Về chủ thể tham gia giao dịch bảo đảm tiền vay.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về bảo đảm nghĩa vụ trả nợ trong hoạt động cho vay của ngân hàng Thương mại ở Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 95 - 96)

Đối với các chủ thể tƣơng đối đặc biệt nhƣ hộ gia đình, tổ hợp tác…, pháp luật cần có cách giải quyết theo một trong hai hƣớng: a) Nếu vẫn chấp nhận hộ gia đình và tổ hợp tác là chủ thể pháp luật có quyền tham gia giao dịch bảo đảm tiền vay thì nhất thiết phải bổ sung những quy định nhằm làm rõ địa vị pháp lý của các chủ thể này; b) Để tránh các rắc rối không cần thiết và đảm bảo sự phù hợp với thông lệ quốc tế, pháp luật có thể quy định theo hƣớng loại bỏ tƣ cách chủ thể pháp luật dân sự của hộ gia đình và tổ hợp tác, bởi lẽ trong thực tế các chủ thể này có tƣ cách, địa vị pháp lý không rõ ràng, nhập nhằng giữa cá nhân và pháp nhân, gây ra phiền phức trong thủ tục xác lập giao dịch bảo đảm cũng nhƣ tạo ra những rủi ro pháp lý cho các bên trong quá trình xác lập và thực hiện giao dịch. Các quy định pháp luật liên quan nhƣ Luật Đất Đai, Luật bảo vệ và phát triển rừng… cũng cần phải đƣợc sửa đổi, theo hƣớng không giao đất, giao rừng cho loại chủ thể này mà nên giao cho một hoặc nhiều cá nhân cụ thể với tƣ cách pháp lý độc lập.

Đối với chủ thể là doanh nghiệp nhà nƣớc, cần loại bỏ quy định về việc các doanh nghiệp này phải xin phép cơ quan chủ quản thì mới đƣợc đƣa tài sản đi bảo đảm tiền vay. Chúng ta đang mong muốn tạo lập sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và hội nhập với thế giới thì việc để cho doanh nghiệp nhà nƣớc chủ động

định đoạt tài sản của mình là việc rất nên làm. Tài sản, tài sản của Nhà nƣớc khi đã đƣợc chuyển giao cho doanh nghiệp thì Nhà nƣớc cũng nên thừa nhận khả năng chuyển quyền sở hữu chúng cho doanh nghiệp (giống nhƣ việc các cổ đông góp vốn vào công ty cổ phần) và chính doanh nghiệp nhà nƣớc phải có toàn quyền định đoạt và tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng tài sản đó. Có nhƣ vậy thì thủ tục xác lập giao dịch bảo đảm mới dễ dàng hơn, ít mang tính hành chính hơn.

- Về sự tham gia của bên vay trong giao dịch bảo đảm tiền vay bằng tài sản của bên thứ ba.

Trong các trƣờng hợp tài sản bảo đảm thuộc sở hữu của bên thứ ba, không phải của bên vay, thì bản chất mối quan hệ giữa bên thứ ba và bên nhận bảo đảm là mối quan hệ tay đôi. Có một số ý kiến cho rằng mối quan hệ này là mối quan hệ tay ba, vì có sự xuất hiện của “bên thứ ba”. Cách hiểu này chỉ đúng trong mối quan hệ vay vốn, mà không đúng trong quan hệ bảo đảm tiền vay. Nói một cách cụ thể, nếu xét trong giao dịch vay vốn, bên bảo đảm trong trƣờng hợp này là ngƣời thứ ba; còn nếu xét trong giao dịch bảo đảm tiền vay, thì ngƣời bảo đảm là ngƣời trực tiếp giao kết. Việc tham gia của bên đƣợc bảo đảm (bên vay vốn) là không bắt buộc.

Do đó, pháp luật cần quy định rằng việc bên có nghĩa vụ (bên vay vốn) có tham gia ký kết hợp đồng bảo đảm tiền vay hay không là do các bên thỏa thuận. Trƣờng hợp hợp đồng bảo đảm tiền vay chỉ do ngân hàng và bên thứ ba ký kết thì các cơ quan liên quan không đƣợc từ chối thực hiện các thủ tục luật định đối với hợp đồng đó và cũng không đƣợc phép tuyên hợp đồng vô hiệu vì lý do này.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về bảo đảm nghĩa vụ trả nợ trong hoạt động cho vay của ngân hàng Thương mại ở Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)