Pháp luật về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam (Trang 33 - 37)

1.8.1. Khái niệm pháp luật về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu

KDBH là một lĩnh vực kinh doanh đặc thù, được pháp luật điều chỉnh không chỉ bằng luật kinh doanh thông thường mà Nhà nước còn ban hành luật chuyên ngành (Luật KDBH) để điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực KDBH.

Bảo hiểm TDXK là một loại bảo hiểm tài sản, là một trong ba loại hình kinh doanh bảo hiểm cùng với bảo hiểm con người và bảo hiểm trách nhiệm dân sự, nên pháp luật về bảo hiểm TDXK là một bộ phận trong pháp luật về KDBH. Vì thế, pháp luật về bảo hiểm TDXK có thể được hiểu tổng hợp các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ KDBH có đối tượng bảo hiểm là các khoản tín dụng

dùng để hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu - khoản tín dụng của người xuất khẩu cấp cho người nhập khẩu hoặc khoản cho vay trung và dài hạn mà ngân hàng dùng để tài trợ cho các dự án và cung cấp vốn cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa.

1.8.2. Cấu trúc pháp luật bảo hiểm tín dụng xuất khẩu

Pháp luật về bảo hiểm TDXK gồm hai bộ phận chủ yếu:

Thứ nhất, bộ phận pháp luật quy định về chủ thể cung cấp dịch vụ bảo hiểm TDXK, tức là doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm TDXK. Bộ phận pháp luật này điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm xác định địa vị pháp lý của doanh nghiệp bảo hiểm với những quyền và nghĩa vụ phù hợp. Với năng lực pháp luật được pháp luật quy định, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ có cơ sở pháp lý để tiến hành các hoạt động kinh doanh với tư cách là một chủ thể độc lập. Bộ phận pháp luật này thông thường bao gồm những quy định về việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm; về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm khi hoạt động.

Thứ hai, bộ phận pháp luật điều chỉnh quan hệ kinh doanh bảo hiểm TDXK. Thực chất, bộ phận pháp luật này điều chỉnh quan hệ hợp đồng bảo hiểm TDXK vì khi kinh doanh bảo hiểm TDXK, doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp dịch vụ bảo hiểm TDXK với bên mua bảo hiểm thông qua một giao dịch hợp đồng. Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm sẽ thỏa thuận với nhau về đối tượng bảo hiểm, phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, thời hạn bảo hiểm, mức phí và phương thức đóng phí bảo hiểm, thời hạn và phương thức bồi thường, giải quyết tranh chấp…

Từ việc nghiên cứu những vấn đề lý luận về bảo hiểm TDXK và pháp luật về bảo hiểm TDXK, có thể rút ra những kết luận sau:

1. Bảo hiểm TDXK là dịch vụ bảo vệ và bồi thường cho người xuất khẩu khi họ cấp tín dụng thương mại (bán trả chậm) hoặc bảo vệ và bồi thường cho các ngân hàng khi ngân hàng cho vay trung – dài hạn. Bảo hiểm TDXK là một loại bảo hiểm thiệt hại (tức là bảo hiểm tài sản theo nghĩa rộng). Bảo hiểm TDXK bảo hiểm cho rủi ro thương mại và rủi ro chính trị. Hoạt động bảo hiểm TDXK sơ khai được hình thành tại châu Âu vào giữa thế kỷ 18. Bảo hiểm TDXK đầu tiên vẫn được điều hành bởi chính phủ, đến thập kỳ 90, xu hướng tư nhân hóa và thương mại hóa hoạt động bảo hiểm TDXK xuất hiện và phát triển. Bảo hiểm TDXK phòng ngừa rủi ro trong thanh toán cho thương nhân xuất khẩu, từ đó thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Các đặc điểm của bảo hiểm TDXK đó là: (i) rủi ro cao và khó kiểm soát; (ii) liên quan đến chính sách và không nhằm mục tiêu tạo ra lợi nhuận; (iii0 có sự tham gia của chính phủ vào việc quản lý hoạt động; (iv) mang tính định hướng thị trường. Trong gần một thế kỷ hình thành và phát triển, các hình thức bảo hiểm trở nên đa dạng hơn, phạm vi bảo hiểm rộng hơn và cơ chế hoạt động linh hoạt hơn. Bảo hiểm TDXK phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm, đó là: (i) trung thực tuyệt đối; (ii) quyền lợi có thể bảo hiểm; (iii) bồi thường và (iv) nguyên nhân trực tiếp. Bên cạnh đó bảo hiểm TDXK cũng có các nguyên tắc riêng, bao gồm: (i) tập trung phân bổ và giảm thiểu rủi ro; (ii) nhận đơn bảo hiểm dựa trên giới hạn về tín dụng của người mua; (iii) bảo hiểm toàn bộ và (iv) thu hồi khoản nợ ở nước ngoài. Các mô hình hoạt động của bảo hiểm TDXK bao gồm: (i) Mô hình của chính phủ; (ii) Mô hình của các doanh nghiệp tư nhân có sự đảm bảo của chính phủ và (iii) Mô hình ngân hàng xuất nhập khẩu.

2. Pháp luật về bảo hiểm TDXK có thể được hiểu là tổng hợp các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ KDBH có đối tượng bảo hiểm là các khoản tín dụng dùng để hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu - khoản tín dụng của người xuất khẩu cấp cho người nhập khẩu hoặc khoản cho vay trung và dài hạn mà ngân hàng dùng để tài trợ cho các dự án và cung cấp vốn cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa.

Pháp luật về bảo hiểm TDXK là một bộ phận trong pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.

3. Pháp luật về bảo hiểm TDXK gồm hai bộ phận chủ yếu: (i) Bộ phận pháp luật quy định về doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm TDXK; (ii) Bộ phận pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng bảo hiểm TDXK.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ

BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)