BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam hiện nay (Trang 45 - 53)

2.1. BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

2.1.2. BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM

Luật HNGĐ 2000 được Quốc hội nước CHXHCN Việt nam khoá X, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 9-6-2000 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01- 2001. Với 110 điều, 13 chương. Luật HNGĐ 2000 được ban hành nhằm cụ thể hoá những quy định của Hiến pháp 1992, BLDS 1995 về hôn nhân gia đình, kế thừa và phát triển những nguyên tắc cơ bản và các quy định còn phù hợp của Luật HNGĐ 1986. Luật HNGĐ năm 2000 đã phát triển các điều 63, 64 của Hiến pháp năm 1992 và điều 16 quy định về hôn nhân gia đình trong Bộ luật Dân sự được Quốc hội thông qua ngày 28-10-1995 và có hiệu lực từ ngày 01-7-1996. Pháp luật hôn nhân gia đình được xây dựng phát triển và hoàn thiện dần với xu hướng đảm bảo tốt hơn quyền lợi ích và sự tiến bộ của người phụ nữ và trẻ em cho phù hợp với những điều kiện khách quan của đời sống xã hội.

Về mức độ chi tiết, cụ thể và phù hợp, Luật hôn nhân và gia đình mới đã có bước thể hiện rất rõ. Đó chính là sự kế thừa và phát triển pháp luật về hôn nhân và gia đình Việt nam. Về số lượng và chất lượng của điều luật cũng đã được nâng cao thể hiện tư duy pháp lý mới của các nhà làm luật và của nhân dân. Luật hôn nhân và gia đình mới đã kết hợp hài hoà cả yếu tố hiện đại và yếu tố văn hoá truyền thống bằng việc bổ sung nhiều quy định mới như bổn phận - nghĩa vụ giữa các thành viên gia đình. Những quy định mới này đã phù hợp hơn trước những thay đổi khách quan của các quan hệ xã hội trong điều kiện hội nhập và xây dựng nhà nước pháp quyền.

Luật hôn nhân gia đình năm 2000 đã đề cao vai trò của gia đình trong đời sống xã hội, xây dựng củng cố gia đình Việt nam xã hội chủ nghĩa, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt nam chống lại những ảnh hưởng xấu của chế độ hôn nhân gia đình phong kiến tư sản, hạn chế những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường đối với quan hệ hôn nhân gia đình. Pháp luật hôn nhân gia đình quy định các quyền, nghĩa vụ về quyền nhân thân và quyền tài sản của các thành viên trong gia đình đồng thời nâng cao trách nhiệm của các thành viên trong gia đình. Bằng những quy định cụ thể, luật HNGĐ đã góp phần to lớn trong việc xác định trách nhiệm của nhà nước và xã hội trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em tạo điều kiện thuận lợi để các bà mẹ thực hiện chức năng cao quý của mình.

So với Luật HNGĐ 1986, Luật HNGĐ 2000 có 3 chương mới, cụ thể: chương V quy định về ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa anh chị em và các thành viên trong gia đình, chương VI về cấp dưỡng, chương XII về xử lý vi phạm. Với các quy định mới, Luật HNGĐ 2000 đã có những quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của từng thành viên trong gia đình, góp phần củng cố tính gắn bó tốt đẹp giữa các thành viên trong gia đình truyền thống của người phương Đông, gìn giữ những phong tục, tập quán tốt đẹp của người Việt nam, xoá bỏ những hủ tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình, củng cố và phát triển gia đình Việt nam xã hội chủ nghĩa. Không chỉ dừng lại ở sự phát triển về số lượng mà các quy định còn tập trung vào việc sửa đổi, bổ sung các điều luật cho phù hợp với các quy định của các ngành luật khác trong đó trước tiên là các quy định của pháp luật dân sự.

Một trong những vấn đề cơ bản của Luật HNGĐ 2000 là việc xác định hệ thống các nguyên tắc bảo vệ quyền trẻ em. Điều 2 Luật HNGĐ 2000 quy định những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình, trong số các nguyên tắc quy định tại điều 2 có 3 nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích của trẻ em, cụ thể: - Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân có ích cho xã hội; con có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ; cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà; các thành viên trong gia đình có nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau.

- Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con, giữa con trai và con gái, con đẻ và con nuôi, con trong giá thú và con ngoài giá thú.

- Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ phụ nữ, trẻ em, giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ.

Đây là những nguyên tắc cơ bản và được thể hiện cụ thể ở những nguyên tắc dưới đây:

1. Nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa các con.

Xuất phát từ truyền thống văn hoá đạo đức Việt nam, Luật HNGĐ năm 2000 tiếp tục thể hiện chính sách coi trọng gia đình, “gia đình là tế bào của xã hội”, muốn có xã hội tốt phải có gia đình vững chắc, gia đình trên nền tảng của

chế độ hôn nhân và gia đình tiến bộ. Trong Luật HNGĐ 2000 đã quy định nguyên tắc bảo đảm sự bình đẳng giữa các con được cha mẹ nuôi dưỡng, chăm sóc không phân biệt là con trai, con gái, con nuôi hay con đẻ, con trong giá thú hay con ngoài giá thú. Việc quy định này đã tạo ra một cơ sở pháp lý vững chắc bảo đảm cho sự phát triển về mọi mặt, bảo đảm cho trẻ em được nuôi dưỡng và chăm sóc trong một môi trường lành mạnh, nhận được sự chăm sóc, nuôi dưỡng từ phía những người thân trong gia đình, “cái nôi” đầu tiên nuôi dưỡng trẻ.

