3.3. CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG QUY ĐỊNH VỀ
3.3.2. Xây dựng Khung Quy chế hoạt động của các tổ chức xã hộ
tham gia kiểm soát, phòng và chống tội phạm
Phòng vệ chính đáng là quyền của mỗi công dân chứ không phải nghĩa vụ pháp lý của công dân [22, tr.47]. Theo đó, “người phòng vệ mặc dù gây thiệt hại cho kẻ tấn công nhưng đã sử dụng một quyền, hơn nữa đã thi hành một bổn phận đối với xã hội. Trước một hành động tấn công xâm hại hay đe dọa trực tiếp lợi ích của xã hội, người phòng vệ không nên và không thể chờ vào sự can thiệt của chính quyền mà cần phải phản ứng kịp thời mới bảo vệ được trật tự xã hội, bảo vệ được tính mạng của bản thân mình hoặc của người khác. Người phòng vệ, nhân danh xã hội thi hành bổn phận, sử dụng một quyền, đó là quyền phòng vệ cho nên học thuyết này còn gọi là học thuyết quyền phòng vệ... [22, tr.47].
Hiện nay, theo nghiên cứu mới của TS. Trịnh Tiến Việt, một trong những tiêu chí đánh giá hiệu quả kiểm soát xã hội đối với tội phạm là “mức
độ thu hút các lực lượng xã hội tham gia kiểm soát tội phạm và tính hợp lý trong cơ chế phối hợp hoạt động giữa các lực lượng xã hội tham gia kiểm soát tội phạm” [76, tr.353]. Tác giả cho rằng, hoạt động kiểm soát tội phạm sẽ
là có hiệu quả cao nếu nó tạo được phản ứng mạnh mẽ đối với tội phạm trong toàn xã hội, dấy lên tinh thần trách nhiệm đấu tranh kiên quyết, chủ động tấn
công và phòng, chống tội phạm của mọi cá nhân, tổ chức, liên kết trong xã hội. Lực lượng tham gia kiểm soát tội phạm càng được nhân rộng thì quy mô của hoạt động càng sâu hơn, rộng hơn, khả năng phát hiện, ngăn ngừa, xử lý tội phạm càng được tăng cường hơn. Ngược lại, khi đa số cá nhân, tổ chức trong xã hội phó thác nhiệm vụ kiểm soát tội phạm cho Nhà nước, thờ ơ với diễn biến của tình hình tội phạm thì sự đơn độc sẽ là một điểm yếu của các thiết chế Nhà nước trong cuộc chiến với thế giới tội phạm ngày càng tinh vi và vô cùng phức tạp. Do đó, để tạo hành lang pháp lý an toàn và chặt chẽ, cổ vũ cho mọi người dân chủ động hơn, tích cực hơn và quyết tâm hơn trong tham gia công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, ngoài việc hoàn thiện cơ chế, chính sách, đề ra tổng thể các giải pháp khác nhau, cũng như công tác tái hòa nhập xã hội; v.v... thì một trong những hành động quan trọng là hoàn thiện các quy định của BLHS Việt Nam để khắc phục “những nhầm lẫn pháp
lý” (giáp ranh giữa tội phạm và không phải là tội phạm) - đòi hỏi cần làm rõ
trong luật ranh giới giữa trường hợp không và phải chịu TNHS, góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ quyền con người (mà chế định phòng vệ chính đáng đóng vai trò quan trọng nhất). Đặc biệt, qua đó nâng cao nhận thức của công dân trong xã hội về quyền và nghĩa vụ của mình - trường hợp nào thì hành vi gây thiệt hại cho xã hội phải chịu TNHS, là hành vi sai trái; còn trường hợp nào thì không phải chịu TNHS, là hành vi tích cực nên làm; còn phát huy tinh thần chủ động và tích cực của nhân dân trong công tác phòng, chống tội phạm và những vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, vụ côn đồ chém “hiệp sĩ” bắt tội phạm xảy ra tại thị xã D., tỉnh Bình Dương thời gian qua gây bức xúc cho người dân và toàn xã hội. Hành động dũng cảm của một thanh niên dám đấu tranh với bọn xấu, đã bị trả thù bằng những nhát dao chí mạng. Đây không phải là trường hợp đầu tiên người tham gia đấu tranh với bọn tội phạm bị đe dọa, hành hung và thậm chí bị giết hại để trả thù cho
