Về kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Thanh Trì - Hà Nội (Trang 56 - 58)

3 Trích từ bài viết của PGS.TS Phạm Hữu Nghị

2.1.2.1. Về kinh tế

Là huyện sản xuất nông nghiệp có nhiều ngành, nghề truyền thống, tập trung ở một số làng tích lũy được nhiều kinh nghiệm như các làng nuôi trâu, làng lúa gạo, làng làm rau, trồng hoa, làng nuôi cá và một số cây ăn quả,… Về công nghiệp có Nhà máy phân lân Văn Điển, Nhà máy pin Văn Điển, Nhà máy chế tạo biến thế ABB, khu công nghiệp Ngọc Hồi.

Từ năm 2000, huyện đã quan tâm đầu tư, hỗ trợ chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, nâng cao hiệu quả kinh tế trên một hec ta đất canh tác. Hình thành các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung như ở các xã: Đông Mỹ (90 ha), Vĩnh Quỳnh (27 ha), Đại Áng (17 ha). Mô hình trồng rau an toàn đã được thực hiện ở 03 xã Lĩnh Nam (đã chuyển về Hoàng Mai), Yên Mỹ và Duyên Hà. Huyện đã đầu tư hỗ trợ cho nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; chuyển đổi diện tích cấy hai vụ lúa bấp bênh sang nuôi trồng thủy sản được 255 ha (đạt 102% kế hoạch, tăng hiệu quả kinh tế so với trồng lúa từ 1,96 đến 2,6 lần. Trong những năm qua, huyện gặp phải nhiều khó khăn do lạm phát, khủng hoảng kinh tế và thiên tai, đặc biệt là những hậu quả của việc mưa lũ, úng lụt; nhưng nhìn tổng thể, Thanh Trì đã có những bước phát triển khá vững chắc cả về kinh tế, quốc phòng và an ninh. Tổng giá trị sản xuất theo giá cố định năm 2006 đạt 663.633 triệu đồng, đến năm 2008 đạt 906,5 tỷ đồng, tăng 27%; cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng giảm nông nghiệp, tăng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, thương mại dịch vụ. Thống kê số liệu năm 2008 cho thấy: chỉ tiêu về công nghiệp, xây dựng cơ bản đạt 63%, thương mại và dịch vụ đạt 19,7%, nông nghiệp đạt 17,2%. Thu nhập bình quân đầu người của Thanh Trì là 520.000 đồng/người/năm; tổng thu ngân sách đạt 235 tỷ đồng, đạt 132% kế hoạch, tăng 28,2% so với năm 2007. Tổng chi cân đối ngân sách 334 tỷ đồng,

đạt 136,7% kế hoạch, tăng 49,8% so với cùng kỳ năm 2007. Thu 97 tỷ đồng từ đấu giá quyền SDĐ, đạt 122,4% kế hoạch. Lâu nay, Thanh Trì vẫn được coi là cái "rốn" hứng nước thải, ô nhiễm môi trường của Hà Nội. Chính vì vậy, lãnh đạo huyện đã quyết tâm thay đổi chất lượng và cảnh quan môi trường. Tuy cơ cấu kinh tế đã dần chuyển đổi nhưng nông nghiệp vẫn là thế mạnh của huyện. Nếu như trước đây, rau do người dân Thanh Trì trồng, cá người dân Thanh Trì nuôi thường bị nghi ngại vì được tưới và sống bằng nước sông Tô Lịch, sông Nhuệ thì hiện nay, Thanh Trì lại là địa phương đi đầu của Hà Nội trong việc thực hiện dự án "Lấy nước sạch sông Hồng từ hệ thống kênh dẫn Hồng Vân" cho các xã. Với kinh phí đầu tư trên 4,2 tỉ đồng, huyện đã xây dựng, cải tạo, đào đắp, xây mới kênh mương bê tông; cống điều tiết để lấy nước sông Hồng sử dụng trồng rau, nuôi cá, thậm chí cho cả diện tích lúa của 5 xã vùng trọng điểm. Trong thời gian tới, huyện sẽ đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu thủy sản sạch. Hiện nay, khu công nghiệp Ngọc Hồi là khu công nghiệp đầu tiên của Hà Nội xây dựng hệ thống xử lý nước thải tại chỗ. Nước sau khi đã xử lý được dùng để nuôi cá ngay trong khu công nghiệp. Theo kết quả báo cáo và cơ cấu phát triển kinh tế của huyện năm 2005 đến năm 2010, 2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các ngành chủ yếu do huyện quản lý như sau:

TT Ngành nghề Năm 2005 Đến năm 2010 Đến năm 2020

1 Nông nghiệp 24,3% 14% 8%

2 Công nghiệp, xây dựng cơ bản 58,2% 66% 70% 3 Thương mại dịch vụ 17,5% 20% 22%

(Báo cáo số 169-BC/HU ngày 28/12/2007 của Ban Thường vụ Huyện ủy Thanh Trì về công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị 05 năm (2003-2007)

Hướng phát triển trong những năm tới của huyện tập trung vào việc đẩy mạnh phát triển sản xuất, hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm

2009 và những năm tiếp theo. Trong đó, chú trọng sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa giá trị cao; xây dựng nông thôn mới hiện đại, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, đô thị, nâng cao đời sống, dân trí, môi trường sinh thái, tăng cường xây dựng khối liên minh công nông trí thức, đặc biệt, quan tâm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn. Khắc phục những khó khăn do đặc thù khách quan, như quy hoạch, ô nhiễm môi trường...; phát huy truyền thống cách mạng, năng động, tiếp tục chủ động khai thác nguồn lực, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đưa dịch vụ lên hàng đầu, phát triển công nghiệp sạch, công nghệ cao, tạo ra hàng hóa có sức cạnh tranh, phát triển bền vững, xây dựng Thanh Trì thành điểm sáng về nông thôn đô thị.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Thanh Trì - Hà Nội (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)