Hạn chế phát sinh những vụ tranh chấp, khiếu kiện đất đai mớ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Thanh Trì - Hà Nội (Trang 99 - 102)

3 Trích từ bài viết của PGS.TS Phạm Hữu Nghị

3.3.2. Hạn chế phát sinh những vụ tranh chấp, khiếu kiện đất đai mớ

Đây phải được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công tác quản lý đất đai, liên quan chặt chẽ đến việc tổ chức thi hành và chấp hành pháp luật đất đai. Các cấp, các ngành, các địa phương cần tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý, sử dụng đất đai; kiểm tra, chấn chỉnh những yếu kém, xử lý nghiêm, kịp thời, đúng pháp luật các trường hợp vi phạm. Để hạn chế việc phát sinh các tranh chấp đất đai, chúng tôi cho rằng Nhà nước cần thực hiện một số biện pháp cụ thể sau:

- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật đất đai trong địa phương thông qua các tổ chức chính trị - xó hội như: Mặt trận Tổ quốc, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Hội nông dân...;

- Xây dựng hồ sơ địa chính hoàn chỉnh, kịp thời theo dõi biến động đất đai, quản lý tốt các sổ sách, bản đồ địa chính và tư liệu có liên quan;

- Phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật đất đai để xử lý hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý tạo cho nhân dân trong địa phương có ý thức tôn trọng, chấp hành tốt pháp luật đất đai;

- Cán bộ làm công tác hòa giải, đặc biệt là cán bộ địa chính cần nắm vững các quy định của pháp luật đất đai, có nghiệp vụ về quản lý ruộng đất, có kinh nghiệm trong công tác dân vận, có uy tín trong cộng đồng dân cư;

- Tăng cường thực hiện tốt công tác hòa giải các tranh chấp đất đai ở cơ sở nhằm giữ gìn đoàn kết nội bộ trong nhân dân, phòng ngừa hạn chế vi phạm pháp luật đất đai, làm cho công tác quản lý, SDĐ đai ngày càng có hiệu quả;

- Cần thiết phải xây dựng một hệ thống quản lý khoa học, bảo đảm đầy đủ từ cơ sở pháp luật đến hệ thống dữ liệu pháp lý giúp cho quá trình quản lý đất đai đạt được hiệu quả cao nhất v.v;

KẾT LUẬN

Đất đai gắn bó với con người không chỉ bởi những giá trị kinh tế, mà còn bởi những giá trị văn hóa, xã hội, tinh thần lớn lao.

Tranh chấp, khiếu kiện đất đai kéo dài đang là một thách thức đối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Giải quyết tranh chấp đất đai là một vấn đề nhạy cảm, đụng chạm đến nhiều vấn đề của xã hội; nếu giải quyết không tốt sẽ dẫn đến những phản ứng không chỉ của một cá nhân, mà là của nhiều người; và nếu có sự tác động tiêu cực từ bên ngoài sẽ dễ gây nên những tác động xấu đối với xã hội. Việc giải quyết dứt điểm, có tình, có lý, có đạo lý, có truyền thống,… có ý nghĩa rất quan trọng trong việc duy trì sự ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trong cả nước và ở từng địa phương.

Nhận thức được tính thời sự của đề tài, tính rắc rối, phức tạp của đối tượng nghiên cứu. Luận văn đề cập một số nghiên cứu, tìm hiểu khái quát về tranh chấp đất đai và thực tế nghiên cứu tại một địa bàn của thủ đô Hà Nội nhằm góp một "tiếng nói" vào quá trình xây dựng cơ chế pháp lý hữu hiệu để giải quyết các mâu thuẫn, xung đột về lợi ích kinh tế, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ đất đai:

- Thông qua phần lý luận chung để giúp người đọc tìm hiểu các quy định của pháp luật về tranh chấp và giải quyết tranh chấp đất đai; đặc biệt là quy định giải quyết tranh chấp đất đai đối với cơ quan hành chính nhà nước;

- Luận văn đã xây dựng một bức tranh tổng thể về tình hình tranh chấp đất đai thông qua việc tìm hiểu tại một huyện của Thủ đô, từ đó tìm ra những nguyên nhân làm phát sinh tranh chấp và một số dạng điển hình;

- Một số giải pháp, kiến nghị đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai, đưa quan hệ đất đai phát triển đúng quỹ đạo, đúng định hướng mà Đảng và Nhà nước đã đề ra;

“ Việt Nam đang xây dựng xã hội dân sự, tạo tiền đề cho việc xây dựng Nhà nước pháp quyền, của dân, do dân và vì dân. Chính vì vậy, các quy định pháp luật đất đai cần được xây dựng trong thời gian tới phải dự đoán, dự báo và đáp ứng được nhu cầu điều chỉnh các quan hệ tranh chấp xảy ra;

Pháp luật không chỉ là công cụ bảo vệ chính quyền, Nhà nước, cuộc sống của con người, như "con đê ngăn dòng nước lũ", mà nó còn là dòng kênh khơi nguồn trí tuệ phụng sự cho cuộc sống bình yên cho nhân dân. Nó chính là sự biểu hiện của trình độ lập pháp dưới ánh sáng văn hoá truyền thống Việt Nam được thiết lập, bảo tồn và ngự trị trong thời đại mới. Nhà nước đang mang sứ mạng bảo đảm cho sự an toàn và là công cụ thiết yếu cho sự phát triển của toàn xã hội”.4

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Thanh Trì - Hà Nội (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)