những việc làm của họ dám đứng lên bảo vệ sự yên lành cho cuộc sống của người dân. Ước tính, từ năm 2010 đến nay, cả nước đã có hơn 10 trường hợp như anh Nguyễn Tăng T., thành viên Câu lạc bộ phòng, chống tội phạm phường An Bình, thị xã Dĩ An bị bọn côn đồ hành hung gây nguy hiểm đến danh dự, sức khỏe, tính mạng của bản thân và gia đình vì bảo vệ cuộc sống bình yên, trật tự và an toàn cho mọi người [96]. Vì vậy, để phát huy tinh thần chủ động này của công dân trong xã hội, tránh những thờ ơ, mặc cảm và tránh xa nghĩa vụ trong thực tiễn thời gian qua ở nước ta, đồng thời bảo vệ tự do và an ninh cá nhân của những công dân dũng cảm và có ý thức, trách nhiệm cao trong việc tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm, góp phần kiểm soát xã hội đối với tội phạm, nên bổ sung quy định thể hiện trách nhiệm của Nhà nước trong việc trân trọng và bảo vệ họ bằng nội dung - “Các hành vi cản trở,
đe dọa hay xâm phạm đến quyền và lợi ích của công dân đều bị xử lý kịp thời, công minh theo đúng pháp luật. Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ công dân khi họ tham gia đấu tranh phòng ngừa, chống tội phạm” [76, tr.286-288].
Cùng với đó, ban hành Quy chế hoạt động cho một số tổ chức xã hội tham gia kiểm soát tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội (như Các câu lạc bộ phòng, chống tội phạm, đội tự quản…) bên cạnh hệ thống lực lượng chính thức sẽ tạo ra tổ hợp đấu tranh phòng, chống tội phạm có hiệu quả rất tốt và nhiều địa phương trên địa bàn cả nước đã có Quy chế hoạt động [50], song nhiều nơi lại chưa có. Vì thế, ở mức độ chung, Quy chế sẽ quy định chung về trách nhiệm, quyền hạn, nguyên tắc, phương thức hoạt động... của các lực lượng xã hội tham gia kiểm soát tội phạm.
Tuy nhiên, để tránh việc lạm quyền, vi phạm pháp luật, các tổ chức cụ thể tham gia kiểm soát tội phạm phải có quy chế hoạt động trên cơ sở quy chế khung do Nhà nước ban hành. Đây vừa là khuôn khổ định hướng cho hoạt động kiểm soát tội phạm của các tổ chức xã hội và bảo vệ họ (ví dụ: anh
Nguyễn Tăng T., thành viên Câu lạc bộ phòng, chống tội phạm phường An Bình, thị xã Dĩ An bị bọn côn đồ hành hung gây nguy hiểm đến danh dự, sức khỏe, tính mạng của bản thân và gia đình vì bảo vệ cuộc sống bình yên, trật tự và an toàn cho mọi người). Song, lại là căn cứ pháp lý để Nhà nước quản lý, điều hành hoạt động của các tổ chức này, cũng như loại trừ việc lạm quyền, lộng quyền, lợi dụng quyền để vi phạm pháp luật (ví dụ: Một số lực lượng hoạt động tự phát ở một vài địa phương, chưa có sự phối hợp, quản lý và hướng dẫn nghiệp vụ, trang bị kiến thức pháp luật đầy đủ từ phía cơ quan chức năng nhà nước nên đôi khi hoạt động của họ can dự trái nguyên tắc vào hoạt động công vụ của các cơ quan chức năng, thậm chí đôi khi còn có hành vi vi phạm pháp luật... như sự cố của “hiệp sĩ” Thạch Đạt đuổi bắt người tình nghi là bọn bất lương gây tai nạn giao thông nghiêm trọng... [2].
