Phân biệt phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phòng vệ chính đáng trong Luật hình sự Việt Nam (Trang 50 - 53)

2.1. QUY ĐỊNH VỀ PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG TRONG BỘ

2.1.3. Phân biệt phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết

Tình thế cấp thiết cũng là một trường hợp không phải là tội phạm và người thực hiện hành vi trong tình thế cấp thiết được loại trừ TNHS. Cùng với phòng vệ chính đáng, hai trường hợp này đã được BLHS nước ta đề cập từ rất sớm trong pháp luật hình sự.

Điều 16 BLHS năm 1999, sửa đổi năm 2009 quy định:

1. Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.

2. Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại phải chịu TNHS.

Như vậy, cũng như phòng vệ chính đáng, là một trường hợp được Nhà nước và xã hội động viên, khuyến khích khen thưởng, để một hành vi trong thực tế được coi là gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết và người thực hiện hành vi đó không phải chịu TNHS khi có các điều kiện sau:

* Điều kiện thứ nhất - phải là sự nguy hiểm đe dọa gây thiệt hại ngay tức khắc cho các lợi ích được BLHS - lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác

Như vậy, nếu trong phòng vệ chính đáng nguồn gốc của sự nguy hiểm (hay cơ sở để phát sinh) chỉ là sự tấn công của con người thì trong tình thế cấp thiết sự nguy hiểm đe dọa (nguồn) gây thiệt hại có thể phát sinh từ nhiều nguồn nguy hiểm khác nhau (ngoài sự tấn công của con người) như: các hiện tượng thiên nhiên do lũ lụt, động đất, hỏa hoạn..., cũng có thể phát sinh trong quá trình lao động, sản xuất, do sự tấn công của súc vật hoặc trong một hoàn cảnh đặc biệt buộc phải gây thiệt hại để bảo vệ một lợi ích lớn hơn [41, tr.103].

Sự nguy hiểm đang đe dọa gây thiệt hại phải là sự nguy hiểm đe dọa ngay tức khắc thì mới được coi là trong tình thế cấp thiết. Nếu sự nguy hiểm đó chưa xảy ra hoặc đã kết thúc thì không được coi là gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết. Ở điểm này tương đối giống với phòng vệ chính đáng. Tuy nhiên, trong phòng vệ chính đáng, hành vi xâm hại phải đang diễn ra (đã bắt đầu nhưng chưa kết thúc), còn trong tình thế cấp thiết, sự nguy hiểm đe dọa gây thiệt hại chỉ cần thực sự và ngay tức khắc.

* Điều kiện thứ hai - sự nguy hiểm ở đây phải là sự nguy hiểm thực tế, ngay tức khắc

vệ nhưng phải là sự nguy hiểm có tính chất hiện hữu, thực tế, không phải do tưởng tượng, suy đoán, phỏng đoán và nếu không có biện pháp đề phòng thì nó sẽ gây ra thiệt hại ngay tức khắc cho lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức và của công dân. Do đó, điều này có nghĩa, ở đây có mối quan hệ nhân - quả giữa sự nguy hiểm với các khách thể và là mối quan hệ tất yếu nếu không có biện pháp phòng ngừa thì hậu quả tất sẽ xảy ra.

* Điều kiện thứ ba - việc gây thiệt hại để tránh một thiệt hại khác là sự lựa chọn duy nhất

Như vậy, theo điều kiện này đòi hỏi người gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết phải tính toán thật chính xác và nhanh chóng khả năng đe dọa ngay tức khắc của sự nguy hiểm nếu không chọn phương pháp gây thiệt hại đó thì tất yếu không thể tránh khỏi thiệt hại lớn hơn, phương án đó là duy nhất. Trong khi đó, đối với phòng vệ chính đáng, người phòng vệ có thể lựa chọn rất nhiều phương án chống trả lại người có hành vi xâm hại để bảo vệ khách thể miễn sao phương án đó được đánh giá là cần thiết. Ngược lại, trong tình thế cấp thiết người gây thiệt hại phải lựa chọn được phương án tối ưu nhất, tức là gây thiệt hại nhỏ nhất mà vẫn tránh được hậu quả nguy hiểm sẽ xảy ra.

*Điều kiện thứ tư - thiệt hại gây ra phải nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa (muốn tránh)

Nếu ở trường hợp phòng vệ chính đáng, thiệt hại mà người phòng vệ gây ra chỉ có thể là tính mạng, sức khỏe cho chính người xâm hại, thì trong tình thế cấp thiết, thiệt hại do người có hành vi gây thiệt hại chủ yếu gây ra là thiệt hại về tài sản, và người bị thiệt hại trong tình thế cấp thiết lại không phải là người có hành vi gây ra sự nguy hiểm cho xã hội như trong phòng vệ chính đáng mà là người khác (người thứ ba).

Như vậy, giữa phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết cũng có một số điểm khác nhau như sau:

Một là, về nguồn nguy hiểm (hay cơ sở phát sinh): Đối với trường hợp phòng vệ chính đáng, nguồn nguy hiểm dẫn đến phòng vệ chính đáng chỉ và phải là hành vi của con người, còn trong tình thế cấp thiết, nguồn nguy hiểm này có thể là hành vi của con người, nhưng có thể do thiên tai, hỏa hoạn, do súc vật, hỏng hóc máy móc…

Hai là, về thiệt hại xảy ra: Phòng vệ chính đáng phải gây thiệt hại cho người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích cần bảo vệ và thiệt hại này không bắt buộc phải nhỏ hơn thiệt hại do hành vi xâm phạm các lợi ích cần bảo vệ gây ra. Trong khi đó, còn hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết có thể gây thiệt hại cho người gây ra tình thế cấp thiết hoặc một người khác và thiệt hại trong tình thế cấp thiết phải nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

Thiệt hại trong phòng vệ chính đáng chỉ là thiệt hại về tính mạng, sức khỏe nên các nhà làm luật quy định TNHS liên quan đến vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng tại Điều 96 - Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng và Điều 106 BLHS năm 1999, sửa đổi năm 2009 - Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Trong khi đó, còn thiệt hại trong tình thế cấp thiết chỉ là thiệt hại về tài sản, vật chất.

Ba là, phòng vệ chính đáng không bắt buộc là lựa chọn cuối cùng của người phòng vệ chính đáng (là quyền) nhưng hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết phải là lựa chọn cuối cùng (không còn cách nào khác để ngăn chặn thiệt hại xảy ra).

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phòng vệ chính đáng trong Luật hình sự Việt Nam (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)