Những thành công

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Thanh Trì - Hà Nội (Trang 72 - 79)

3 Trích từ bài viết của PGS.TS Phạm Hữu Nghị

2.3.1. Những thành công

Thực hiện quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về giải quyết tranh chấp đất đai và dựa trên các quy định hiện hành về vấn đề này, trong thời gian qua, huyện Thanh Trì đã có nhiều thay đổi, cải tiến phương pháp giải quyết tranh chấp, khiếu kiện về đất đai nhằm giảm số vụ việc tranh chấp, khiếu kiện về đất đai. Đảng bộ huyện Thanh Trì đã đặt công tác này là 1 trong 8 trọng tâm của nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh trật tự tại địa phương. Huyện ủy Thanh Trì đã đề ra mục tiêu giải quyết cơ bản, dứt điểm trong thời gian ngắn số vụ tranh chấp, khiếu kiện về đất đai thuộc thẩm quyền; tăng cường hòa giải ở cơ sở để giữ mối đoàn kết trong nhân dân, sự tương thân, tương ái đã tồn tại bao đời ở làng quê Việt Nam; ổn định tình hình quản lý và SDĐ đai, hạn chế tối đa các điểm nóng phát sinh và số người khiếu kiện kéo lên huyện, thành phố và trung ương. UBND huyện Thanh Trì, luôn quán triệt các bộ phận chuyên môn trực tiếp giải quyết tranh chấp đất đai phải nghiên cứu thật kỹ lưỡng nội dung các tranh chấp đất đai để nắm bắt được nguyên nhân chính dẫn đến mâu thuẫn nhằm giải quyết tận gốc, tránh kéo dài, dai dẳng; ban hành văn bản giải quyết có tình, có lý, đảm bảo được quyền lợi hợp pháp, tạo sự hài hòa, thỏa đáng cho các bên đương sự, hạn chế đơn thư khiếu kiện lên thành phố. UBND huyện Thanh Trì đã giao cho Thanh tra huyện phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tư pháp tham mưu xây dựng quy trình tiếp dân, giải quyết đơn thư của công dân nhằm áp dụng thống nhất về trình tự, thủ tục cụ thể về giải quyết tranh chấp, khiếu kiện; thành lập các đoàn công tác, tổ chức giám sát cơ sở trong công tác hòa

giải ở cơ sở và tăng cường đối thoại trực tiếp với các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp, khiếu kiện. Những thành công của việc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính tại địa bàn huyện Thanh Trì được biểu hiện ở những nội dung chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, về công tác tiếp nhận đơn khiếu kiện về tranh chấp đất đai của công dân;

(i) Ở khối xã, thị trấn. Tuy chưa có cán bộ chuyên trách tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu kiện về tranh chấp đất đai, nhưng tại các xã, thị trấn đã giao cho đồng chí cán bộ tư pháp kiêm nhiệm công tác tiếp công dân, có sự hỗ trợ của Hội đồng nhân dân xã và các tổ chức đoàn thể xã hội. Tất cả 100% các xã, thị trấn trong huyện tuân thủ đúng quy định về việc tiếp công dân do UBND thành phố Hà Nội ban hành về tổ chức địa điểm, phân công ứng trực, phụ trách tiếp dân, ban hành quy chế, lịch tiếp công dân đầy đủ. Các cán bộ được giao nhiệm vụ tiếp công dân đều phải am hiểu các chính sách, pháp luật; có sự phối kết hợp chặt chẽ với các phòng, ban chức năng của UBND huyện trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu kiện của công dân;

(ii) Ở khối các phòng, ban trực thuộc UBND huyện. Công tác tiếp công dân thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực cả về nhận thức và tổ chức thực hiện. Cùng với việc thực hiện các quy định của UBND thành phố Hà Nội trong công tác tổ chức và chỉ đạo quy trình tiếp công dân. UBND huyện Thanh Trì luôn chú trọng thử nghiệm, áp dụng các biện pháp, cách thức tiến hành để đảm bảo công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư được chính xác, đạt hiệu quả. Điển hình là từ năm 2002- tháng 6/2009, UBND huyện thanh Trì vẫn duy trì việc giao công tác này cho Thanh tra huyện trực tiếp phụ trách (thay vì giao cho Văn phòng Hội đồng nhân dân - UBND huyện theo quy định của thành phố như hiện nay) nhằm đảm bảo đơn thư thụ lý đúng thẩm quyền, xử lý đơn, tham mưu với UBND huyện giao cho các bộ phận chuyên môn xử lý đúng tính chất vụ việc, đạt hiệu quả cao trong công tác giải

