đáng mang bản chất pháp lý là một trong những trường hợp loại trừ TNHS.
1.2. Ý NGHĨA CỦA VIỆC QUY ĐỊNH PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
Như vậy, trên cơ sở khái niệm, bản chất pháp lý của phòng vệ chính đáng đã nêu, căn cứ vào lý luận, quy định của pháp luật hình sự Việt Nam, có thể rút ra ý nghĩa của việc quy định phòng vệ chính đáng trên các phương diện chính dưới đây.
1.2.1. Phƣơng diện chính trị - xã hội, quốc tế
Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến
lược Cải cách tư pháp đến năm 2020” đã đề cập là: “Coi trọng việc hoàn
thiện chính sách hình sự và thủ tục tố tụng tư pháp, đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội... Khắc phục tình trạng hình sự hóa quan hệ kinh tế, quan hệ dân sự và bỏ lọt tội phạm...”.
Hiến pháp Việt Nam năm 2013 đã quy định:
Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị
tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm (khoản 1 Điều 29).
Điều 7 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về nguyên tắc “Bảo hộ tính
mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân” quy định:
Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản. Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản đều bị xử lý theo pháp luật…; v.v...
Do đó, trên cơ sở chính trị - xã hội, việc BLHS Việt Nam quy định chế định phòng vệ chính đáng nhằm góp phần thực hiện tốt mối quan hệ giữa chính sách hình sự của Nhà nước và nguyên tắc xử lý về hình sự và trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
Đặc biệt, quy định về phòng vệ chính đáng (trong đó có quy định việc bảo vệ sự bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, tự do và an ninh cá nhân) đã thể hiện trên phương diện quốc tế, đó là thực hiện nghiêm chỉnh Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948 của Liên Hợp quốc, nhân loại đã khẳng định những quyền cơ bản của mình tại Điều 3, Điều 4, Điều 5 và Điều 9 của văn bản này, cũng như nhiều quyền con người khác, đó là:
Mọi người đều có quyền sống, quyền tự do và an ninh cá nhân (Điều 3); Không ai bị bắt làm nô lệ hoặc cưỡng bức làm việc như nô lệ; mọi hình thức nô lệ và buôn bán nô lệ đều bị cấm (Điều 4); Không ai bị tra tấn hay bị đối xử, xử phạt một cách tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm; Không ai bị bắt, giam giữ hay lưu đày một cách tùy tiện (Điều 9) [32, tr.49-50].
Sau đó, Công ước Quốc tế của Liên Hợp quốc về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966 tiếp tục nhấn mạnh hơn: “Không ai có thể bị tra tấn,
đối xử hoặc trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm; không ai có thể bị sử dụng để làm thí nghiệm y học hay khoa học mà không có sự đồng ý tự nguyện của người đó” (Điều 7) [32, tr.220]; v.v...
Đặc biệt, nó còn góp phần xác định rõ ranh giới giữa hành vi phạm tội với hành vi không phải là tội phạm, giữa trường hợp phải chịu TNHS với trường hợp không phải chịu TNHS - hay được loại trừ TNHS, qua đó phát huy tính tính cực, chủ động của người dân trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ gìn và bảo vệ trật tự, an toàn xã hội.
1.2.2. Phƣơng diện pháp lý
Để thực hiện nhiệm vụ chính trị - xã hội đã nêu trên, BLHS Việt Nam đã quy định phòng vệ chính đáng với nội dung và những điều kiện cụ thể, rõ ràng và chặt chẽ với ý nghĩa không những góp phần động viên, khuyến khích mọi công dân đấu tranh phòng, chống tội phạm, ngăn chặn những hành vi xâm hại đến lợi ích của cá nhân, của người khác, của Nhà nước hoặc của cơ quan, tổ chức, mà còn góp phần đến việc phòng, chống tội phạm một cách có hiệu quả cao. Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản. Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản đều bị xử lý theo pháp luật. Đặc biệt, pháp luật không bao giờ khuyến khích các hành vi xâm phạm quyền và lợi ích của Nhà nước, của các tổ chức hay của bất kỳ cá nhân trong xã hội trái pháp luật và không có căn cứ.
Bên cạnh đó, việc quy định chế định này với những điều kiện rõ ràng còn góp phần bảo đảm phòng ngừa các nhầm lẫn pháp lý (cụ thể ranh giới giữa tội phạm với hành vi phòng vệ chính đáng) [73, tr.299] do các cơ quan, người có thẩm quyền xác định, đồng thời, qua đó, nâng cao nhận thức, ý
thức của công dân trong xã hội thượng tôn pháp luật - mỗi công dân sẽ chủ động, tự tin và bình tĩnh ứng phó với mỗi tình huống cụ thể trong thực tiễn, nhận thức rõ hành vi nào là hợp pháp, hợp lý, đúng pháp luật và không lo lắng, chần chừ hay thờ ơ trước sự xâm hại, sự phán xét của cơ quan, người có thẩm quyền.
1.2.3. Phƣơng diện lý luận và thực tiễn
Trên phương diện này, việc quy định phòng vệ chính đáng để phân định trường hợp phạm tội với trường hợp không phải là tội phạm; trường hợp được loại trừ TNHS hay không phải chịu TNHS với trường hợp phải chịu TNHS. Đặc biệt, nó còn giúp cho việc xử lý người có hành vi gây thiệt hại cho các chủ thể khác khi không có căn cứ, qua đó, trừng trị nhằm ngăn ngừa, hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật. Bởi lẽ, phòng vệ chính đáng là một trường hợp được loại trừ TNHS khi có đầy đủ các dấu hiệu mà pháp luật quy định, đồng thời góp phần bảo đảm công lý, công bằng trong xã hội.
Mặt khác, quy định phòng vệ chính đáng trong BLHS Việt Nam còn thể hiện chính sách hình sự giảm nhẹ TNHS cho người vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng vì suy cho cùng động cơ, mục đích phạm tội do vượt quá của họ cũng xuất phát từ động cơ, mục đích có lợi cho xã hội, vì lợi ích chung của cộng đồng, để bảo vệ các lợi ích hợp pháp và đấu tranh phòng, chống tội phạm.