Thực trạng quy định về hợp đồng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam (Trang 56 - 68)

2.2. Thực trạng pháp luật về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam

2.2.2. Thực trạng quy định về hợp đồng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu

2.2.2.1. Chủ thể hợp đồng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu

Hợp đồng bảo hiểm TDXK được thiết lập giữa bên bảo hiểm (doanh nghiệp bảo hiểm) và bên mua bảo hiểm.

Để trở thành một bên trong quan hệ hợp đồng bảo hiểm TDXK, doanh nghiệp bảo hiểm phải được phép kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm TDXK (những vấn đề có liên quan đến doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm TDXK đã được trình bày ở mục 2.2.1).

Bảo hiểm TDXK là dịch vụ bảo vệ và bồi thường cho người xuất khẩu khi họ cấp tín dụng thương mại (bán trả chậm) hoặc bảo vệ và bồi thường cho các ngân hàng khi ngân hàng cho vay trung – dài hạn. Từ đó, bên mua bảo hiểm có thể là ngân hàng hoặc nhà xuất khẩu – có thể là tổ chức hoặc cá nhân. Theo quy định của Luật KDBH, bên mua bảo hiểm là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm có thể đồng thời là người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng (Khoản 6 Điều 3). Trong hợp đồng bảo hiểm TDXK, bên mua bảo hiểm là người được bảo hiểm – là người có tài sản là đối tượng bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm phải đảm bảo năng lực chủ thể khi giao kết hợp đồng bảo hiểm TDXK. Nếu là tổ chức (ngân hàng hoặc nhà xuất khẩu là tổ chức) thì phải là người đại diện đương nhiên hoặc theo ủy quyền của tổ chức đó, nếu là cá nhân (nhà xuất khẩu là cá nhân) phải đảm

bảo năng lực chủ thể theo quy định chung của pháp luật về hợp đồng. Bên mua bảo hiểm cũng phải có “quyền lợi có thể được bảo hiểm” trong đối tượng bảo hiểm. Trong Chương trình thí điểm bảo hiểm TDXK giai đoạn 2011 – 2013, bên mua bảo hiểm là thương nhân Việt Nam thực hiện xuất khẩu các mặt hàng thuộc nhóm hàng khuyến khích bảo hiểm TDXK. Như vậy, Chương trình thí điểm không áp dụng đối với bên mua bảo hiểm là các ngân hàng cho vay trung – dài hạn để tài trợ cho các dự án và cung cấp vốn cho hoạt động xuất nhập khẩu.

2.2.2.2. Hình thức hợp đồng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu

Theo quy định của Luật KDBH, hợp đồng bảo hiểm nói chung và hợp đồng bảo hiểm TDXK nói riêng phải được lập thành văn bản (Điều 14). Và bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm là giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm, điện báo, telex, fax và các hình thức khác do pháp luật quy định. Các bằng chứng giao kết hợp đồng không phải là văn bản thể hiện ghi nhận toàn bộ nội dung hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên, mà chỉ ghi nhận những nội dung chủ yếu, cụ thể nhất của hợp đồng, thể hiện giữa các bên đã thiết lập một quan hệ hợp đồng bảo hiểm, như: ngày giờ giao kết; người tham gia bảo hiểm; đối tượng bảo hiểm; số tiền bảo hiểm; thời hạn bảo hiểm; Qui tắc bảo hiểm hay đơn bảo hiểm (cấp kèm theo) được áp dụng; chữ ký của doanh nghiệp bảo hiểm, trong nhiều trường hợp có thể có chữ ký của bên tham gia bảo hiểm…

