KHÁI QUÁT NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU VỀ BẢO VỆ QUYỀN TRẺ E MỞ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam hiện nay (Trang 80 - 83)

Trong lĩnh vực chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em ở nước ta thời gian qua đã đạt được nhiều thành tích to lớn, thể hiện ý thức trách nhiệm và sự quan tâm của Đảng, nhà nước và toàn xã hội. Thành tựu của hệ thống pháp luật nước ta về trẻ em được thể hiện trên những điểm chủ yếu sau đây.

3.1.1. Phê chuẩn và nội luật hoá các nguyên tắc của Công ƣớc quốc tế về quyền trẻ em quyền trẻ em

Gần 20 năm qua kể từ khi Nhà nước ta tham gia phê chuẩn Công ước quốc tế về quyền trẻ em, Việt nam, Đảng và Nhà nước ta tiếp tục đường lối quan tâm, chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho trẻ em, tạo cơ sở vững chắc cho việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Hệ thống pháp luật về trẻ em ngày càng được hoàn thiện cả trên phương diện văn bản pháp luật, cả trên phương diện tổ chức thực hiện và ý thức pháp luật của toàn xã hội. Mặc dầu còn nhiều yếu kém, bất cập, song chúng ta hoàn toàn có thể nói rằng, đã có một sự chuyển biến mạnh mẽ trong toàn xã hội về công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Song song với việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ quyền trẻ em, việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật bảo vệ quyền trẻ em rộng rãi trong xã hội, nâng cao nhận thức của chính trẻ em về các quyền của mình.

Vào ngày 16-1-1990, Việt nam là nước đầu tiên của khu vực Châu Á đã đặt bút ký phê chuẩn Công ước quốc tế về quyền trẻ em và ký vào Tuyên bố Thế giới về sự sống còn, bảo vệ và phát triển của trẻ em. Phải khẳng định rằng đây là một sự kiện chính trị - pháp lý quan trọng của Việt nam và từ đó đến nay Việt nam tiếp tục theo đuổi những cam kết này, mặc dù còn rất nhiều khó khăn trong thời kỳ nền kinh tế đang chuyển đổi. Toàn bộ hệ thống pháp luật Việt nam về trẻ em đã thể hiện rõ nét các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế như bảo đảm

quyền được sống, quyền được phát triển, quyền được bảo vệ; quyền được tham gia vào các hoạt động xã hội, trong cuộc sống gia đình, trường học, cộng đồng.

3.1.2 Xây dựng một hệ thống pháp luật tƣơng đối đồng bộ về bảo vệ quyền trẻ em trong các lĩnh vực quan hệ xã hội trẻ em trong các lĩnh vực quan hệ xã hội

Điểm lại từ các quy định mang tính nguyên tắc trong Hiến pháp cho đến những quy định cụ thể trong các lĩnh vực pháp luật, chế định pháp luật đều đã thể hiện được các nguyên tắc của luật pháp quốc tế về trẻ em. Toàn bộ các quy định của pháp luật về vấn đề bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã tạo ra được một khung pháp lý cơ bản cho việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Một năm sau ngày phê chuẩn Công ước quốc tế về quyền trẻ em, Nhà nước ta đã ban hành Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (năm 1991). Hiến pháp 1992 - hiến pháp của thời kỳ đổi mới đất nước đã có nhiều bổ sung quan trọng đối với việc bảo vệ các quyền trẻ em. Trên cơ sở của Hiến pháp 1992, hàng loạt văn bản quy phạm pháp luật mới đã được ban hành nhằm cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp như: BLLĐ 1994, BLDS 1995, Luật Quốc tịch 1998, BLHS 1999, Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 và các văn bản được ban hành từ trước đó như: Luật phổ cập giáo dục tiểu học 1991 và hàng loạt các văn bản dưới luật quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành đã tạo nên một chỉnh thể thống nhất của sự điều chỉnh pháp luật về trẻ em. Năm 2001, Hiến pháp 1992 được sửa đổi, một số văn bản quan trọng cũng lần lượt ra đời kéo theo sự thay đổi về các quy định liên quan đến trẻ em như BLDS 2005, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004. Sự điều chỉnh này bao gồm nhiều chế định pháp luật thuộc các lĩnh vực khác nhau, qua các giai đoạn cụ thể có sự sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn và ngày càng trở nên hoàn thiện thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em .

