Quy định của Bộ luật hình sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phòng vệ chính đáng trong Luật hình sự Việt Nam (Trang 58)

2.2. QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ MỘT SỐ NƯỚC

2.2.3. Quy định của Bộ luật hình sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

BLHS nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được Quốc hội Trung Quốc thông qua tại kỳ họp thứ II, ngày 01/7/1979, có hiệu lực từ ngày 01/01/1980. Luật sửa đổi, bổ sung BLHS này được sửa đổi vào năm 1997, có hiệu lực từ ngày 01/10/1997. BLHS Trung Quốc được sửa đổi, bổ sung nhiều lần và gần đây nhất là năm 2005 tại Hội nghị lần thứ 14 của Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khóa X [17, tr.44-45].

Điều 20 Chương II, trong mục 1 về “Tội phạm và TNHS” BLHS của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa quy định như sau:

Người thực hiện hành vi phòng vệ chính đáng nhằm ngăn chặn hành vi bất hợp pháp xâm hại các lợi ích của Nhà nước, xã hội, các quyền nhân thân, tài sản và các quyền khác của mình hoặc của người khác, gây thiệt hại cho người có hành vi xâm hại bất hợp pháp, thì không phải chịu TNHS.

Người có hành vi phòng vệ chính đáng rõ ràng vượt quá giới hạn cần thiết và gây thiệt hại lớn thì phải chịu TNHS, nhưng cần được giảm nhẹ, áp dụng khung hình phạt nhẹ hơn hoặc được miễn hình phạt.

Người có hành vi phòng vệ đối với tội phạm đang hành hung, giết người, cướp của, hiếp dâm, bắt cóc hoặc các tội bạo lực khác, gây thương tích hoặc làm chết người phạm tội, không thuộc trường hợp

Nghiên cứu, so sánh quy định về phòng vệ chính đáng trong BLHS Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và BLHS Việt Nam cho phép rút ra một số kết luận sau đây:

Một là, cả hai BLHS Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và BLHS Việt Nam đều khẳng định phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm và người thực hiện hành vi đó không phải chịu TNHS; đồng thời thể hiện bằng hành vi gây thiệt hại trước người có hành vi nguy hiểm, xâm hại đến cá nhân, đến quyền và lợi ích hợp pháp của người phòng vệ hoặc những người khác, của xã hội hoặc nhà nước.

Hai là, BLHS Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã quy định rõ hậu quả pháp lý hơn BLHS Việt Nam ở chỗ người có hành vi phòng vệ chính đáng rõ ràng vượt quá giới hạn cần thiết và gây thiệt hại lớn thì phải chịu TNHS, nhưng cần được giảm nhẹ, với khả năng - áp dụng khung hình phạt nhẹ hơn hoặc được miễn hình phạt.

Ba là, ngoài ra, để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống đối với một số tội phạm nguy hiểm, các nhà làm luật Cộng hòa nhân dân Trung Hoa còn quy định - đối với tội phạm đang hành hung, giết người, cướp của, hiếp dâm, bắt cóc hoặc các tội bạo lực khác, gây thương tích hoặc làm chết người phạm tội, không thuộc trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ, không phải chịu TNHS. Qua đó, góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm có hiệu quả và thể hiện “cái nhìn” rõ hơn của người “trong cuộc” trước những mối nguy hiểm đang xảy ra với mình.

2.2.4. Quy định của Bộ luật hình sự Vƣơng quốc Thụy Điển

BLHS Thụy Điển thông qua năm 1962 và có hiệu lực từ ngày 01/01/1965 và đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần, gần đây nhất là năm 2005.

Chương 24 - “Căn cứ chung miễn TNHS”, Điều 1 và Điều 2 BLHS có quy định về phòng vệ chính đáng như sau:

Điều 1 quy định:

Người thực hiện hành vi phòng vệ chỉ bị coi là tội phạm nếu xét đến tính chất nguy hiểm của hành vi tấn công, tầm quan trọng của đối tượng bảo vệ và các tình tiết nói chung thì hành vi này rõ ràng là không chính đáng.

Quyền được phòng vệ xảy ra trong các trường hợp:

1. Khi sự tấn công mang tính tội phạm nhằm vào người hoặc tài sản đã diễn ra hoặc sắp diễn ra.

2. Một người dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực hoặc bằng cách thức khác cản trở việc thu hồi tài sản khi bị bắt quả tang.

