Giai đoạn từ sau năm 1985 đến nay

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phòng vệ chính đáng trong Luật hình sự Việt Nam (Trang 36 - 40)

1.3. LỊCH SỬ LẬP PHÁP HÌNH SỰ VIỆT NAM QUY ĐỊNH VỀ

1.3.2. Giai đoạn từ sau năm 1985 đến nay

Năm 1985, BLHS được Quốc hội thông qua ngày 27/6/1985 là BLHS đầu tiên của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, đặt dấu mốc quan trọng trong

quá trình xây dựng, hoàn thiện quy phạm pháp luật về hình sự nói chung và quy phạm pháp luật về phòng vệ chính đáng (trong Phần chung) và các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe con người (trong Phần các tội phạm). Về điều này, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp, TS. Nguyễn Đình Lộc đã cho rằng:

Có thể khẳng định, mang tính hệ thống hóa, pháp điển hóa sâu sắc, BLHS 1985 ra đời là một thành tự lớn của trí tuệ lập pháp hình sự nước ta, đã có tác dụng to lớn trong công cuộc bảo vệ những thành quả của cách mạng, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm, góp phần tích cực vào xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN [33, tr.15].

Như vậy, trong BLHS năm 1985, chế định phòng vệ chính đáng lần đầu tiên đã được các nhà làm luật nước ta chính thức quy định về mặt lập pháp tại Điều 13 với hai điều khoản có nội dung như sau:

Thứ nhất, phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của nhà nước, của tập thể, bảo vệ lợi ích chính đáng cuả mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách tương xứng người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

Thứ hai, nếu hành vi chống trả rõ ràng là quá đáng, tức là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì người có hành vi đó phải chịu TNHS trên những cơ sở chung.

Sau đó, Hội đồng Thẩm phán TANDTC đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ-HĐTP ngày 05/01/1986 hướng dẫn một số quy định của BLHS với nội dung nhắc lại Chỉ thị 07/CT ngày 22/12/1983 trước đây (đã nêu ở trên) với nội dung như sau: Hành vi xâm phạm tính mạng hoặc sức khỏe của người khác được coi là phòng vệ chính đáng khi có đầy đủ các dấu hiệu sau đây:

a) Hành vi xâm hại những lợi ích cần phải bảo vệ phải là hành vi phạm tội hoặc rõ ràng là có tính chất nguy hiểm đáng kể cho xã hội;

b) Hành vi nguy hiểm cho xã hội đang gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại thực sự và ngay tức khắc cho những lợi ích cần phải bảo vệ;

c) Phòng vệ chính đáng không chỉ gạt bỏ sự đe dọa, đẩy lùi sự tấn công, mà còn có thể tích cực chống lại sự xâm hại, gây thiệt hại cho chính người xâm hại;

d) Hành vi phòng vệ phải cần thiết với hành vi xâm hại, tức là không có sự chênh lệch quá đáng giữa hành vi phòng vệ với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại [18, tr.132-133]. Ngoài ra, Nghị quyết cũng giải thích cụm từ “tương xứng” không có nghĩa là thiệt hại do người phòng vệ gây ra cho người xâm hại phải ngang bằng hoặc nhỏ hơn thiệt hại do người xâm hại đe dọa gây ra hoặc đã gây ra cho người phòng vệ.

Như vậy, trong suốt quá trình thi hành BLHS năm 1985 thì chế định phòng vệ chính đáng không bị điều chỉnh mặc dù Bộ luật đã trải qua bốn lần sửa đổi bổ sung (28/12/1987, 12/8/1991, 22/12/1992 và 10/5/1997).

Năm 1999, trước yêu cầu mới của tình hình, trên cơ sở kế thừa, tiếp thu các quy định của BLHS năm 1985 và thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm, cũng như xu thế của thời đại và pháp luật các nước, BLHS đã được ban hành mới với tư cách là lần pháp điển hóa thứ hai. Xét riêng quy định về phòng vệ chính đáng đã được các nhà làm luật điều chỉnh về mặt ngôn từ, thay cụm từ “tương xứng” bằng “cần thiết” nhằm tạo ra cơ sở pháp lý chính xác, đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, đồng thời động viên, khuyến khích mọi

người dân trong xã hội đều tích cực và chủ động hơn trong công việc này, bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng, của Nhà nước và đặc biệt là quyền, tự do và an ninh cá nhân của mình.

Đến năm 2015, luật hình sự nước ta tiếp tục lại được pháp điển hóa lần

thứ ba. Trong lần này, quy định về phòng vệ chính đáng đã có sự thay đổi

nhiều hơn nhằm phù hợp với thực tiễn xét xử và yêu cầu đề cao quyền tự do và an ninh cá nhân, quyền con người theo Hiến pháp năm 2013 (nội dung sẽ được học viên đề cập trong Chương 3 của luận văn này).

Chƣơng 2

QUY ĐỊNH VỀ PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG TRONG

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phòng vệ chính đáng trong Luật hình sự Việt Nam (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)