Về mô hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam (Trang 73 - 76)

3.3. Một số kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tín dụng

3.3.1. Về mô hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu

Để phát triển hoạt động bảo hiểm TDXK một cách hiệu quả, trước hết Việt Nam cần lựa chọn mô hình bảo hiểm TDXK phù hợp. Theo chúng tôi, mô hình gián tiếp của chính phủ là phù hợp hơn cả với Việt Nam. Theo mô hình này, chính phủ đầu tư thành lập một thực thể kinh tế tài chính độc lập để thực hiện các vấn đề liên quan đến hoạt động bảo hiểm TDXK, chính phủ chỉ chịu trách nhiệm hình thành các cơ chế, quy định về quản lý và hỗ trợ tài chính thay vì quản lý trực tiếp. Sở dĩ mô hình này phù hợp với Việt Nam vì để cung cấp dịch vụ bảo hiểm TDXK, doanh nghiệp bảo hiểm phải đáp ứng các yêu cầu rất cao về vốn, năng lực điều hành, chuyên môn công nghệ do bảo hiểm TDXK liên quan tới hoạt động giao thương toàn cầu với giá trị giao dịch lớn; quy trình đánh giá, phân tích rủi ro nhận bảo

hiểm, kiểm soát quản lý rủi ro, xử lý khiếu nại và thu hồi nợ trên phạm vi rộng, phức tạp. Những yêu cầu đó đòi hỏi doanh nghiệp bảo hiểm phải có một nguồn hỗ trợ rất lớn và chỉ có sự hỗ trợ từ nhà nước mới đảm bảo được nhu cầu này. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy bảo hiểm TDXK đầu tiên vẫn được điều hành bởi chính phủ, chỉ đến khi các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm TDXK đã có đủ kinh nghiệm và thị trường bảo hiểm TDXK đã có bước phát triển đáng kể thì hoạt động bảo hiểm TDXK mới dần được tư nhân hóa và thương mại hóa. Qua những phân tích ở Chương 1 cho thấy ở các nước đã có hoạt động bảo hiểm TDXK, tổ chức bảo hiểm TDXK là một tổ chức có sự bảo trợ của nhà nước, có sự tham gia của nhiều bộ ngành, có phạm vi hoạt động ở tầm quốc gia, hoạt động hầu như là phi lợi nhuận, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu là chủ yếu, do vậy, không phải doanh nghiệp bảo hiểm tư nhân nào cũng muốn tham gia kinh doanh bảo hiểm TDXK. Sự khác nhau giữa bảo hiểm TDXK có nhà nước bảo trợ và bảo hiểm TDXK thương mại thể hiện ở nhiều mặt. Trước hết, tổ chức bảo hiểm TDXK có nhà nước bảo trợ có phạm vi hoạt động ở tầm quốc gia và mang tính bổ trợ, nhà nước chỉ bảo hiểm khi các doanh nghiệp bảo hiểm với trách nhiệm của mình không thể hoặc không muốn cung cấp bảo hiểm. Trong khi đó, doanh nghiệp bảo hiểm TDXK thương mại cung cấp bảo hiểm TDXK cho bất kỳ rủi ro nào được cho là sẽ thu lợi nhuận. Hơn nữa, để tránh rủi ro, doanh nghiệp bảo hiểm phải giải quyết các vấn đề như thẩm định dự án, thông tin khách hàng, kiểm soát rủi ro…mà không phải doanh nghiệp bảo hiểm tư nhân nào cũng có đủ khả năng để giải quyết. Thực tiễn hoạt động bảo hiểm TDXK ở Việt Nam cho thấy các doanh nghiệp bảo hiểm gặp nhiều khó khăn khi kinh doanh bảo hiểm TDXK, ngay cả các doanh nghiệp bảo hiểm được lựa chọn triển khai thí điểm bảo hiểm TDXK trong Chương trình thí điểm bảo hiểm TDXK giai đoạn 2011

– 2013 cũng phải phụ thuộc gần như hoàn toàn vào các tổ chức TDXK quốc tế trong quá trình thu thập, đánh giá thông tin người mua phục vụ cho công tác đánh giá rủi ro và nhận bảo hiểm do chưa đủ nguồn lực và trình độ [17]. Qua đó cho thấy các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam chưa thể tự triển khai bảo hiểm TDXK, do đó việc nhà nước đầu tư thành lập một doanh nghiệp bảo hiểm TDXK độc lập chuyên hỗ trợ cho các doanh nghiệp và các ngân hàng đảm bảo tài chính và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng xuất khẩu thông qua một số dịch vụ gia tăng như cập nhật thông tin doanh nghiệp theo các nhóm ngành hàng của từng quốc gia, phân tích rủi ro quốc gia...là cần thiết và phù hợp với tình hình hiện nay.

Doanh nghiệp bảo hiểm TDXK Nhà nước phải là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước đáp ứng được các yêu cầu sau:

(i) Được Nhà nước bảo trợ, có phạm vi hoạt động ở tầm quốc gia

và thực hiện tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc sử dụng bảo hiểm TDXK như một công cụ hỗ trợ xuất khẩu; có nhiều chi nhánh ở các địa phương, đặc biệt là những khu vực có mặt hàng, ngành hàng xuất khẩu chủ lực nhằm phối hợp nhịp nhàng, tạo được sự đồng bộ trong quá trình thực hiện.

(ii) Có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các ngân hàng thương

mại, các doanh nghiệp bảo hiểm thương mại, các doanh nghiệp tái bảo hiểm cũng như các tổ chức TDXK chính thức khác thông qua việc trao đổi cơ sở dữ liệu, thông tin trong quá trình thanh toán quốc tế của các hợp đồng xuất khẩu hoặc tham gia đồng bảo hiểm hoặc tái bảo hiểm trong những dự án cụ thể.

(iii) Bên cạnh những vai trò chính như trên, công ty bảo hiểm TDXK Nhà nước còn có trách nhiệm cung cấp các dịch vụ

bổ sung mà thị trường đang thiếu, thực hiện chuyên giao rủi ro với các doanh nghiệp tái bảo hiểm bằng kỹ năng quản lý cũng như tiềm lực về vốn, qua đó cân đối cơ cấu rủi ro, hạn chế gánh nặng cho các doanh nghiệp tham gia và Ngân sách nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)