Giấy chứng nhận bảo hiểm là sự xác nhận của bên bảo hiểm về một người nhất định là chủ sở hữu của một hợp đồng bảo hiểm theo nội dung mà các bên đã cam kết trong đơn yêu cầu bảo hiểm hoặc hồ sơ yêu cầu bảo hiểm và được sử dụng trong các nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc. Trong khi đó, đơn bảo hiểm thường là hình thức của các hợp đồng bảo hiểm tự nguyện. Các thông tin được ghi trong đơn bảo hiểm mang tính chi tiết, cụ

thể để miêu tả tất cả các vấn đề liên quan đến hợp đồng bảo hiểm như: tên và địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm; bên mua bảo hiểm; người được bảo hiểm hoặc người được thụ hưởng; đối tượng bảo hiểm; số tiền bảo hiểm; giá trị tài sản được bảo hiểm, phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm, điều khoản loại trừ bảo hiểm; thời hạn bảo hiểm; mức phí và phương thức đóng phí bảo hiểm; thời hạn bảo hiểm, thời hạn và phương thức trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường, phương thức giải quyết tranh chấp…[55, tr 64, 68]. Bảo hiểm TDXK là nghiệp vụ bảo hiểm tự nguyện, do đó, bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm TDXK là đơn bảo hiểm, bên cạnh đó còn có thể là điện báo, telex, fax.

Hợp đồng bảo hiểm TDXK cũng như các hợp đồng bảo hiểm khác có hình thức rất phức tạp. Hợp đồng bảo hiểm TDXK là một tập hợp nhiều văn bản gồm có đơn bảo hiểm, yêu cầu bảo hiểm của bên mua bảo hiểm cùng với quy tắc, điều khoản bảo hiểm và các phụ lục, tài liệu liên quan khác.

2.2.2.3. Nội dung hợp đồng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu

Nội dung của hợp đồng bảo hiểm TDXK bao gồm toàn bộ những vấn đề doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thỏa thuận, thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng bảo hiểm TDXK.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật KDBH, Hợp đồng bảo hiểm TDXK cũng như các hợp đồng bảo hiểm khác phải có những nội dung sau:

a) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm;

b) Đối tượng bảo hiểm;

c) Số tiền bảo hiểm, giá trị tài sản được bảo hiểm đối với bảo hiểm tài sản;

d) Phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm; đ) Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm;

e) Thời hạn bảo hiểm;

f) Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm; h) Thời hạn, phương thức bồi thường;

i) Các quy định giải quyết tranh chấp; k) Ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng.

Đây là những điều khoản chủ yếu của hợp đồng bảo hiểm TDXK, là những điều khoản quan trọng nhất mà bắt buộc các bên phải ghi nhận, nếu không hợp đồng có thể vô hiệu.

Bên cạnh đó, các bên trong hợp đồng bảo hiểm TDXK còn thỏa thuận về các nội dung khác như: hạn mức tín dụng…, đây là những điều khoản tùy nghi của hợp đồng bảo hiểm TDXK.

Trong phần này, chúng tôi đề cập tới một số nội dung như điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, phí bảo hiểm; nội dung phạm vi bảo hiểm có thể xem thêm ở mục 1.7 khi đề cập tới sự khác biệt của bảo hiểm TDXK và bảo hiểm thương mại; nội dung hạn mức tín dụng có thể xem thêm ở Nguyên tắc nhận đơn bảo hiểm dựa trên tín dụng của người mua ở tiểu mục 1.5.2 – Các nguyên tắc riêng (mục 1.5– Nguyên tắc quản lý của bảo hiểm TDXK). Các nội dung khác có thể tham khảo ở các công trình về hợp đồng bảo hiểm tài sản nói riêng và hợp đồng bảo hiểm nói chung.

Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm

Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm TDXK được coi là phần loại trừ trong một hợp đồng bảo hiểm TDXK, trong đó, liệt kê các trường hợp bên bảo hiểm không phải bồi thường khi xảy ra sự kiện bảo hiểm [55].

Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm TDXK được ghi nhận trong Quy tắc chung bảo hiểm TDXK do Bộ Tài chính ban hành; quy tắc, điều khoản bảo hiểm TDXK của các doanh nghiệp bảo hiểm khi muốn kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm TDXK (phải được Bộ Tài chính phê chuẩn) và trong hợp đồng bảo hiểm TDXK giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm (thỏa thuận về các điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm khác các điều khoản loại trừ đã được quy định trong quy tắc bảo hiểm TDXK của Bộ Tài chính và của các doanh nghiệp bảo hiểm)

Ví dụ, trong Chương trình thí điểm Bảo hiểm TDXK giai đoạn 2011 – 2013, theo Quy tắc chung bảo hiểm TDXK được ban hành kèm theo Quyết định 2766/QĐ – BTC ngày 16/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính tại Điều 4, doanh nghiệp bảo hiểm không bồi thường trong trường hợp xảy ra tổn thất do các nguyên nhân sau đây:

(i) Tổn thất có nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp, góp phần tạo ra hoặc phát sinh từ sự ion hóa, phóng xạ, chất độc, chất nổ hay các hiểm họa khác hoặc các chất gây ô nhiễm hay ảnh hưởng của việc chế tạo chất nổ hạt nhân hoặc một thành phần của chúng, nhiên liệu hạt nhân, chất đốt hoặc chất thải.

