Về thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm tín dụng xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam (Trang 79 - 93)

3.3. Một số kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tín dụng

3.3.6. Về thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm tín dụng xuất

tín dụng xuất khẩu

Như đã trình bày ở Chương 2, pháp luật Việt Nam chưa quy định khoản phí bảo hiểm đầu tiên phải đóng khi giao kết để đảm bảo hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực. Liên quan đến vấn đề này, pháp luật của nhiều nước không cho phép nợ phí bảo hiểm và thường quy định bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, có thể là khoản phí bảo hiểm đầu tiên để hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực. Ví dụ, Điều 77 Luật bảo hiểm của Philippines năm 1974 quy định rõ “Bất kể có thỏa thuận gì trong hợp đồng, không hợp đồng hoặc đơn bảo hiểm nào có hiệu lực trừ khi và đến khi phí bảo hiểm đã được trả, loại trừ trong Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có áp dụng thời gian gia hạn nộp phí” [61]. Hay, Điều 38 Luật hợp đồng bảo hiểm Đức quy định “1. Nếu người sở hữu đơn bảo hiểm không nộp phí bảo hiểm lần đầu hay phí bảo hiểm thu một lần đúng hạn, thì chừng nào phí chưa được nộp, người bảo hiểm có quyền đình chỉ hợp đồng…2. Vào thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm mà chưa nộp phí bảo hiểm, thì người bảo hiểm được miễn trách nhiệm bồi thường” [60].

Như vậy, khác với quy định của các nước trên, ở Việt Nam, Luật KDBH giành sự chủ động, linh hoạt cho các bên trong việc giao kết hợp đồng bảo hiểm đó là việc cho phép các bên có thể thỏa thuận nộp phí sau thời điểm giao kết hợp đồng và nếu tổn thất thuộc phạm vi rủi ro được bảo

hiểm xảy ra trong thời gian chờ nộp phí này thì doanh nghiệp bảo hiểm vẫn có trách nhiệm giải quyết bồi thường. Tuy nhiên, pháp luật lại không khống chế thời gian các bên được phép thỏa thuận vấn đề này tối đa là bao nhiêu ngày, dễ tạo kẽ hở cho việc vi phạm các quy định quản lý tài chính của Nhà nước trong quá trình hình thành, phân phối và sử dụng quỹ bảo hiểm thương mại. Thực tế, tình trạng cho nợ phí rất lớn và không truy thu được tồn tại ở hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm, ngoài ra quy định không chặt chẽ vấn đề này dễ dẫn đến trường hợp tiêu cực hoặc vì quan hệ khách hàng mà doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận bồi thường sai với các nguyên tắc tài chính của Nhà nước, tổn thất rồi mới đi mua bảo hiểm và được hợp thức hóa bằng các thỏa thuận cho nợ phí bảo hiểm.

Vì vậy, để hạn chế vấn đề này, cũng như có sự áp dụng thống nhất trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, thì Nhà nước cần có quy định về thời gian tối đa các bên được phép thỏa thuận việc cho nợ phí.

Ngoài ra, liên quan đến điều khoản quy định về thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trong Luật KDBH cho thấy: Luật KDBH đặt tên Điều 15 là “Thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm”, theo chúng tôi, cách đặt tên điều khoản như vậy là không chính xác. Do bản chất của nội dung Điều này là pháp luật quy định về thời điểm hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực ràng buộc quyền lợi và nghĩa vụ của các bên, những nghĩa của cụm từ “thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm” cho phép hiểu Điều này chỉ quy định về trách nhiệm của một chủ thể trong quan hệ hợp đồng bảo hiểm – đó là doanh nghiệp bảo hiểm. Trong khi đó, bản chất của quan hệ hợp đồng thì trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm thực tế có phát sinh hay không lại phụ thuộc vào các điều kiện và sự kiện bảo hiểm quy định trong hợp đồng. Việc quy định về trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm phát sinh từ thời điểm hợp đồng bảo hiểm đã

được giao kết chỉ là việc xác định về mặt hình thức. Cách đặt tên điều không chính xác như vậy nên đã không bao hàm nghĩa xác định được thời điểm hợp đồng bảo hiểm phát sinh hiệu lực đối với các trách nhiệm của bên mua bảo hiểm, trong khi Luật KDBH không có thêm điều khoản nào khác quy định về vấn đề này.