3. Một người đột nhập bất hợp pháp hoặc cố gắng đột nhập vào căn phòng, ngôi nhà, tàu, thuyền, hoặc

4. Một người không chịu rời khỏi nhà ở khi đã có lệnh phải rời khỏi đó [63, tr.228-230].

Điều 2 quy định:

Trong trường hợp người đang chấp hành hình phạt tù, đang bị giam giữ hoặc bị bắt hoặc bị tước tự do dưới hình thức khác mà bỏ trốn hoặc đe dọa dùng vũ lực để chống trả người có nhiệm vụ canh giữ hoặc giám sát thì được phép dùng vũ lực nếu căn cứ vào hoàn cảnh thực tế mà việc dùng vũ lực đó được coi là lý do chính đáng để ngăn chặn việc bỏ trốn hoặc duy trì trật tự. Quy định này cũng được áp dụng nếu hành động chống trả là do một người khác ngoài những người đã nói trên thực hiện [63, tr.228-230].

Nghiên cứu, so sánh quy định về phòng vệ chính đáng trong BLHS Vương quốc Thụy Điển và BLHS Việt Nam cho phép rút ra một số kết luận sau đây:

tuy nhiên, lại quy định rõ quyền được phòng vệ xảy ra trong bốn trường hợp

sau đây: Khi sự tấn công mang tính tội phạm nhằm vào người hoặc tài sản đã diễn ra hoặc sắp diễn ra; một người dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực hoặc bằng cách thức khác cản trở việc thu hồi tài sản khi bị bắt quả tang; một người đột nhập bất hợp pháp hoặc cố gắng đột nhập vào căn phòng, ngôi nhà, tàu, thuyền, hoặc một người không chịu rời khỏi nhà ở khi đã có lệnh phải rời khỏi đó. Ngoài ra, còn quy định rõ trường hợp do chủ thể là người thi hành công vụ thực hiện để ngăn chặn việc bỏ trốn hoặc duy trì trật tự xã hội.

Thứ hai, BLHS Vương quốc Thụy Điển quy định người thực hiện hành vi phòng vệ chính đáng đều nhằm ngăn chặn những hành vi đang xâm hại đến lợi ích của cá nhân, tập thể và của Nhà nước; là hành vi có ích, có lợi cho xã hội, vì vậy, pháp luật các nước đều coi hành vi đó không phải là tội phạm

(hay được loại trừ TNHS như: BLHS Việt Nam, Liên bang Nga, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa). Tuy nhiên, BLHS nước đang nghiên cứu lại coi hành vi đó lại mang bản chất là trường hợp được miễn TNHS (mặc dù trong nội dung các điều luật không nói rõ hậu quả pháp lý, nhưng xếp vào Chương 24 - Các căn cứ để miễn TNHS), trong khi bản chất pháp lý của hai trường hợp này theo luật hình sự Việt Nam là hoàn toàn khác nhau [71, tr.302].

Thứ ba, đặc biệt, nhằm bảo đảm tự do và an ninh cá nhân của người thi hành công vụ, BLHS Vương quốc Thụy Điển còn quy định trong trường hợp người đang chấp hành hình phạt tù, đang bị giam giữ hoặc bị bắt hoặc bị tước tự do dưới hình thức khác mà bỏ trốn hoặc đe dọa dùng vũ lực để chống trả người có nhiệm vụ canh giữ hoặc giám sát thì được phép dùng vũ lực nếu căn cứ vào hoàn cảnh thực tế mà việc dùng vũ lực đó được coi là lý do chính đáng để ngăn chặn việc bỏ trốn hoặc duy trì trật tự… [63, tr.230]; qua đó, bảo vệ trật tự xã hội chung.

Chƣơng 3

THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH VỀ PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP

3.1. THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH VỀ PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG

TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ

3.1.1. Tình hình xét xử các tội phạm liên quan đến vƣợt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Thực tiễn xét xử cho thấy việc xác định đúng, chính xác và có căn cứ các trường hợp phòng vệ chính đáng sẽ bảo vệ tốt quyền và lợi ích của công dân, đặc biệt là tính mạng, sức khỏe, danh dự và an toàn cá nhân, góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ trật tự và an toàn xã hội, cũng như đề cao quyền con người, quyền công dân, phát huy dư luận xã hội tốt trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật.

Cùng với đó, việc xác định vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng chính xác, cũng góp phần xử lý nghiêm minh, kịp thời và đúng pháp luật mọi hành vi phạm tội, tránh việc lạm dụng của cơ quan, người có thẩm quyền khi thực hiện quyền phòng vệ chính đáng, phân định rõ ranh giới, tránh những “nhầm lẫn pháp lý” giữa trường hợp có tội phạm với trường hợp không phải là tội phạm, trường hợp phải chịu TNHS với trường hợp loại trừ TNHS.