(ii) Tổn thất phát sinh từ các tranh chấp do nhà nhập khẩu khiếu nại vì bất kỳ lý do gì để từ chối không thanh toán toàn bộ hay một phần hoặc không thực hiện các trách nhiệm của mình theo hợp đồng mua bán hàng hóa

Điều khoản loại trừ này sẽ không áp dụng khi tranh chấp đã được giải quyết có lợi cho bên mua bảo hiểm hoặc giải quyết theo quyết định cuối cùng của tổ chức có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp theo quy định về thủ tục giải quyết tranh chấp thỏa thuận tại hợp đồng mua bán hàng hóa.

(iii) Tổn thất phát sinh từ lỗi của bên mua bảo hiểm (hoặc đại diện của bên mua bảo hiểm) trong việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc thực hiện quy định của pháp luật.

(iv) Tổn thất liên quan đến nước thứ ba (nơi mà hàng hóa được gửi đến, hoặc việc thanh toán được thực hiện tại quốc gia khác ngoài quốc gia của nhà nhập khẩu), trừ khi doanh nghiệp bảo hiểm đồng ý bằng văn bản.

(v) Các loại trừ khác theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm được quy định tại hợp đồng bảo hiểm.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật KDBH thì “Điều khoản

loại trừ trách nhiệm bảo hiểm quy định trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường, hoặc không phải trả tiền khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”.

Quy định này cho thấy, điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm không phải được áp dụng để loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong trường hợp đối tượng bị tổn thất có nguyên nhân do các rủi ro không được bảo hiểm gây ra (không thuộc phạm vi bảo hiểm), mà tổn thất này xảy ra do chính những rủi ro được bảo hiểm gây ra (thuộc phạm vi rủi ro bảo hiểm) nhưng vẫn bị loại trừ trách nhiệm bảo hiểm. Như vậy, điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm không phải là điều khoản quy định về “phạm vi các rủi ro không được bảo hiểm”, mà là điều khoản quy định về những trường hợp tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm nhưng bị loại trừ trách nhiệm bảo hiểm”, thể hiện là việc doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường cho những tổn thất này, khi bên mua bảo hiểm vi phạm các quy định hay các thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Có nghĩa là, trong hợp đồng bảo hiểm thường quy định một số trường hợp và điều kiện khác mà khi bên mua bảo hiểm nếu vi phạm các quy định và điều kiện này, mặc dù việc vi phạm đó không trực tiếp là nguyên nhân gây ra thiệt hại cho đối tượng bảo hiểm (vì

đối tượng bảo hiểm đã bị tổn thất do những rủi ro được bảo hiểm gây ra, đã xảy ra sự kiện bảo hiểm), thì doanh nghiệp bảo hiểm vẫn không phải bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm. Thực tế, trong một hợp đồng bảo hiểm, trách nhiệm bồi thường hay trả tiền bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm được phát sinh chủ yếu căn cứ vào ba loại điều khoản chính trong nội dung hợp đồng, quy định về:

+ Phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm (các “rủi ro được bảo hiểm”). Các tổn thất do các rủi ro được bảo hiểm gây ra gọi là các tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm.

+ Các “rủi ro không thuộc phạm vi bảo hiểm” quy định các nguyên nhân/ trường hợp gây ra tổn thất cho đối tượng bảo hiểm không thuộc phạm vi bảo hiểm

+ Điều khoản “loại trừ trách nhiệm bảo hiểm” được áp dụng để doanh nghiệp bảo hiểm từ chối bồi thường, hoặc chế tài bồi thường đối với một tổn thất bảo hiểm.

