3.1. THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH VỀ PHÒNG VỆ CHÍNH
3.1.3. Các nguyên nhân cơ bản
Như vậy, từ thực tiễn áp dụng và một số tồn tại, hạn chế đã nêu tại mục 3.1.2, theo học viên có các nguyên nhân cơ bản của thực trạng này như sau:
Một là, quy định BLHS năm 1999 nói chung, quy định về phòng vệ chính đáng nói riêng mặc dù đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009, nhưng qua tình hình thực tế ngày càng thay đổi, thực tiễn thi hành cho thấy cần có văn bản hướng dẫn cụm từ “cần thiết”, qua đó xác định rõ trường hợp nào phạm tội, trường hợp nào vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng và trường hợp nào là phòng vệ chính đáng. Tiếc rằng, từ khi ban hành BLHS năm 1999 đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật về cụm từ “cần
thiết” trong quy định về phòng vệ chính đáng.
Hai là, cũng do chưa có văn bản hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, nên dẫn đến việc một số cán bộ của các cơ quan bảo vệ pháp luật, Tòa án trình độ nhận thức, lề lối làm việc chưa chuẩn dẫn đến vô ý hoặc cố ý vi phạm quy định về phòng vệ chính đáng, làm việc xác định ranh giới chưa chính xác và đúng pháp luật.
Ba là, tình hình phát triển kinh tế, đời sống kinh doanh, sản xuất, sự phát triển đô thị, giao thông ùn tắc, yêu cầu giải quyết tranh chấp, đất đai của nhân dân, hiện tượng vi phạm an ninh, trật tự, giao thông gắn với cách xử lý... dễ dẫn đến bức xúc, mâu thuẫn và có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác…, qua đó, gây thiệt hại cho các lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.