Theo thống kê của Vụ Tổng hợp, TANDTC, trong 05 năm (2012 - 2016), liên quan đến phòng vệ chính đáng và vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, các cấp Tòa án đã xét xử hai tội danh là tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (nay bổ sung thêm “hoặc vượt quá mức cần thiết khi

bắt giữ người phạm tội”) và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức

khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (nay bổ sung thêm “hoặc vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội”) như sau:

Bảng 3.1. Thống kê thụ lý, xét xử tội danh quy định tại Điều 96 và Điều 106 BLHS của Tòa án nhân dân các cấp trong giai đoạn 05 năm (2012 - 2016)

Năm Tội danh Thụ lý Xét xử

Số vụ Số bị cáo Số vụ Số bị cáo 2012 Điều 96 20 25 18 23 Điều 106 15 16 10 11 2013 Điều 96 10 12 7 9 Điều 106 11 11 7 7 2014 Điều 96 12 33 9 21 Điều 106 9 9 7 7 2015 Điều 96 13 14 10 11 Điều 106 13 13 8 8 2016 Điều 96 14 16 10 12 Điều 106 15 20 10 15 TỔNG Điều 96 69 100 54 76 Điều 106 63 59 42 48 (Nguồn: Vụ Tổng hợp, TANDTC)

Bảng 3.2. Phân tích số bị cáo đã bị Tòa án xét xử tội danh quy định tại Điều 96 và Điều 106 BLHS trong giai đoạn 05 năm (2012 - 2016)

Năm

Phân tích số bị cáo đã xét xử

Tội danh Không có tội

Miễn TNHS hoặc miễn HP Cảnh cáo Phạt tiền Cải tạo không giam giữ Cho hưởng án treo Tù từ 3 năm trở xuống Trên 3 năm đến 7 năm 2012 Điều 96 0 0 0 0 0 5 15 3 Điều 106 0 0 0 0 1 8 2 0 2013 Điều 96 0 0 0 0 1 0 7 1 Điều 106 0 0 0 0 1 0 4 2 2014 Điều 96 0 0 0 0 0 2 18 1 Điều 106 0 0 0 0 0 3 4 0 2015 Điều 96 0 0 0 0 0 2 9 0 Điều 106 0 0 0 0 1 3 4 0 2016 Điều 96 0 0 0 0 1 4 7 0 Điều 106 0 0 0 0 2 2 10 1 TỔNG Điều 96 0 0 0 0 2 13 56 5 Điều 106 0 0 0 0 5 16 24 3 (Nguồn: Vụ Tổng hợp, TANDTC)

Bảng 3.3. Phân tích nhân thân bị cáo đã bị Tòa án xét xử về tội danh quy định tại Điều 96 và Điều 106 BLHS trong giai đoạn 05 năm (2012 - 2016)

Năm

Phân tích đặc điểm nhân thân bị cáo

Tội danh Cán bộ, công chức Tái phạm, tái phạm nguy hiểm Dân tộc thiểu số Nữ giới Từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi Từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi Từ 18 đến 30 tuổi Người nước ngoài 2012 Điều 96 0 0 3 0 0 1 7 0 Điều 106 0 0 0 0 0 1 5 0 2013 Điều 96 0 0 1 0 0 0 5 0 Điều 106 0 0 0 0 0 0 4 0 2014 Điều 96 0 0 0 0 0 0 9 0 Điều 106 0 1 1 0 0 0 2 0 2015 Điều 96 0 0 2 1 0 0 3 1 Điều 106 0 0 1 0 0 3 0 0 2016 Điều 96 0 0 3 1 0 0 1 0 Điều 106 0 0 0 0 0 0 6 0 TỔNG Điều 96 0 0 9 2 0 1 25 1 Điều 106 0 0 2 0 0 4 17 0 (Nguồn: Vụ Tổng hợp, TANDTC)

Từ việc nghiên cứu thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân các cấp giai đoạn 05 năm (2012 - 2016) liên quan đến phòng vệ chính đáng và các tội phạm liên quan đến phòng vệ chính đáng cho phép học viên đưa ra những nhận xét sau đây:

Thứ nhất, về cơ bản, Tòa án nhân dân các cấp đã đưa ra xét xử kịp thời đối với các trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, bảo đảm yêu cầu xử lý đúng người, đúng tội và đúng pháp luật, qua đó, nâng cao hiệu quả

Thứ hai, số vụ và số bị cáo phạm tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng trong giai đoạn 05 năm (2012 - 2016) là 54 vụ với 76 bị cáo (Điều 96) và 42 vụ và 48 bị cáo (Điều 106). Trong đó, cao nhất là năm 2012 với 18 vụ và 23 bị cáo (Điều 96) và cao nhất là năm 2016 với 10 vụ và 15 bị cáo (Điều 106).