Với nguyên tắc này Luật HNGĐ đã góp phần loại bỏ những tư tưởng, thói quen cổ hủ, lạc hậu như quan niệm “trọng nam, khinh nữ”, phân biệt con trong giá thú, con ngoài giá thú. Trên quan điểm đó, Điều 34 Luật HNGĐ 2000 quy định:

“1. Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích của xã hội.

2. Cha mẹ không phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên; không được xúi dục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội”.

Luật hôn nhân và gia đình ra đời góp phần đề cao vai trò của gia đình trong đời sống xã hội, giữ gìn, phát huy truyền thống và những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt nam, xoá bỏ những tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình. Góp phần nâng cao trách nhiệm của công dân, Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình Việt nam.

Khoản 4 điều 2: ''Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân có ích cho xã hội, con có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, các thành viên trong gia đình có nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau''.

Khoản 5 điều 2: ''Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con, giữa con trai và con gái, con đẻ và con nuôi, con trong giá thú và con ngoài giá thú''. Khoản 6 điều 2: ''Nhà nước, xã hội và gia đình có trách

nhiệm bảo vệ phụ nữ, trẻ em, giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ''.

Những nguyên tắc này thể hiện rất rõ trong các chế định quy định về vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích của trẻ em như: Chương IV: Quan hệ giữa cha mẹ và con, Chương V: Quan hệ giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu, giữa anh, chị, em và giữa thành viên trong gia đình, Chương VI: Cấp dưỡng, Chương VII: Xác định, cha, mẹ, con; Chương VIII: Con nuôi, Chương IX: Giám hộ giữa các thành viên trong gia đình, Chương X: Ly hôn, Chương XI: Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.

Từ đó ta có thể thấy phần lớn các chế định trong luật hôn nhân và gia đình đều đề cập đến quyền và lợi ích của trẻ em - của các con trong cuộc sống gia đình trước và sau ly hôn. Một mặt bảo vệ quyền lợi của các cha mẹ, các con, ông bà, mặt khác giáo dục tinh thần trách nhiệm giữa họ với nhau: ''Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân có ích cho xã hội, có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng ông bà, các thành viên trong gia đình có nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau''. Như vậy luật đã mở rộng thêm chủ thể là ông, bà. Điều này nhằm củng cố gia đình truyền thống nhiều thế hệ, xây dựng nét đẹp văn hoá: con cháu hiếu thảo, gia đình là chỗ dựa vững chắc về tinh thần, vật chất cho các em. Đồng thời cũng tạo điều kiện để phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục, chăm sóc, bảo vệ trẻ em.

2. Nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất của trẻ em trong giải quyết các sự kiện pháp lý về Luật HNGĐ liên quan đến trẻ.

Khác với nhiều lĩnh vực quan hệ xã hội khác, trẻ em thường chịu nhiều tác động tiêu cực khi đời sống gia đình tan vỡ về mặt pháp lý và xã hội. Mặc dù, xét về quan điểm tiến bộ, vợ chồng, tức là ông bố và bà mẹ của các con trẻ được quyền ly hôn khi giữa họ đã có đầy đủ các yếu tố, các điều kiện ly hôn theo pháp luật. Ly hôn là hợp pháp, được pháp luật cho phép song lại để lại hậu quả nặng nề cho đứa trẻ. Nghịch lý cũng chính là ở điểm này. Do vậy, còn nước, còn tát, các thiết chế pháp lý và xã hội cần cố gắng hoà giải thành để vợ chồng đoàn tụ, góp phần giảm bớt khó khăn, bất hạnh cho các em.

Xuất phát từ đặc thù về tâm, sinh lý lứa tuổi, trẻ em đang ở trong giai đoạn còn non nớt về thể chất, trí tuệ, do đó trước những biến động về các quan hệ hôn nhân và gia đình, quyền và lợi ích của trẻ em bị ảnh hưởng nhiều nhất. Chính vì thế, pháp luật hôn nhân và gia đình đã thể hiện mối quan tâm hàng đầu đến những lợi ích của trẻ em khi điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình, đặc biệt khi giải quyết các sự kiện pháp lý về hôn nhân và gia đình liên quan trực tiếp đến trẻ.