Vì vậy, Điều này cần được sửa lại tên cho phù hợp, đúng bản chất của nội dung quy định về “Thời điểm phát sinh hiệu lực của

hợp đồng bảo hiểm”.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Từ thực trạng pháp luật về bảo hiểm TDXK và định hướng hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm TDXK, có thể đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm TDXK như sau:

1. Để phát triển hoạt động bảo hiểm TDXK một cách hiệu quả, trước hết Việt Nam cần lựa chọn mô hình bảo hiểm TDXK phù hợp. Theo chúng tôi, mô hình gián tiếp của chính phủ là phù hợp hơn cả với Việt Nam. Việc nhà nước đầu tư thành lập một doanh nghiệp bảo hiểm TDXK độc lập chuyên hỗ trợ cho các doanh nghiệp và các ngân hàng đảm bảo tài chính và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng xuất khẩu thông qua một số dịch vụ gia tăng như cập nhật thông tin doanh nghiệp theo các nhóm ngành hàng của từng quốc gia, phân tích rủi ro quốc gia...là cần thiết và phù hợp với tình hình hiện nay, đó là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước; có nhiều chi nhánh ở các địa phương, đặc biệt là những khu vực có mặt hàng, ngành hàng xuất khẩu chủ lực nhằm phối hợp nhịp nhàng, tạo được sự đồng bộ trong quá trình thực hiện.

2. Pháp luật cần sửa đổi theo hướng quy định đại lý bảo hiểm là một nghề thương mại và cá nhân, tổ chức làm đại lý phải được cấp phép hành

nghề. Bộ Tài chính cũng cần sớm nghiên cứu ban hành Bộ Quy tắc hành

nghề đại lý bảo hiểm để làm tiêu chuẩn đào tạo cũng như tiêu chuẩn hành nghề đối với đại lý bảo hiểm. Những quy tắc này cần tập trung vào những vấn đề mang tính đạo đức nghề nghiệp và sự cẩn trọng của đại lý bảo hiểm.

3. Chúng tôi kiến nghị nên có những quy định về nội dung quy tắc và điều khoản bảo hiểm đồng thời quy định quy tắc, điều khoản bảo hiểm được áp dụng là một bộ phận không thể tách rời của hợp đồng. Những nội dung đã được ghi nhận tại quy tắc, điều khoản có thể không ghi nhận tại hợp đồng nếu không có thỏa thuận khác.

Nên hạn chế các nội dung chủ yếu của hợp đồng bảo hiểm ở các điểm:

d) Phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm đ) Điều khoản loại trừ bảo hiểm

h) Thời hạn, phương thức trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường bảo hiểm

4. Chúng tôi kiến nghị cần hướng dẫn cụ thể quy định tại điểm a khoản 3 Điều 16 Luật KDBH để việc vận dụng và áp dụng pháp luật được thống nhất, tránh trường hợp xảy ra tranh chấp, làm vô hiệu hóa các điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm khi bên mua bảo hiểm có các hành vi vi phạm pháp luật.

5. Trong giai đoạn bảo hiểm TDXK ở Việt Nam còn sơ khai như hiện nay, nhà nước cần hỗ trợ bên mua bảo hiểm trong việc đóng phí bảo hiểm TDXK như trong Chương trình thí điểm bảo hiểm TDXK giai đoạn 2011 – 2013 để thúc đẩy các nhà xuất khẩu tham gia bảo hiểm TDXK nhằm bảo vệ các nhà xuất khẩu trước các rủi ro trong thương mại quốc tế.

6. Điều 15 Luật KDBH quy định về “Thời điểm phát sinh trách

nhiệm bảo hiểm” cần được sửa lại tên thành “Thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm” cho phù hợp, đúng bản chất của nội dung

KẾT LUẬN CHUNG

Thông qua việc nghiên cứu pháp luật về bảo hiểm TDXK ở Việt Nam, có thể rút ra những kết luận chính sau đây:

Thứ nhất, pháp luật về bảo hiểm TDXK có thể được hiểu là tổng hợp các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ KDBH có đối tượng bảo hiểm là các khoản tín dụng dùng để hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu - khoản tín dụng của người xuất khẩu cấp cho người nhập khẩu hoặc khoản cho vay trung và dài hạn mà ngân hàng dùng để tài trợ cho các dự án và cung cấp vốn cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa. Pháp luật về bảo hiểm TDXK là một bộ phận trong pháp luật về kinh doanh bảo hiểm. Pháp luật về bảo hiểm TDXK gồm hai bộ phận chủ yếu: (i) Bộ phận pháp luật quy định về doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm TDXK; (ii) Bộ phận pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng bảo hiểm TDXK.

Thứ hai, bên cạnh những thành tựu, pháp luật về bảo hiểm TDXK còn nhiều bất cập cần được sửa đổi, bổ sung như quy định về phân phối sản phẩm bảo hiểm TDXK qua đại lý bảo hiểm; nội dung chủ yếu của hợp đồng bảo hiểm TDXK; điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm TDXK…

Thứ ba, sự cần thiết của bảo hiểm TDXK ở Việt Nam đòi hỏi pháp luật về bảo hiểm TDXK phải được hoàn thiện trong giai đoạn hiện nay. Việc hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm TDXK ở Việt Nam cần bám sát theo Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm giai đoạn 2011 – 2020.

Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng nhưng khó tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý của các nhà khoa học, các thầy cô giáo và các đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tiếng Việt

1. Phương Anh (2010), “Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu: Công cụ thúc

đẩy xuất khẩu”, Thời báo Kinh tế Sài Gòn online,

http://www.thesaigontimes.vn/Home/taichinh/baohiem/29635/, cập nhật hồi 10:36 ngày 04/02/2010, truy cập ngày 05/8/2011.

2. Bộ Tài chính (1999), Luật bảo hiểm một số nước, NXB Tài chính, Hà Nội.

3. Bộ Tài chính (2007), Thông tư số 155/2007/TT-BTC ngày 20 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Hà Nội. 4. Bộ Tài chính (2007), Thông tư số 156/2007/TT-BTC ngày 20 tháng

12 năm 2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 46/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, Hà Nội.

5. Bộ Tài chính (2009), Thông tư số 86/2009/TT – BTC ngày 28 tháng 4 năm 2009 sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 155/2007/TT- BTC ngày 20 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Thông tư số 156/2007/TT – BTC ngày 20 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 46/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ

quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, Hà Nội.

6. Bộ Tài chính (2011), Thông tư số 99/2011/TT – BTC ngày 07 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý tài chính đối với việc thực hiện thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, Hà Nội.

7. Bộ Tài chính (2011), Quyết định số 1626/QĐ – BTC ngày 07 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài chính về việc ban hành tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm triển khai thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, Hà Nội.

8. Bộ Tài chính (2011), Quyết định số 2170/QĐ – BTC ngày 09 tháng 9 năm 2011 của Bộ Tài chính về việc công bố danh sách doanh nghiệp bảo hiểm được lựa chọn triển khai thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, Hà Nội.

9. Bộ Tài chính (2011), Quyết định số 2766/QĐ – BTC ngày 16 tháng 11 năm 2011 của Bộ Tài chính về việc ban hành Quy tắc chung bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, Hà Nội.

10.Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 124/2012/TT – BTC ngày 30 tháng 7 năm 2012 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 45/2007/NĐ – CP ngày 27 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Nghị định số 123/2011/NĐ – CP ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Hà Nội.

11. Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 125/2012/TT – BTC ngày 30 tháng 7 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh

nghiệp môi giới bảo hiểm và chi nhánh bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, Hà Nội.

12. Chính phủ (2006), Nghị định số 151/2006/NĐ - CP ngày 20 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, Hà Nội.

13. Chính phủ (2007), Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Hà Nội.

14. Chính phủ (2007), Nghị định số 46/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, Hà Nội.

15.Chính phủ (2011), Nghị định số 75/2011/N Đ – CP ngày 30 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, Hà Nội.

16.Chính phủ (2011), Nghị định số 123/2011/NĐ – CP ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2007/NĐ – CP ngày 27 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Hà Nội.

17. Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công thương, “Đẩy mạnh phổ biến và áp dụng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu”, Cổng thông tin điện từ Bộ Công thương: www.moit.gov.vn, cập nhật ngày 11/3/2014.

18. Phan Thị Thành Dương và Phan Huy Hồng (2007), “Pháp luật kinh doanh bảo hiểm trước yêu cầu sửa đổi, bổ sung để phù hợp với cam kết WTO và thực tiễn”, Tạp chí Khoa học pháp lý, 3 (40), tr. 5 – 10.

19.Nguyễn Văn Định (Chủ biên) (2004), Giáo trình Quản trị kinh doanh bảo hiểm, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, NXB Thống kê, Hà Nội.

20.Nguyễn Văn Định (Chủ biên) (2005), Giáo trình bảo hiểm, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, NXB Thống kê, Hà Nội.

21.Nguyễn Văn Định (2010), Kinh tế bảo hiểm, NXB Lao động – Xã

hội, Hà Nội.

22.Lê Thế Đồng (2012), “Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu: Khó và dễ”,

Tạp chí thương mại thủy sản online, 147, 12/3/2012,

http://vietfish.org/20120329025749649p48c54/bao-hiem-tin-dung- xuat-khau-kho-va-de.htm, truy cập ngày 10/5/2012.

23.Vương Việt Đức (2003), Hợp đồng bảo hiểm tài sản, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.

24.Trần Xuân Hà (2013), “Bảo hiểm sẽ phát triển với những giải pháp phù hợp”, Cổng thông tin điện từ Bộ Tài chính: www.mof.gov.vn, cập nhật ngày 03/7/2014.

25.Trần Vũ Hải, Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

26. Minh Hiếu (2011), “ Phỏng vấn ông Trịnh Thanh Hoan – Cục trưởng Cục Quản lý Giám sát Bảo hiểm, Bộ Tài chính với chuyên mục: Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam – những điều cần

biết”, Tạp chí Tài chính Điện tử, 92, 15/02/2011,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam (Trang 79 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)