Những quy định về đào tạo nghề, dạy nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc cấm phân biệt đối xử về nghề nghiệp và việc làm theo công ước của tổ chức lao động quốc tế và sự chuyển hóa vào trong pháp luật việt nam 07 (Trang 47 - 49)

Trong quan hệ lao động, đối với NLĐ quyền học nghề chính là cơ sở để đảm bảo quyền tự do việc làm, nghề nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt về việc làm trong thị trường lao động, với yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế, sự ra đời và phát triển của nền kinh tế tri thức, để đảm bảo việc làm thì điều kiện tiên quyết là NLĐ phải không ngừng học nghề, đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Pháp luật lao động Việt Nam đã quy định NLĐ có quyền “làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp, học nghề và nâng cao trình độ nghề nghiệp, không phân biệt đối xử”. Điều này khẳng định, việc làm là quyền của mọi công dân, họ có quyền tự do trong việc lựa chọn nghề nghiệp, tiếp cận với đào tạo nghề mà không bị phân biệt đối xử. Đây chính là tinh thần của nguyên tắc cấm phân biệt đối xử về nghề nghiệp và việc làm trong Công ước số 111 được nội luật hóa trong pháp luật lao động Việt Nam.

Pháp luật cũng đảm bảo sự bình đẳng đối với mọi lao động khi tham gia học nghề, bất kể ai đủ độ tuổi theo quy định đều có thể tham gia học nghề.

“Người lao động được lựa chọn nghề, học nghề tại nơi làm việc phù hợp với nhu cầu việc làm của mình” (khoản 1 Điều 59 BLLĐ 2012). Đối với người học nghề, tập nghề để làm việc cho NSDLĐ thì được tham gia khi đủ 14 tuổi và phải đủ sức khỏe phù hợp với yêu cầu của nghề .

Với lao động nữ, để đảm bảo và nâng cao quyền lợi cho họ trong lĩnh vực học nghề, khoản 5 Điều 153 BLLĐ 2012 quy định trách nhiệm của Nhà nước phải“mở rộng nhiều loại hình đào tạo thuận lợi cho lao động nữ có thêm nghề dự phòng và phù hợp với đặc điểm về cơ thể, sinh lý và chức năng làm mẹ của phụ nữ”. Như vậy, pháp luật đã có những quy định cụ thể về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực học nghề và đạo tạo nghề cho lao động nữ, tạo nên sự bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động, nâng

cao chất lượng lao động nữ, bù đắp cho những hạn chế của lao động nữ do trách nhiệm mà họ phải thực hiện. Phụ nữ là lao động yếu thế trong quan hệ lao động, không thể thụ động trông chờ vào sự giúp đỡ bên ngoài, mà phải chủ động học nghề và nâng cao tay nghề, tự khẳng định mình và giá trị sức lao động của mình trong nền kinh tế thị trường để buộc chủ sử dụng lao động phải có cách nhìn khác về họ khi tuyển dụng cũng như trả công lao động.

Bên cạnh đó, Luật bình đẳng giới 2006 còn quy định: “Nhà nước quy định tỉ lệ nam, nữ tham gia học tập đào tạo, lao động nữ ở nông thôn được hỗ trợ dạy nghề theo quy định pháp luật” (Điều 14) như những biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới. Trong đó, việc hỗ trợ dạy nghề cho lao động nữ nông thôn là cần thiết. Trong thời gian tới, cần có hướng dẫn cụ thể về đối tượng cần ưu tiên hỗ trợ, mức, hình thức hỗ trợ và nguồn lực thực hiện... để quy định này không chỉ là tuyên bố chính sách mà được thực thi trên thực tế. Tuy nhiên, việc quy định tỉ lệ nam, nữ tham gia học tập đào tạo là vấn đề khó có thể thực thi trong điều kiện việc đào tạo chủ yếu trên cơ sở thi tuyển họăc do nhu cầu học nghề trên thị trường quyết định. Nếu thực hiện cũng chỉ nên quy định áp dụng ở phạm vi nhỏ, với đối tượng cử tuyển, thực hiện đào tạo, bồi dưỡng bằng ngân sách nhà nước. [38, tr.63]

Quan hệ học nghề được thể hiện dưới hình thức pháp lý là hợp đồng học nghề. Cũng tương tự như chế định hợp đồng lao động, trong chế định này, pháp luật lao động cũng có quy định để bảo vệ lao động nữ có thai trong quá trình học nghề. Cụ thể, khoản 3 Điều 18 Nghị định 139/2006/NĐ-CP ngày 20/11/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục và BLLĐ về dạy nghề có quy định:

Trong thời gian thực hiện hợp đồng mà người học nghề có thai, nếu có giấy chứng nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền về việc thực hiện hợp đồng học nghề sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi thì người học nghề được

chấm dứt hợp đồng học nghề và được trả lại phần học phí đã đóng của thời gian học còn lại và được bảo lưu kết quả học tập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc cấm phân biệt đối xử về nghề nghiệp và việc làm theo công ước của tổ chức lao động quốc tế và sự chuyển hóa vào trong pháp luật việt nam 07 (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)