Những nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Thanh Trì - Hà Nội (Trang 82 - 84)

3 Trích từ bài viết của PGS.TS Phạm Hữu Nghị

2.3.3.1. Những nguyên nhân khách quan

Những hạn chế của việc áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai bắt nguồn từ một số nguyên nhân khách quan, cụ thể:

Thứ nhất, hồ sơ, tài liệu đo đạc, bản đồ địa chính là cơ sở kỹ thuật xác định, quản lý về quyền sở hữu tài sản, SDĐ. Tuy nhiên việc lưu giữ không đầy đủ, chưa thống nhất cao; có những vị trí thửa đất không đồng nhất, hoặc không thể hiện rõ ràng trên bản đồ địa chính. Từ năm 1994 đến nay có rất nhiều biến động về chủ sử dụng, sở hữu tài sản, đất đai qua nhiều thời kỳ mà hệ thống bản đồ vẫn chưa được chỉnh lý kịp thời. Việc chỉnh lý đều do cán bộ địa chính xã và cán bộ giao thẩm hồ sơ cấp giấy chứng nhận tự kẻ vào bản đồ sau khi có biến động, làm cho hệ thống sổ sách bị ghi nhận bằng nhiều loại chữ, do nhiều người viết. Nếu đưa những sổ sách này làm căn cứ pháp lý thì chưa đảm bảo hiệu lực. Thậm chí có những xã như Duyên Hà, Vạn Phúc còn

để thất lạc toàn bộ hệ thống bản đồ đo năm 1986 do chạy lũ (khu vực ngoài đê sông Hồng), gây khó khăn không nhỏ cho các cơ quan giải quyết tranh chấp. Căn cứ văn bản số 1568/BTNMT-ĐKTKĐĐ ngày 25/4/2007 về việc sử dụng Sổ dã ngoại và Sổ mục kê đất đai thì 02 loại sổ này không được coi là một trong các loại giấy tờ về quyền SDĐ quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Đất đai năm 2003 mà chỉ có sổ địa chính và sổ đăng ký ruộng đất mới được coi là loại giấy tờ về quyền SDĐ. Nhưng trên thực tế, khi sổ địa chính và sổ đăng ký ruộng đất không đầy đủ thì các cơ quan, ngay cả TAND vẫn lấy làm căn cứ, như vậy không đảm bảo tính pháp lý;

Thứ hai, chính sách, pháp luật đất đai thay đổi theo yêu cầu của từng thời kỳ, lại phải có những văn bản điều chỉnh riêng cho địa phương; trong đó có không ít các văn bản không thống nhất nên khó khăn cho việc vận dụng. Là một huyện có tốc độ đô thị hóa nhanh nên đất đai trở nên có giá: ở trục đường 70B, đoạn qua xã Đông Mỹ, Ngũ Hiệp, giá đất năm 2003 chỉ khoảng 6 triệu đồng/1m2

, nhưng đến nay đã là 40 triệu đồng/1m2; đất ở giáp đê, thôn 4 xã Đông Mỹ năm 2003 là 01-02 triệu đồng/1m2, nay là 10-15 triệu đồng/1m2,…Các cuộc đấu giá đất tại xã Tân Triều (khu vực thôn Yên Xá) do huyện tổ chức: khoảng năm 2007, giá đất trúng đấu giá là dưới 10 triệu đồng/1m2, nhưng đến đợt đấu giá đầu năm 2009 đã là 19 triệu đồng/1m2,…;

Giá đất tăng với tốc độ chóng mặt như vậy làm thay đổi toàn bộ cách suy nghĩ, lối sống của người dân ở một huyện nông nghiệp, bỏ qua những giá trị đạo đức của con người để tranh giành quyền SDĐ, tạo nên một sự hỗn loạn đáng lưu tâm đối với các cấp chính quyền;

Thứ ba, trong các kỳ họp với thành phố từ năm 2003 đến tháng 6/2009, Trung ương hay tham gia góp ý kiến, đề xuất xây dựng luật, tổ chức cán bộ,… huyện Thanh Trì đều đề xuất bổ sung cán bộ chuyên trách tiếp công dân, giải quyết đơn thư của công dân ở các cấp xã và bổ sung biên chế chuyên ngành luật, chuyên trách giải quyết đơn thư công tác tại Phòng Tài nguyên và

Môi trường nhưng đều không nhận được sự quan tâm, phản hồi từ các cấp lãnh đạo. Do đó vẫn phải duy trì hình thức kiêm nhiệm nên không có được sự tận tâm, nghiên cứu sâu với công tác này; bởi đó không phải là công việc chính của họ;

Chế độ đãi ngộ cho các thành viên trong Tổ hòa giải ở cấp xã rất thấp, không thỏa đáng, chỉ trả dưới hình thức chi tiền họp cho mỗi cuộc hòa giải với mức tiền dưới 30.000đồng/01 người/01 lần; không có phụ cấp cho cán bộ tư pháp xã kiêm nhiệm phần việc này nên không tạo được động lực cho cán bộ hăng say, tâm huyết với công việc;

Phòng Tài nguyên và Môi trường với chức năng quản lý đất đai, môi trường rất phức tạp và khó khăn. Công tác giải quyết đơn thư theo quy định chỉ được coi như một mảng công tác của Phòng nhưng thực tế, công tác này chiếm phân nửa quỹ thời gian làm việc của Phòng, không có cán bộ chuyên môn về luật, chỉ có chuyên môn về địa chính, quản lý đất đai. Do đó, không đảm bảo hiệu lực và đúng trình tự, quy định pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Thanh Trì - Hà Nội (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)