Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Thanh Trì - Hà Nội (Trang 49 - 51)

3 Trích từ bài viết của PGS.TS Phạm Hữu Nghị

1.4.2. Cơ sở thực tiễn

Xét về bản chất, tranh chấp nói chung và tranh chấp đất đai nói riêng phải do một cơ quan tài phán tố tụng độc lập là tòa án giải quyết mới bảo đảm

tính khách quan, công bằng và độc lập trong hoạt động xét xử. Điều này là rất cần thiết và đúng đắn trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường nhiều thành phần ở nước ta. Tuy nhiên, xem xét điều kiện, hoàn cảnh thực tế ở nước ta cũng như năng lực của ngành tòa án cho thấy việc trao thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai cho ngành tòa án thực hiện cần thực hiện theo một lộ trình hợp lý; bởi lẽ:

Thứ nhất, trên thực tế chiếm một tỷ lệ không nhỏ các tranh chấp đất đai hiện nay là tranh chấp mang tính chất hành chính. Đó là các tranh chấp liên quan đến việc xác định ai là người có quyền SDĐ hợp pháp. Do công tác cấp GCNQSDĐ ở nước ta thực hiện quá chậm chưa đáp ứng được sự kỳ vọng của xã hội. Trong khi đó việc xác định ai là người SDĐ hợp pháp lại thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý nhà nước về đất đai chứ không phải trách nhiệm của ngành tòa án. Vì vậy nếu chuyển giao toàn bộ các tranh chấp đất đai cho cơ quan tòa án thực hiện thì đối với các tranh chấp về quyền SDĐ hợp pháp tòa án không thể xác định việc này mà lại phải chuyển giao vụ việc cho cơ quan quản lý nhà nước về đất đai xác định và chờ đợi câu trả lời của các cơ quan này. Trên cơ sở đó, tòa án mới tiếp tục thụ lý xem xét giải quyết. Việc làm này mất rất nhiều thời gian trong khi đó tranh chấp đất đai đòi hỏi cần phải giải quyết nhanh chóng, dứt điểm nếu để kéo dài sẽ phát sinh nhiều hệ quả tiêu cực gây ảnh hưởng xấu về nhiều mặt: chính trị, kinh tế, xã hội;

Thứ hai, theo luật tố tụng hình sự (được sửa đổi, bổ sung năm 2005), TAND cấp huyện được tăng thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự trong điều kiện ngành tòa án còn thiếu khoảng 2.000 thẩm phán. Mặt khác cơ sở vật chất của các tòa án địa phương còn nghèo nàn và thiếu thốn như trụ sở làm việc chật chội, thiếu các điều kiện, phương tiện làm việc. Hơn nữa, đội ngũ cán bộ công tác trong ngành tòa án chịu nhiều áp lực của công việc, lương và chế độ phụ cấp thấp đã không khuyến khích những sinh viên tốt nghiệp cử nhân luật khá, giỏi vào làm việc. Với điều kiện thực tế như vậy nếu chuyển giao công

tác giải quyết tranh chấp đất đai cho ngành tòa án thực hiện thì tính khả thi của việc làm này không cao;

Thứ ba, tranh chấp đất đai là vấn đề nhạy cảm, đa dạng về chủng loại, phong phú về chủ thể và có tính chất rất gay gắt, phức tạp. Muốn giải quyết tranh chấp đất đai đúng pháp luật, dứt điểm và có hiệu quả đòi hỏi người thẩm phán không chỉ tinh thông về nghiệp vụ xét xử, bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng, đạo đức trong sáng để không sa ngã trước cám dỗ của đồng tiền mà còn am hiểu kiến thức pháp luật về đất đai và những kiến thức pháp luật có liên quan, nắm bắt được các nghiệp vụ về quản lý nhà nước về đất đai, nguồn gốc SDĐ cũng như các loại giấy tờ, hồ sơ về nhà, đất v.v... Liên hệ với trình độ, năng lực của đội ngũ thẩm phán cho thấy có sự không đồng đều về năng lực và trình độ. Số thẩm phán ở tòa án cấp huyện (đặc biệt là các huyện miền núi, các huyện có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn) năng lực và trình độ chuyên môn còn yếu lại không được đào tạo bồi dưỡng thường xuyên nên khó có đủ khả năng đảm nhiệm tốt nhiệm vụ giải quyết tranh chấp đất đai;

Hơn nữa, tranh chấp đất đai là vấn đề nhạy cảm, động chạm đến lợi ích trực tiếp của người dân nên việc giải quyết tranh chấp đất đai không đúng pháp luật, để dây dưa kéo dài dễ gây mất ổn định về chính trị và phát sinh các hệ lụy xấu về nhiều mặt: kinh tế, xã hội…;

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Thanh Trì - Hà Nội (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)