Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai phải gắn liền với việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Thanh Trì - Hà Nội (Trang 90 - 92)

3 Trích từ bài viết của PGS.TS Phạm Hữu Nghị

3.1.3. Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai phải gắn liền với việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đa

liền với việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai

Giải quyết tranh chấp đất đai là một nội dung không thể thiếu được của công tác quản lý nhà nước về đất đai. Mục đích của hoạt động này không chỉ giải quyết bất đồng mâu thuẫn giữa các bên, ngăn ngừa việc phát sinh những điểm nóng tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định về chính trị mà còn thông qua nội dung này giúp Nhà nước nhận diện được những bất cập, hạn chế trong các chính sách, pháp luật đất đai; trên cơ sở đó, kịp thời sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội. Với cách tiếp cận như vậy, chúng tôi cho rằng hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai phải gắn với việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với đất đai theo một số định hướng chủ yếu sau đây:

- Cần hoàn chỉnh cơ chế quản lý giá đất, xây dựng hệ thống theo dõi giá đất trên thị trường; ban hành quy trình định giá đất, thẩm định giá đất để xác định giá đất hợp lý cho các phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Hiện nay đã có sự điều chỉnh khung giá bồi thường đối với đất nông nghiệp, tuy nhiên mức giá bồi thường đối với đất ở vẫn thấp, chưa phù hợp với thực tế, gây thua thiệt cho người dân. Đây là một trong những nguyên cơ bản phát sinh tranh chấp đất đai;

Nghiên cứu bổ sung quy định giao cho TAND quyết định giải quyết trường hợp người đang SDĐ bất hợp tác với nhà đầu tư các dự án không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất;

- Cần nghiên cứu xây dựng cơ chế điều tiết lợi ích một cách hợp lý giữa Nhà nước, nhà đầu tư dự án và người có đất bị thu hồi như định giá đất trước khi thực hiện dự án và sau khi hoàn thành dự án, bắt buộc thực hiện tái định cư tại chỗ; thu hồi đất rộng hơn lộ giới đường để đấu giá khai thác quỹ đất ven đường theo đúng quy hoạch, mở rộng hình thức bồi thường để người nông dân được tham gia vào đầu tư bằng quyền SDĐ trong các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, các dự án xây dựng kinh doanh nhà ở;

- Cần làm tốt công tác quy hoạch SDĐ. Để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, quy hoạch SDĐ phải đi trước một bước trong việc xác định mặt bằng các công trình phúc lợi xã hội (phần của Nhà nước) và mặt bằng xây dựng khu vực dân cư (cho dân). Hiện nay bản đồ quy hoạch đã công khai nhưng việc thực hiện quy hoạch lại chưa rõ ràng: có vùng được triển khai đúng quy hoạch, có vùng lại không thực hiện đúng hoặc chưa thực hiện. Khi bồi thường giải tỏa phải thật công bằng hợp lý và dân chủ. Cần ổn định chỗ ở, tái định cư cho người dân nhanh nhất, có chế độ chính sách cho người dân làm ăn, sinh sống ở nơi tái định cư;

- Cần tăng cường cơ chế giám sát việc giải quyết tranh chấp, khiếu kiện của dân do Quốc hội, Hội đồng nhân dân thực hiện; đồng thời đẩy mạnh

công tác thanh, kiểm tra việc giải quyết tranh chấp, khiếu kiện đất đai của các hệ thống cơ quan quản lý. Có hình thức xử lý nghiêm minh đối với những trường hợp thực hiện không đúng pháp luật về đất đai và khiếu nại, tố cáo;

Rà soát, thống kê các vụ việc tranh chấp, khiếu kiện đất đai kéo dài; đẩy mạnh công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tập trung mọi nguồn lực nhằm giải quyết dứt điểm các vụ việc kéo dài không để phát sinh trở thành "điểm nóng", gây mất ổn định chính trị;

- Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai nhằm đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

Hoàn thiện công tác đo vẽ, lập bản đồ địa chính (hiện nay vẫn sử dụng bản đồ đo vẽ năm 1994); tin học hóa công tác quản lý, lưu trữ hồ sơ, thông tin về đất đai. Tăng cường kỷ luật về thực hiện quy hoạch, kế hoạch SDĐ; nâng cao các biện pháp quản lý, quy hoạch, kế hoạch SDĐ v.v nhằm góp phần hạn chế các tranh chấp đất đai.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Thanh Trì - Hà Nội (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)