quyết đơn thư. Từ năm 2003 đến năm 2006, số vụ khiếu kiện đông người đã giảm đáng kể, năm 2003 có 7 vụ nhưng đến năm 2006 chỉ còn 3 vụ và từ năm 2007 đến nay đã không còn vụ khiếu kiện đông người; giảm hẳn việc công dân khiếu kiện vượt cấp lên thành phố và Trung ương; các vụ kiện kéo dài đã giảm hẳn, tính chất vụ việc không còn phức tạp. Việc tiếp công dân không chỉ được tổ chức tại trụ sở tiếp công dân của UBND huyện Thanh Trì mà cán bộ thanh tra, tư pháp, tài nguyên và môi trường còn được phân công trực tiếp phụ trách, hướng dẫn các xã hoặc những nơi phát sinh các vụ việc phức tạp để trực tiếp nghe ý kiến của dân, hướng dẫn pháp luật, kịp thời giải quyết những khúc mắc ngay từ cơ sở, nắm tình hình để đề xuất hướng giải quyết phù hợp. Năm 2007, đã dự báo tình hình tiềm ẩn khiếu kiện đông người, tranh chấp khiếu kiện về xét duyệt giao đất giãn dân, tranh chấp về đất đai liên quan đến dòng tộc, và khiếu kiện liên quan đến bồi thường, GPMB;

UBND huyện bố trí cán bộ chuyên trách tiếp công dân và tham mưu xử lý đơn thư là người có trình độ về luật, có kinh nghiệm và nắm vững các chính sách pháp luật về đất đai và khiếu nại, tố cáo; thực hiện việc tiếp công dân vào tất cả các ngày trong tuần. Lãnh đạo UBND huyện tiếp định kỳ 2 lần/01 tháng, lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn được phân công định kỳ 01 tuần/01 lần. Những trường hợp khiếu kiện gay gắt, bức xúc, lãnh đạo bố trí tiếp đột xuất. Những đổi mới đó đã góp phần làm giảm đáng kể không khí căng thẳng trong các ngày tiếp công dân ở huyện, tạo cho nhân dân sự yên tâm, tin tưởng vào các cấp chính quyền; đảm bảo thực hiện đúng pháp luật, thấu tình đạt lý.

Thứ hai, về công tác hòa giải ở cơ sở. Công tác hòa giải ở cơ sở ngày càng đổi mới, nâng cao, coi đó là công tác vận động quần chúng gắn liền với nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của các xã, thị trấn. Đã có sự phối, kết hợp chặt chữ giữa Phòng Tư pháp huyện với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện và các ngành trong quá trình chỉ đạo, tổ chức hòa giải cơ sở; nâng cao chất lượng đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở thông qua các hội nghị chuyên đề, hội thảo khoa

học, hội thi hòa giải viên giỏi,… nhằm từng bước nâng cao hiệu quả công tác hòa giải nói chung và hòa giải tranh chấp đất đai nói riêng. Điều này góp phần vào việc nâng cao hiểu quả việc giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Thanh Trì;

Thứ ba, công tác giải quyết tranh chấp đất đai. Các vụ việc tranh chấp đất đai được UBND huyện Thanh Trì giải quyết là quyết định lần đầu. Từ năm 2003 đến tháng 6/2009, số vụ tranh chấp đất đai đã giải quyết là 119/156 vụ (đạt tỷ lệ 76%), số vụ việc còn tồn đọng chủ yếu là do những nguyên nhân khách quan bắt nguồn từ các quy định pháp luật, chế độ quản lý và sử dụng đất đai khác nhau qua các thời kỳ và sự phối hợp giải quyết từ phía các đương sự,… Kết quả giải quyết phần lớn các vụ việc tranh chấp đất đai đều được giải quyết tương đối ổn thỏa, đạt được sự đồng thuận, chấp hành từ các bên; hạn chế việc tiếp tục kiến nghị giải quyết lên thành phố. Các vụ tiếp khiếu lên thành phố hầu hết là do công dân cố tình không chấp hành những kết luận giải quyết có lý, có tình của UBND huyện; đa số các văn bản giải quyết của thành phố đều đồng tình với cách giải quyết và giữ nguyên nội dung văn bản giải quyết của UBND huyện Thanh Trì. Một số vụ việc tranh chấp đất đai phức tạp, điển hình dưới đây phát sinh trên địa bàn huyện Thanh Trì đã được giải quyết là minh chứng cho những thành công của việc áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai của các cơ quan hành chính nhà nước;

