PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam hiện nay (Trang 42 - 45)

2.1. BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

2.1.1 PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG

THÁNG 8 NĂM 1945 ĐẾN NAY

Đảng và Nhà nứớc ta đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật nhằm tạo điều kiện thuận lợi để đảm bảo quyền lợi và vì sự tiến bộ của phụ nữ và trẻ em. Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của người phụ nữ, gia đình: “Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ có một nửa", và: "Luật lấy vợ lấy chồng nhằm giải phóng phụ nữ, giải phóng phụ nữ tức là giải phóng phần nửa xã hội, là góp phần tiêu diệt tư tưởng phong kiến, tư tưởng tư sản trong người đàn ông”.[13; 728]

Gia đình là tế bào của xã hội, cùng với các thiết chế xã hội, gia đình giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Gia đình là một tế bào của xã hội. “Gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”[14; 523]. Cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 đã mở ra một giai đoạn mới cho cả dân tộc. Tuy vậy nhà nước ta vẫn tiến hành cuộc cách mạng về tư tưởng và văn hoá, xoá bỏ những phong tục tập quán cũ kỹ đã ăn sâu lâu đời trong nhân dân ta. Hiến pháp năm 1946 của nước Việt nam dân chủ cộng hoà ra đời bên cạnh việc thừa nhận quyền bình đẳng giữa nam và nữ, quyền của trẻ em

trong quy định ''Nhà nước bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em, bảo đảm phát triển các nhà đỡ đẻ, nhà giữ trẻ và vườn trẻ”. (Điều 24 Hiến pháp năm 1946). Hiến pháp năm 1946 đã đặc biệt quan tâm đến vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em. Điều 9 Hiến pháp ghi nhận “đàn bà ngang quyền với đàn ông”, trẻ em được chăm sóc và nuôi dạy bảo đảm sự phát triển về thể chất và trí lực (Điều 15).

Sau này các sắc lệnh số 97-SL ngày 25/5/1950 về dân luật và hôn nhân và gia đình và sắc lệnh số 159-SL ngày 17/11/1950 về ly hôn đã đề cập đến quyền và lợi ích của trẻ em - đó là tiền đề cho sự ra đời của các văn bản pháp lý khác cao hơn ra đời. Sắc lệnh 97 đã quy định ''Cha mẹ không có quyền xin giam cầm con cái khi chúng phạm lỗi” (Điều 8) hay ''Cho phép con hoang được tự mình xin truy nhận cha hoặc mẹ” (Điều 9). Về vấn đề ly hôn, sắc lệnh 159 cũng đã thể hiện quan điểm bảo vệ phụ nữ và trẻ em, khi quy định: người vợ đang trong thời kỳ có thai thì vợ hoặc chồng có thể xin toà hoãn đến kỳ sinh nở mới xử việc ly hôn; khi xử ly hôn toà án sẽ căn cứ vào quyền lợi của các con vị thành niên để ấn định việc trông nom, nuôi nấng và dạy dỗ. Tuy vậy, do ra đời trong hoàn cảnh xã hội nhất định, hai sắc lệnh trên có những hạn chế lịch sử nhất định.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Miền Bắc giành được độc lập và bước vào thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, quan hệ hôn nhân và gia đình cũng được thay đổi rõ nét. Trước hết phải kể đến sự kiện pháp lý quan trọng là Nhà nước ta đã ban hành Luật HNGĐ 1959. Luật HNGĐ 1959 như là một công cụ pháp lý hữu hiệu để xác lập, củng cố, phát triển các quan hệ hôn nhân và gia đình mới tiến bộ.

Về phạm vi điều chỉnh và cách thức điều chỉnh cũng đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng cụ thể và hoàn thiện hơn. Với 6 chương, 35 điều, Luật Hôn nhân và Gia đình 1959 đã giành cho trẻ em một sự quan tâm đặc biệt. Luật đã quy định các nguyên tắc cơ bản trong quan hệ hôn nhân và gia đình, quan hệ giữa các thành viên gia đình. Một trong bốn nguyên tắc cơ bản của Luật là bảo vệ quyền lợi của con cái. Theo đó, vợ chồng có nghĩa vụ nuôi dạy con cái; nghiêm cấm việc vứt bỏ, giết hại con mới sinh, không được hành hạ con cái; con trai, con gái có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau trong gia đình, con cái có quyền truy nhận

cha mẹ; trong trường hợp người vợ có thai, chồng chỉ có thể xin ly hôn sau khi người vợ đã sinh được một năm. Ngay trong Luật HNGĐ 1959 tại Điều 1 đã ghi nhận: “Nhà nước bảo đảm việc thực hiện đầy đủ chế độ hôn nhân tự do và tiến bộ, một vợ một chồng, nam nữ bình đẳng bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và con cái”, trên cơ sở đó Luật HNGĐ 1959 tại Điều 19 quy định: “con trai và con gái có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau trong gia đình” đồng thời xác định: “những hành vi xem thường lợi ích của con cái hoặc phân biệt đối xử giữa các loại con cái đều là những sai phạm nền đạo đức mới”