3.3.3. Tăng cƣờng công tác quản lý Nhà nƣớc về vũ khí, giải quyết các mâu thuẫn phát sinh trong xã hội, an ninh trật tự
Từ thực tiễn công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác trên địa bàn một số tỉnh, thành phố, học viên nhận thấy, tình trạng sử dụng hung khí, nhất là các loại dao găm, dao díp... là phổ biến trong các vụ cố ý gây thương tích, các vụ chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng, vi phạm an toàn khi tham gia giao thông... Hiện nay, có tình trạng một số thanh niên đi chơi cùng bạn bè, bạn gái... luôn mang theo dao, các loại hung khí khác, không đội mũ bảo hiểm... nếu có xích mích, xô sát hoặc vi phạm giao thông xảy ra thì sẵn sàng dùng các loại hung khí này để gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe của người khác, chống người thi hành công vụ. Chẳng hạn như vụ Nông Văn Tính ở Nghệ An, Trần Văn Cò ở Thanh Hóa năm 2013, vụ Hồ Thế Úy năm 2014 ở Quảng Ninh. Các bị cáo nói trên đều mang sẵn theo người dao bấm hoặc dao gấp. Hung khí được thu gọn lại để trong túi quần trước khi phạm tội. Thậm chí, sau khi gây thương tích cho bị hại,
Đặc biệt, nhiều vụ do không đội ngũ bảo hiểm, say rượu bia khi bị lực lượng chức năng kiểm tra thì quay ra chống đối, xâm phạm tính mạng, sức khỏe người thi hành công vụ như vụ Trần Văn Độ ở Thanh Hóa năm 2014, khi đối tượng điều khiển xe máy BKS 36B2 - 14551 chở theo một người bạn cùng tham gia giao thông. Đến ngã tư có gắn thiết bị, đèn điều khiển giao thông tự động ở trung tâm thành phố, dù đèn hiệu báo đỏ nhưng Độ không dừng phương tiện, vẫn điều khiển phương tiện qua giao lộ. Thấy nam thanh niên vi phạm luật giao thông đường bộ, thiếu tá Ngô Hồng Hải, cán bộ đội Cảnh sát giao thông, Công an thành phố Thanh Hóa đang trực ở chốt điều khiển giao thông khu vực này đã buộc người vi phạm dừng phương tiện, tạm giữ chìa khóa, yêu cầu về bốt gác lập biên bản vi phạm. Dù vậy, trước rất đông người dân và trước mắt bảo vệ Trung tâm thương mại Vinaconex, Độ đã có hành vi giằng, giật chìa khóa, hành hung, tấn công cảnh sát giao thông, thậm chí còn ôm cổ, nắm tay, bẻ quật chiến sĩ cảnh sát giao thông xuống nền đá lát vỉa hè, đấm, đạp vào người đồng chí, sau đó, thấy lực lượng hỗ trợ xuất hiện, Độ bỏ lại phương tiện chạy trốn, sau mới đến công an thành phố Thanh Hóa đầu thú vào buổi chiều cùng ngày... Do đó, học viên kiến nghị các cấp chính quyền địa phương và Công an tỉnh, huyện, đặc biệt là cấp xã cần tăng cường quản lý Nhà nước về an ninh trật tự, an toàn giao thông, kiên quyết đấu tranh xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật và có biện pháp thu hồi triệt để các loại vũ khí quân dụng, vũ khí thô sơ để hạn chế việc đối tượng sử dụng các loại vũ khí này làm hung khí gây án. Mặt khác, cũng qua công tác điều tra, truy tố, xét xử, có thể thấy được một trong những nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe người khác là do những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân chưa được phát hiện và xử lý kịp thời cũng có liên quan đến việc nợ nần, vay mượn tài sản... Có vụ án, như vụ Nguyễn Văn Tính ở Lâm Đồng năm 2012 do mâu thuẫn nợ nần với số tiền nhỏ nhưng hai
gia đình đã xích mích và đánh nhau gây thương tích, khó xác định phòng vệ chính đáng hay vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng khi mỗi bên huy động anh em, họ hàng tham gia đông. Mâu thuẫn trong đời sống, sinh hoạt hàng ngày là không tranh khỏi. Tuy nhiên, nếu các mâu thuẫn đó được phát hiện, tháo gỡ một cách kịp thời, nếu cộng đồng dân cư, làng xóm, chính quyền... quan tâm giải quyết ngay từ đầu thì có lẽ nhiều vụ án xâm phạm sức khỏe, tính mạng hay chống người thi hành công vụ đã không xảy ra. Do đó, học viên kiến nghị cần quan tâm, củng cố hệ thống tổ chức hòa giải ở cơ sở. Công an địa phương, đặc biệt là lực lượng Công an xã, phường, dân phòng... phải tăng cường trách nhiệm, bám sát nhân dân, kịp thời nắm được mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân để tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương có biện pháp giải quyết kịp thời, đặc biệt là các vụ vay mượn, tranh chấp, nợ nần.... Đặc biệt, tăng cường công tác giáo dục pháp luật, quản lý Nhà nước về an ninh trật tự, an toàn giao thông, tham gia giao thông... và công tác giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp trong nhân dân, cũng như đến việc quản lý thanh thiếu niên, các băng, nhóm đòi nợ thuê, trả thù thuê, qua đó, nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền công dân, cũng như tránh gây ra những thiệt hại cho xã hội.