Ví dụ 1: Vụ việc tranh chấp quyền sử dụng đường đi vào ngôi mộ tổ của gia đình bà Phạm Thị Tỵ nằm trong thửa đất đã được cấp GCNQSDĐ cho bà Nguyễn Thị Thắm ở thôn Phương Nhị, xã Liên Ninh;

- Nội dung tóm tắt vụ việc tranh chấp như sau: Thửa đất gia đình bà Nguyễn Thị Thắm sử dụng có nguồn gốc được thôn chia giãn dân khoảng năm 1969 - năm 1972 với diện tích 288m2; Năm 1979, bà Thắm lại mua thêm của thôn 180m2 đất mồ mả hoang liền kề với thửa đất gia đình được cấp giãn dân nhưng chưa xây dựng để ở. Đến năm 2004, bà Thắm kê khai và đã được

cấp GCNQSDĐ. Bà Thắm đã tiến hành xây dựng tường bao quanh toàn bộ thửa đất. Khi đó, các đương sự mới phát hiện có một ngôi mộ tổ của gia đình bà Phạm Thị Tỵ nằm trong thửa đất của bà Thắm, phát sinh tranh chấp đất đai. Bà Tỵ có đơn đề nghị các cấp giải quyết để gia đình có lối đi vào ngôi mộ để thờ cúng và yêu cầu tách riêng phần diện tích đất của bà Thắm với ngôi mộ. Sau khi xem xét toàn bộ quá trình SDĐ và hồ sơ địa chính cho thấy: không có việc thôn bán trái thẩm quyền phần diện tích 180m2

cho bà Thắm mà do bà tự ý tôn tạo và sử dụng phần diện tích đất công. Tuy nhiên, việc sử dụng đã lâu và đã thể hiện trên bản đồ đo đạc năm 1986 và 1994, gia đình bà Thắm sử dụng ổn định và đóng thuế đầy đủ. UBND huyện Thanh Trì ban hành Quyết định 1092/QĐ-UB ngày 21/7/2005 thu hồi GCNQSDĐ đã cấp cho bà Thắm vì đất đang có tranh chấp; giao UBND xã và Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Trì tiếp tục giải quyết phần lối đi vào ngôi mộ của gia đình bà Tỵ nhằm đảm bảo ổn định trật tự an ninh. UBND xã và Phòng Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức đối thoại giữa 02 bên, giải thích rõ và hướng dẫn cho các bên về quyền và nghĩa vụ của người SDĐ và các quy định pháp luật. Các bên đã thống nhất tách riêng một lối đi vào ngôi mộ của gia đình bà Tỵ và bà Tỵ đồng ý giải quyết mâu thuẫn để bà Thắm xin cấp giấy chứng nhận phần đất sử dụng hợp pháp của gia đình;

Từ nội dung vụ việc tranh chấp trên đây, có thể đưa ra một số nhận xét về áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan hành chính trên địa bàn huyện Thanh Trì như sau: (i) Quy trình xem xét nguồn gốc và quá trình SDĐ và hiện trạng trước khi xét cấp giấy chứng nhận của UBND xã Liên Ninh là chưa đầy đủ, thiếu chặt chẽ; (ii) Việc thu hồi GCNQSDĐ và cách thức hòa giải của các cấp là khách quan, thỏa đáng đối với các đương sự, dứt điểm được vụ việc;

Ví dụ 2: Vụ tranh chấp đất ao theo san thư của bố mẹ để lại cho các đồng thừa kế tại thôn Yên Xá, xã Tân Triều;