Hệ thống pháp luật về trẻ em đã có vai trò to lớn trong việc bảo vệ các quyền trẻ em trong các lĩnh vực hoạt động xã hội. Bằng các quy định pháp luật đã thể hiện việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em không phải là công việc riêng của một ai mà là công việc chung của toàn xã hội. Chính điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em, đặc biệt là những trẻ em có hành vi vi phạm pháp luật

có điều kiện giáo dục, cải tạo, sửa chữa lỗi lầm, có cơ hội tái hoà nhập cộng đồng, đồng thời góp phần làm tăng hiệu quả phòng chống vi phạm pháp luật từ trẻ em, đồng thời trừng trị nghiêm khắc những hành vi xâm hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em. Bên cạnh đó với sự điều chỉnh của pháp luật đã giúp cho chính trẻ em tự ý thức bảo vệ mình cũng như cho trẻ em thấy được bổn phận, trách nhiệm của mình trong đời sống gia đình, cộng đồng.

3.1.3 Hoạch định và tổ chức thực thi nhiều chƣơng trình hành động quốc gia về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em

Đảng và Nhà nước trong giai đoạn vừa qua đã tiến hành nhiều hoạt động thiết thực nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho trẻ em. Với các chương trình hành động quốc gia vì trẻ em được đưa ra ở các giai đoạn khác nhau nhằm mục tiêu: “tạo mọi điều kiện tốt nhất nhằm đáp ứng đầy đủ các nhu cầu và các quyền cơ bản của trẻ em, ngăn chặn và đẩy lùi các nguy cơ xâm hại trẻ em, xây dựng môi trường an toàn, lành mạnh để cho trẻ em Việt nam có cơ hội được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục và phát triền toàn diện về mọi mặt, có cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn”.[20] Qua đó sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở nước ta đã thu được những thành tựu nhất định. Có thể khái quát ở một số thành tựu chủ yếu sau.

- Quyền sống còn của trẻ em được bảo vệ. Theo số liệu của Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt nam tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi chết chỉ còn 43%, vượt kế hoạch đề ra là 13%, tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đủ 6 loại vắc xin là 93,3%, vượt chỉ tiêu kế hoạch là 3,3%, tỷ lệ trẻ sơ sinh có cân nặng thấp dưới 2500gr chỉ còn 7,7% vượt chỉ tiêu 1,73 %.

- Quyền phát triển của trẻ em cũng có sự cải thiện đáng kể. Trẻ em không chỉ cần được sống, mà còn phải được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục để phát triển một cách toàn diện cả về trí tuệ, thể chất và tinh thần, trẻ em có phát triển thì đất nước mới trường tồn. Xuất phát từ quan điểm trên Nhà nước ta đã hết sức quan tâm, đầu tư đảm bảo cho mọi trẻ em đều được chăm sóc và phát triển. Về giáo dục cho trẻ em, đến năm 2000, 100% tỉnh, thành trong cả nước đã hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học, tỷ lệ trẻ em 14 tuổi học hết lớp 3 đạt 94%

vượt chỉ tiêu đề ra là 3%, trẻ em học mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi đạt 42% trong khi chỉ tiêu đặt ra là 35 đến 40%.

- Quyền được bảo vệ, chăm sóc, vui chơi, giải trí.

Trong lĩnh vực chăm sóc đời sống văn hoá tinh thần, vui chơi, giải trí cho trẻ em, tính đến năm 2000 tỷ lệ các quận huyện có cơ sở văn hoá, vui chơi, giải trí là 50,8%. Để đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, một trong những việc làm thiết thực của nước ta là tăng dần khoản chi ngân sách cho các hoạt động vì trẻ em từ 2,4% đến 2,8 % ngân sách dành cho các hoạt động xã hội. Bên cạnh đó, Nhà nước đã và đang tổ chức hàng loạt các chương trình hành động quốc gia vì trẻ em nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Với các nỗ lực trên, thực trạng chất lượng cuộc sống của trẻ em được cải thiện rõ rệt. Kết quả cho đến năm 2000 đã có 70% trẻ em không nơi nương tựa được chăm sóc, giúp đỡ tại cộng đồng, trong đó 30% được chăm sóc tại các trung tâm bảo trợ xã hội, 100% trẻ em hồi hương hợp pháp được chăm sóc, tái hoà nhập cộng đồng, trên 80% trẻ em sứt môi, hở hàm ếch được phẫu thuật nụ cười. Hàng triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được bảo vệ, cải thiện đời sống, mỗi năm có hơn 200.000 trẻ em tàn tật được hưởng trợ cấp xã hội, 55.000 trẻ em mồ côi được hưởng trợ cấp nuôi dưỡng tại cộng đồng, khoảng 40% trẻ em khuyết tật được chăm sóc phục hồi chức năng, gần một triệu con em các gia đình nghèo được miễn giảm học phí… [34]

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam hiện nay (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)