So sánh với Sắc lệnh 97 và Sắc lệnh 159, Luật HNGĐ 1959 đã có bước tiến rõ rệt về việc quy định các các quyền của trẻ em không những về số lượng mà còn cả về chất lượng. Mặc dù vậy, do điều kiện khách quan và chủ quan, bên cạnh nhiều thành tựu đạt được, Luật HNGĐ 1959 vẫn chưa thoát khỏi được những hạn chế như: “chưa kết hợp được những yếu tố tích cực, những giá trị chuẩn mực từ phong tục, tập quán vào trong pháp luật. Do đó nhiều các luật tục, phong tục tập quán thì bị bỏ rơi, còn pháp luật thì bỏ trống”[14;37] do những nguyên nhân chủ quan và khách quan.

Khi đất nước thống nhất hai miền nam bắc, hệ thống pháp luật nói chung và lĩnh vực pháp luật hôn nhân và gia đình đã có những đổi thay to lớn. Trên cơ sở của Hiến pháp 1980, luật HNGĐ 1986 đã được ban hành và là sự kế thừa, phát triển của Luật HNGĐ 1959. Với 10 chương, 57 điều tập trung vào 3 vấn đề lớn là hôn nhân, gia đình và chế độ đỡ đầu, bên cạnh đó, nhiều vấn đề đã được quy định mới hoặc sửa đổi, bổ sung cụ thể hơn như: quy định chế độ tài sản riêng của vợ và chồng bên cạnh chế độ tài sản chung vợ chồng, huỷ việc kết hôn trái pháp luật, vấn đề cấp dưỡng.

Về các nguyên tắc của quan hệ pháp lý giữa các thành viên gia đình, Luật HNGĐ 1986 đã có quy định mang tính cụ thể, phù hợp với các nguyên tắc của pháp luật quốc tế và bản sắc văn hoá dân tộc. Luật 1986 quy định nguyên tắc: không phân biệt đối xử giữa các con; vì lợi ích tốt nhất cho trẻ trong việc giải quyết các sự kiện pháp lí về hôn nhân gia đình liên quan đến trẻ... Luật đã có nhiều quy định cụ thể về việc bảo vệ quyền nhân thân và quyền tài sản cho trẻ em. Ví dụ, quyền của trẻ em được biết cha mẹ và được cha mẹ yêu thương, chăm

sóc, giáo dục, quyền của trẻ em không bị buộc cách ly cha mẹ trừ trường hợp cần thiết do luật định xuất phát từ lợi ích của trẻ, quyền của trẻ em được bày tỏ quan điểm, ý kiến về những vấn đề có liên quan đến mình; quyền của trẻ em có người đại diện cho lợi ích của mình trước pháp luật, quyền tài sản của trẻ em chưa thành niên...

Quan điểm trên của Luật HNGĐ 1959 đã được Hiến pháp 1980 ghi nhận thành tư tưởng chủ đạo, Điều 64 Hiến pháp ghi nhận: “Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con”, nguyên tắc này được thể chế hoá vào các quy định của luật HNGĐ 1986. Điều 19 Luật HNGĐ 1986 ghi “cha mẹ không phân biệt đối xử giữa các con”, “các con có nghĩa vụ và quyền ngang nhau trong gia đình” (Điều 21). Mọi quan hệ giữa cha mẹ và con (bao gồm tất cả các quyền và nghĩa vụ) được áp dụng như nhau đối với con nuôi và con đẻ (Điều 34), với con trong giá thú và “con ngoài giá thú được cha mẹ nhận hoặc được Toà án nhân dân cho nhận cha mẹ” (Điều 32).

Pháp luật luôn đi cùng cuộc sống và phải có những bước sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Một sự kiện nổi bật nữa là, sau hơn 15 năm thực hiện, Luật HNGĐ 1986 đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng, củng cố, và phát triển các quan hệ hôn nhân và gia đình, trong đó góp phần đổi mới nhận thức về các quyền của trẻ em và trách nhiệm của gia đình trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Các nguyên tắc và các quy định của Luật về cơ bản đã được tôn trọng và chấp hành trong đời sống gia đình và xã hội.[15;107]

Trên cơ sở kế thừa và phát huy những yếu tố tích cực, tiến bộ của Luật HNGĐ 1986, bổ sung những quy định mới, Luật HNGĐ 2000 đã được ban hành với sự phát triển và hoàn thiện thêm một bước các quy định của pháp luật hôn nhân gia đình về bảo vệ quyền trẻ em. Đồng thời cũng thể hiện tính đồng bộ với cả hệ thống pháp luật trong giai đoạn hội nhập của đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam hiện nay (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)