KẾT LUẬN
Tóm lại, qua nghiên cứu đề tài luận văn thạc sĩ luật học với tên gọi: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phòng vệ chính đáng trong luật hình sự Việt Nam” cho phép học viên đưa ra những kết luận như sau:
1. Phòng vệ chính đáng là một trong những trường hợp loại trừ TNHS
trong BLHS Việt Nam. Rõ ràng, xét về mặt hình thức, phòng vệ chính đáng đã có đủ các dấu hiệu của tội phạm nhưng các nhà làm luật lại không coi phòng vệ chính đáng là tội phạm. Bởi lẽ, thiệt hại do người phòng vệ gây ra đối với người có hành vi xâm hại trong phòng vệ chính đáng chính là nhằm bảo vệ lợi ích của cá nhân, của Nhà nước, của tập thể (của cơ quan, tổ chức) phù hợp với lợi ích yêu cầu chung của toàn xã hội. Do đó, phòng vệ chính đáng không những không bị coi là tội phạm mà còn được Nhà nước và xã hội động viên, khuyến khích thực hiện vì đây là hành vi có ích, có lợi cho xã hội. Quy định phòng vệ chính đáng trong BLHS góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp và pháp luật, đồng thời bảo đảm sự ổn định, trật tự và an toàn xã hội.
2. Quy định về phòng vệ chính đáng được quy định lần đầu tiên trong
BLHS năm 1985, sau đó được hoàn thiện dần trong BLHS năm 1999, sửa đổi năm 2009 và đặc biệt là BLHS năm 2015, trong đó đã quy định rõ ràng về điều kiện, nội dung của phòng vệ chính đáng, cũng như trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng và hai tội danh liên quan đến vấn đề này. Điều này cho thấy, sự quan tâm của Nhà nước và xã hội trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp và pháp luật, đồng thời bảo đảm pháp chế XHCN.
3. Xuất phát từ vị trí, ý nghĩa của vấn đề mà quy định về phòng vệ
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Nhật Bản...) ghi nhận và khuyến khích, động viên công dân hãy làm việc có ích, có lợi cho xã hội, nhưng mặt khác, đó cũng chính là góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm, thực hiện quyền dân chủ của công dân. Do đó, phòng vệ chính đáng là quyền của mỗi công dân những không phải là nghĩa vụ của công dân. Quyền công dân ở đây thể hiện ở chỗ, khi thực hiện công dân không phải xin phép ai, thỉnh thị cơ quan, tổ chức nào mà tự quyết định.
4. Đánh giá thực trạng quy định về phòng vệ chính đáng được quy định
lần đầu tiên trong BLHS năm 1985, BLHS năm 1999, sửa đổi năm 2009 và thực tiễn xét xử cho thấy, quy định về phòng vệ chính đáng đã phát huy hiệu quả tích cực trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân, cũng như yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm. Tuy nhiên, cùng với đó, trong thực tiễn áp dụng cũng nảy sinh một số tồn tại, hạn chế đòi hỏi phải tiếp tục hoàn thiện pháp luật và đề ra các giải pháp bảo đảm áp dụng, có như vậy mới đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới của đất nước.
5. Trên cơ sở này, luận văn đã đưa ra kiến nghị tiếp tục hoàn thiện quy
định của BLHS năm 2015 về phòng vệ chính đáng, cũng như đưa các giải pháp bảo đảm áp dụng, đáng chú ý là giải pháp giải thích, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân, qua đó ngăn chặn, hạn chế tới mức thấp nhất hậu quả của tội phạm gây ra