- Khó khăn vì pháp luật không cho phép thế chấp quyền sử dụng đất thuê.
2.2.2 Khó khăn khi xử lý tài sản là các quyền tài sản và tài sản vô hình
Trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng, các quyền tài sản phát sinh rất nhiều, đặc biệt là các quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng. Cùng với sự ghi nhận mạnh mẽ của BLDS 2005, các loại quyền tài sản đang ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong các loại tài sản mà ngân hàng nhận để bảo đảm tiền vay. Mặc dù vậy, các ngân hàng vẫn chƣa thực sự “hào hứng” lắm với loại tài sản này, bởi họ sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn khi phải xử lý loại tài sản này để thu hồi nợ. Lý do là vì pháp luật của chúng ta gần nhƣ chƣa có quy định nào về vấn đề này mà vẫn dựa vào
các quy định chung. Ví dụ, trong giao dịch thế chấp quyền đòi nợ, nghĩa vụ của con nợ đến đâu? Nếu con nợ đã nhận nợ và cam kết sẽ thanh toán cho ngân hàng, sau đó không thực hiện hoặc thực hiện sai thì phải chịu chế tài gì? Liệu ngân hàng có thể trực tiếp yêu cầu hoặc khởi kiện để yêu cầu con nợ thanh toán hay không? Nhìn vào quy định của pháp luật, chúng ta không tìm đƣợc câu trả lời.
Công ty Cổ phần Thƣơng mại xuất - nhập khẩu HH, trụ sở tại Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội thế chấp quyền đòi nợ của Công ty đối với Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam (Vietcombank) để vay vốn tại Ngân hàng QT. Quyền đòi nợ này phát sinh từ Hợp đồng kinh tế mà Công ty HH bán các thiết bị an toàn cho hệ thống ATM của Vietcombank (camera, chuông báo động…). Hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ có sự tham gia ký kết của Vietcombank, trong đó Vietcombank xác nhận công nợ và cam kết thanh toán duy nhất vào tài khoản của Công ty HH tại Ngân hàng QT. Tuy nhiên, sau đó Công ty HH vi phạm nghĩa vụ trả nợ, Ngân hàng QT liên hệ với Vietcombank để yêu cầu thanh toán công nợ đã thế chấp, thì nhận đƣợc trả lời là Vietcombank đã thanh toán cho Công ty HH toàn bộ công nợ vào một tài khoản tại ngân hàng khác. Vậy trƣờng hợp này xử lý thế nào?
Những trƣờng hợp tƣơng tự nhƣ trên chính là lý do các ngân hàng vẫn ngần ngại trong việc nhận tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ. Nếu nhận, họ cũng đánh giá đây là loại tài sản tiềm ẩn nhiều rủi ro, giá trị bảo đảm không cao hơn biện pháp tín chấp là mấy.