.

Như vậy, với tính chất đặc thù của mình, Bộ luật hình sự thực sự là công cụ sắc bén trong việc bảo vệ các quyền trẻ em. Các quy định trong BLHS 1999 đã tạo ra được một khung pháp lý toàn diện và bao quát các vấn đề về bảo vệ quyền trẻ em. Những quy định này góp phần quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ quyền trẻ em mà Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và coi trọng.

Trong chương XII các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người trong đó có quy định rất cụ thể chế định hình phạt. Hình phạt ở chương này rất nghiêm khắc nó thể hiện thái độ kiên quyết đấu tranh đối với loại tội phạm này. Ở các tội xâm phạm các quyền nhân thân của trẻ em chế tài hình phạt còn thể hiện nghiêm khắc hơn, xâm phạm đến các quyền nhân thân của trẻ em trong nhiều tội còn là căn cứ để tăng nặng trách nhiệm hình sự của hành vi phạm tội. Bởi pháp luật xuất hiện là để bảo vệ con người đặc biệt là trẻ em không có hoặc rất hạn chế trong việc bảo vệ mình rất dễ bị tội phạm tấn công là đối tượng mà pháp luật cần đứng ra bảo vệ nhất.

- Quyền trẻ em được bảo vệ trong chế độ hôn nhân và gia đình.

Gia đình là nền tảng, là cái nôi, là trường học đầu tiên để con hình thành nên nhân cách. Nhưng không phải trong bất cứ gia đình nào trẻ cũng được thương yêu được chăm sóc. Một thực tế là ngay trong chính gia đình mình trẻ em cũng bị xâm hại về nhân phẩm, danh dự đến các quyền đã được đề cập trong mục 3 ở trên. Mà những hành vi đó diễn ra cũng rất nhiều trở nên nghiêm trọng buộc nhà nước phải quy định thành một chương riêng chương XV: các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình.

Trong chế định này có quy định những hành vi: Loạn luân, tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cháu người có công nuôi dưỡng mình, tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng.

Những hành vi trên thực sự đã vi phạm nghiêm trọng đến truyền thống đạo đức của dân tộc ta đặc biệt là những tư tưởng mà từ rất xưa được coi là những lễ giáo, những khuôn phép mà gia đình nào cũng phải thực hiện - đó là những mối quan hệ thiêng liêng.

Việc xét xử gần đây cho thấy tội loạn luân trong đó có bố hiếp con, anh hiếp em xẩy ra rất nhiều có trường hợp xẩy ra hậu quả rất nghiêm trọng. Nhưng trên thực tế các vụ loạn luân như trên xẩy ra rất nhiều do các gia đình cố tình che dấu không đi tố giác các hành vi nói trên.

Ở vấn đề này chúng ta cũng cần phải có những giải pháp để vừa đảm bảo quyền cho các em vừa góp phần đầu tranh chống tội phạm. Trong các tội phạm này hình phạt cao nhất là hình phạt tù đến 5 năm.

- Quyền trẻ em được bảo vệ khỏi sự kích động lôi kéo vào con đường sử dụng chất ma tuý.

Trước những yêu cầu mới của cuộc đấu tranh phòng chống các tội phạm về ma tuý đang có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp, đe doạ nghiêm trọng đến sức khoẻ của con người và ảnh hưởng xấu đến các mặt đời sống kinh tế, văn hoá và xã hội của đất nước, chương các tội phạm về ma tuý của BLHS năm 1999 đã phần nào đáp ứng được các đòi hỏi nói trên.

Do là chất gây nghiện nguy hiểm nên nhà nước độc quyền và thống nhất quản lý các chất ma tuý với những quy định rất nghiêm ngặt. Vi phạm các quy định thuộc chế độ quản lý các chất ma tuý không chỉ gây khó khăn cho việc kiểm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam hiện nay (Trang 72 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)