Theo đó, khi một sự kiện bảo hiểm xảy ra, thì trách nhiệm bồi thường hay trả tiền bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm chỉ phát sinh trên cơ sở xem xét, đối chiếu với nội dung của ba loại điều khoản trên, và phải thỏa mãn hai điều kiện, đó là: Tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm và tổn thất đó xảy ra không thuộc trường hợp bị “loại trừ trách nhiệm bảo hiểm”.

Điểm a Khoản 3 Điều 16 Luật KDBH quy định về việc không áp dụng điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong trường hợp bên mua bảo hiểm vi phạm pháp luật do vô ý. Tuy nhiên, quy định này chưa được hướng dẫn cụ thể nên trong thực tế sẽ dễ xảy ra các tranh chấp làm vô hiệu hóa điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm gây bất lợi cho doanh nghiệp bảo hiểm.

Bảo hiểm TDXK là một loại bảo hiểm tự nguyện, phí bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm. Trong Chương trình thí điểm Bảo hiểm TDXK, thương nhân xuất khẩu tham gia bảo hiểm TDXK hàng hóa thuộc các nhóm hàng khuyến khích bảo hiểm TDXK tại doanh nghiệp bảo hiểm được Bộ Tài chính lựa chọn triển khai thí điểm bảo hiểm TDXK được hỗ trợ 20% phí bảo hiểm gốc của hợp đồng bảo hiểm TDXK [6, khoản 3 Điều 5]. Việc hỗ trợ này nhằm khuyến khích các thương nhân xuất khẩu tham gia loại hình bảo hiểm mới mẻ này để được bảo hiểm rủi ro trong thanh toán từ đó thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, sau khi kết thúc Chương trình thí điểm bảo hiểm TDXK, Bộ Tài chính đã kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ về việc nhà nước không tiếp tục hỗ trợ phí bảo hiểm cho thương nhân. Điều này sẽ khiến thương nhân phải cân nhắc kỹ lưỡng hơn khi lựa chọn tham gia bảo hiểm TDXK, dẫn tới các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm TDXK tìm kiếm khách hàng sử dụng dịch vụ này khó khăn hơn.

2.2.2.4. Hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu

Một hợp đồng bảo hiểm TDXK cũng như các hợp đồng bảo hiểm khác sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết. Theo quy định của Điều 15

Luật KDBH thì “Trách nhiệm bảo hiểm phát sinh khi hợp đồng bảo hiểm

đã được giao kết hoặc khi có bằng chứng doanh nghiệp bảo hiểm đã chấp nhận bảo hiểm và bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm”. Qua nội dung quy định này cho thấy, đây là quy định về hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm, tuy nhiên Luật KDBH lại gọi điều khoản này là “Thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm”. Chúng tôi cho rằng cách đặt tên điều khoản như vậy là không chính xác, không bao hàm nghĩa xác định được thời điểm hợp đồng bảo hiểm phát sinh hiệu lực đối với trách nhiệm của bên mua bảo hiểm. Như

vậy, có thể coi bản chất nội dung quy định này quy định về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Theo quy định của Điều 15 Luật KDBH đã viện dẫn, tồn tại hai điều kiện để hợp đồng bảo hiểm được xác định là đã được giao kết và bắt đầu có hiệu lực. Tuy nhiên có bắt buộc trong mọi trường hợp phải xảy ra đồng thời cả hai điều kiện này hay không sẽ được xem xét cụ thể dưới những phân tích sau đây:

Thứ nhất: Hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết, bằng chứng của việc giao kết là doanh nghiệp bảo hiểm đã cấp giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm, điện báo, telex, fax và các hình thức khác do pháp luật quy định [37, Điều 14]; Hoặc khi có bằng chứng doanh nghiệp bảo hiểm đã chấp nhận bảo hiểm và bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm.

Thứ hai: Bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.

Về nguyên tắc, hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực khi Bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm, tức là phải xảy ra đồng thời cả hai điều kiện. Tuy nhiên, pháp luật lại cho phép các bên có thể thỏa thuận việc đóng phí, phương thức trả phí. Điều 15 Luật KDBH quy định các bên có thể có thỏa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam (Trang 56 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)