Sự kiện ly hôn nếu xét riêng về phương diện lợi ích của trẻ em thì luôn có tác động không tốt, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của trẻ em nhiều nhất. Mục đích của hôn nhân là xây dựng một gia đình hạnh phúc, vợ chồng thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, cùng nuôi dạy con cái trở thành những công dân có ích cho xã hội, song không phải lúc nào mục đích của hôn nhân cũng đạt được. Trong trường hợp đời sống chung của vợ chồng mâu thuẫn trầm trọng, không thể kéo dài thì hôn nhân có thể chấm dứt bằng sự kiện ly hôn theo quy định của pháp luật (Điều 89, LHNGĐ 2000). Sự kiện ly hôn gây xáo trộn cuộc sống của trẻ em trên tất cả các phương diện từ tinh thần cho đến điều kiện sinh hoạt. Pháp luật do vậy cũng rất thận trọng khi quy định cách thức giải quyết ly hôn để đảm bảo lợi ích cho trẻ em và phụ nữ.

Theo đó, cho dù quyền yêu cầu ly hôn có thể được đặt ra từ yêu cầu của bất kỳ phía nào, chồng hoặc vợ nhưng “trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn” (Điều 85, LHNGĐ 2000), điều quy định này không hạn chế đối với trường hợp người vợ yêu cầu xin ly hôn. Nguyên tắc là phải đặt lợi ích của đứa trẻ lên trên hết trong việc giải quyết hậu quả pháp lý của việc xin ly hôn theo quy định của pháp luật, đặc biệt là lợi ích của con chưa thành niên. Điều này góp phần làm giảm đi phần nào những bất hạnh, thiệt thòi, rạn nứt về tâm lý, tinh thần và cả vật chất của trẻ em. Có như vậy mới góp phần hạn chế những khó khăn, tổn thất mà con cái phải gánh chịu từ sự tan vỡ của gia đình, tạo điều kiện cho con phát triển bình thường, đảm bảo việc học tập, lao động, sinh sống của trẻ em.

Đây là nguyên tắc chỉ đạo trong việc giải quyết ly hôn. Xuất phát từ quan điểm này, vì vậy khi ly hôn, việc giao con chưa thành niên cho ai trông nom, săn

sóc, giáo dục, nuôi dưỡng phải căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con (Điều 92, LHNGĐ 2000). Đồng thời vì lợi ích của con, khi cần thiết có thể thay đổi người trực tiếp nuôi con Điều 93). Khi quyết định ai là người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con nếu con từ 9 tuổi trở lên (Điều 92, 93).

Toà án nhân dân khi quyết định ai là người nuôi dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn phải căn cứ vào các điều kiện vật chất, tình cảm, đạo đức, lối sống, điều kiện sống cụ thể của cha mẹ để quyết định.

Khi chia tài sản khi ly hôn, phải bảo vệ quyền lợi hợp pháp của vợ và con chưa thành niên (khoản b, Điều 95). Để đảm bảo cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn, Luật HNGĐ quy định người cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con chưa thành niên phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con (Điều 56). Việc nuôi dạy con cái là nghĩa vụ của cha mẹ, do đó không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không, người không nuôi con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người không trực tiếp nuôi con làm nghĩa vụ cấp dưỡng vì lý do nào đó, Toà án nhân dân cần phải giải thích cho họ hiểu yêu cầu cấp dưỡng nuôi con là nhằm bảo đảm quyền lợi của con. Nếu xét họ không có yêu cầu cấp dưỡng là tự nguyện, người trực tiếp nuôi dưỡng có đầy đủ khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng con thì Toà án không buộc bên kia phải cấp dưỡng nuôi con. [16]

Vì lợi ích của đứa trẻ, khi quyết định việc nhận hay chấm dứt nuôi con nuôi, nhận hay chấm dứt việc giám hộ trẻ em chưa thành niên. Đây là một trong những nguyên tắc được đặt ra khi giải quyết các sự kiện pháp lý liên quan trực tiếp đến trẻ em.

Cùng với việc giao con cho ai, toà án đồng thời phải giải quyết việc cấp dưỡng nuôi con. Điều 92 luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: Người không nuôi giữ con có nghĩa vụ và quyền thăm nom, săn sóc con và phải đóng góp phí tổn nuôi dưỡng, giáo dục con. Giải quyết việc cấp dưỡng còn phải xuất phát từ nghĩa vụ nuôi nâng con cái, từ lợi ích của đứa trẻ, căn cứ vào nhu cầu tối thiểu để đảm bảo đời sống bình thường của đứa trẻ, đồng thời phải căn cứ vào hoàn cảnh và khả năng kinh tế của người cấp dưỡng và người nhận cấp dưỡng nuôi con để định mức cấp dưỡng.

Cấp dưỡng là vấn đề liên quan trước hết với đạo đức. Tuy vậy, pháp luật cũng phải “xắn tay áo” vào để hỗ trợ cho trách nhiệm, bổn phận đạo đức. Việc cấp dưỡng nuôi con được thực hiện một cách tự giác. Trường hợp người phải cấp dưỡng không tiến hành việc đóng góp thì toà án nhân dân quyết định khấu trừ vào

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam hiện nay (Trang 45 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)