- Tóm tắt nội dung vụ việc như sau: Cụ Hoàng Thị Sa mất năm 1946, để lại di chúc khối di sản đất ở và đất ao cho 6 người con gái. Phần đất này hiện chỉ có 01 con gái là bà Đỗ Thị Thỏa lấy chồng, ở và trông nom cả thửa đất ao. Sau khi anh Thanh (con bà Thỏa) bán thửa đất ao, 05 người con còn lại đã kiện ra TAND để chia di sản thừa kế. Bản án Dân sự số 21/DSST ngày 31/10/2001 của TAND huyện Thanh Trì chỉ xử chia thừa kế thửa đất ở có tài sản trên đất. Còn thửa đất ao không chia do Luật đất đai năm 1993 quy định không thuộc thẩm quyền TAND. Sau đó, các bà tiếp tục gửi đơn đến UBND huyện Thanh Trì đề nghị giải quyết. Sau khi thụ lý giải quyết vụ việc, UBND huyện Thanh Trì cho rằng tại thời điểm TAND huyện xét xử áp dụng Luật đất đai năm 1993 và Thông tư 02 năm 1997, xác định đó là tranh chấp giữa các bên, thửa đất ao không có tài sản trên đất nên thuộc thẩm quyền UBND huyện. Nhưng thực chất là các bà đòi chia thửa đất ao theo di chúc thừa kế cho các đồng thừa kế. Do đó, UBND huyện yêu cầu các thành viên trong gia đình tự thỏa thuận phân chia quyền SDĐ, sau khi đã thống nhất thì kê khai xin cấp GCNQSDĐ. Vụ việc tiếp tục kéo dài mà các bên không thể tự thỏa thuận giải quyết tranh chấp và tiếp tục có đơn đề nghị huyện giải quyết năm 2007. UBND huyện ban hành văn bản số 368/UBND-TNMT ngày 04/7/2007 trả lời kiến nghị của công dân trong đó nêu rõ: căn cứ theo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003, tranh chấp thuộc thẩm quyền TAND, hướng dẫn công dân gửi đơn đến TAND để được giải quyết tranh chấp. Từ cách thức giải quyết vụ việc này, chúng tôi có một số bình luận như sau: (i) Đây là vụ việc vướng mắc do các quy định của pháp luật chưa cụ thể, dẫn đến việc các cấp không có căn cứ để giải quyết, để vụ việc kéo dài; (ii) Trình độ nhận thức và am hiểu pháp luật của nhân dân không đầy đủ, dẫn đến việc lập di chúc, sử dụng tài sản thừa kế chưa đúng quy định.

Ví dụ 3: Vụ tranh chấp quyền sử dụng thửa đất số 61, tờ bản đồ 21, năm 1994, diện tích 119m2 giữa bà Dương Thị Vân và bà Ngô Thị Hà ở Đội 1, thôn Tả Thanh Oai;

- Tóm tắt nội dung vụ việc như sau: Thửa đất tranh chấp trước đây là đất 5% của HTX nông nghiệp Tả Thanh Oai giao cho bà Ngô Thị Hà sử dụng để làm kinh tế phụ gia đình. Năm 1990, bà Hà cho ông Linh cùng thôn mượn để sản xuất nông nghiệp và trả một phần sản lượng nông nghiệp. Năm 1995, ông Linh chuyển nhượng cho bà Toán, đến năm 2000 bà Toán lại tiếp tục chuyển nhượng cho bà Dương Thị Vân, thường trú tại thôn. Thực hiện Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 về việc giao đất nông nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân, UBND xã Tả Thanh Oai đã cân đối, đối trừ diện tích đất 5% của gia đình bà Hà vào định mức đất được giao và đề nghị UBND huyện Thanh Trì cấp GCNQSDĐ cho bà Hà. Năm 2003, bà Vân tiến hành san lấp thửa đất trên và phát sinh tranh chấp;

Vụ việc này được giải quyết như sau: UBND huyện đã ban hành văn bản bác việc chuyển nhượng diện tích 119m2

giữa ông Linh cho bà Toán và bà Toán cho bà Vân và công nhận việc giao đất theo Nghị định 64/CP và cấp GCNQSDĐ cho bà Hà. Sau đó, bà Vân có đơn khiếu nại, UBND huyện hướng dẫn công dân gửi đơn lên UBND thành phố. Ngày 14/7/2008, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 2796/QĐ-UBND nêu rõ: việc cấp GCNQSDĐ cho bà Hà trong khi bà Hà không quản lý, SDĐ đã 15 năm và hiện trạng thửa đất do bà Vân đang quản lý và sử dụng là không phù hợp quy định pháp luật hiện hành. Do đó yêu cầu UBND huyện Thanh Trì thu hồi GCNQSDĐ đã cấp để điều chỉnh lại cho đúng thực tế SDĐ của bà Hà tại xã. Bà Hà tiếp tục có đơn khiếu nại Quyết định 2796 của UBND thành phố Hà Nội và được UBND thành phố Hà Nội trả lời, bác đơn khiếu nại. Sau khi UBND huyện Thanh Trì có Quyết định thu hồi GCNQSDĐ của bà Hà. Bà Hà tiếp tục làm đơn khiếu nại và được UBND huyện Thanh Trì trả lời là để thực hiện Quyết định giải quyết khiếu nại của UBND thành phố Hà Nội, và hướng dẫn bà Hà gửi đơn đến TAND để thụ lý giải quyết. Từ cách thức giải quyết vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Thanh Trì - Hà Nội (Trang 72 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)