Thứ ba, phân tích số bị cáo đã xét xử giai đoạn 05 năm (2012 - 2016) cho thấy, số bị cáo bị Tòa án áp dụng hình phạt tù từ 3 năm trở xuống chiếm tỷ lệ cao. Tổng số bị cáo bị Tòa án áp dụng hình phạt tù từ 3 năm trở xuống là 56 (Điều 96) và 24 (Điều 106). Hình phạt cải tạo không giam giữ được áp dụng các năm 2012, 2013, 2015 và 2016 nhưng còn ít với 2 bị cáo (Điều 96) và 5 bị cáo (Điều 106). Không có trường hợp được miễn TNHS, miễn hình phạt hay bị áp dụng hình phạt cảnh cáo. Năm 2012 cho hưởng án treo đối với 08 trường hợp (Điều 106).

Thứ tư, phân tích đặc điểm nhân thân bị cáo trong giai đoạn 05 năm (2012 - 2016) cho thấy, số bị cáo là dân tộc thiểu số còn nhiều với 9 bị cáo (Điều 96) và 2 bị cáo (Điều 106). Độ tuổi phạm tội từ 18 đến 30 chiếm tỷ lệ cao với 25 bị cáo (Điều 96) và 17 bị cáo (Điều 106). Đáng chú ý có 1 bị cáo là người nước ngoài (Điều 96) năm 2015. Nữ giới có 2 bị cáo (Điều 96).

Thứ năm, nghiên cứu ngẫu nhiên 82 bản án hình sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thanh Hóa về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 104) trong Phụ lục luận văn cho thấy, không có trường hợp nào liên quan đến yếu tố vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.

3.1.2. Một số tồn tại, hạn chế trong thực tiễn áp dụng quy định về phòng vệ chính đáng phòng vệ chính đáng

lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức và của công dân, cũng như xử lý đối với trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng nghiêm minh, đúng pháp luật (như đã nêu trong mục 3.1.1.) trong thực tiễn áp dụng quy định về phòng vệ chính đáng cho thấy còn có một số tồn tại, hạn chế sau đây:

* Việc định tội danh đối với các tội phạm liên quan đến yếu tố phòng vệ chính đáng chưa chính xác

a) Nhầm lẫn trường hợp phạm tội với trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng trong tội giết người và tội cố ý gây thương tích…

Ví dụ: Tối ngày 13/03/2012, Nguyễn Văn Hải và Tạ Hữu Cương đến nhà chị Trịnh Thị Nhung ở thôn H, tỉnh Hà Nam chơi. Khoảng 22h cùng ngày Hải và Cương đi về đến cống Hà Tê thì bị Trịnh Văn Ân, Trịnh Văn Diễn, Trịnh Văn Dũng, Vũ Nhân Trường, Nguyễn Văn Chiến và Hoàng Văn Tùng chặn lại. Do trước đó Diễn biết Hải và Cương đến chơi nhà chị Nhung nên Diễn bàn với đồng bọn chặn đánh. Cả bọn thống nhất và đi đến bờ tre gần đó ngồi chờ. Khi Hải và Cương đi đến, Dũng cầm đèn pin soi vào mặt Hải và Cương thi Hải nói “Xin các anh tha cho em”. Cùng lúc đó Ân, Diễn xông vào dùng chân tay đánh Cương, còn Chiến, Dũng xông vào đánh Hải. Do bị đánh Cương bỏ xe đạp chạy về hướng thôn Hà Tê còn Hải chạy về phía thôn Hà Phú thì Ân, Diễn, Trường, Dũng, Chiến tiếp tục đuổi theo đánh Hải. Ân đuổi trước, sau đến Diễn. Hải chống cự thì Ân nói “Mày dám chống cự lại bọn tao

à”. Hải chạy được 20m thì nhặt được miếng sắt. Khi Ân xông đến bị Hải dùng

miếng sắt đâm vào bụng. Ân chạy quay lại thì Diễn tiếp tục xông tới bị Hải đâm vào bụng bên phải. Ân bị chết tại hiện trường, Diễn bị thương tích 33%.

Bản án sơ thẩm tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Hải 14 năm tù về tội giết người; 02 năm tù về tội cố ý gây thương tích. Tổng hợp hình phạt chung cho hai tội là 16 năm tù.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phòng vệ chính đáng trong Luật hình sự Việt Nam (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)