Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi nguyên tắc minh bạch

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguyên tắc minh bạch trong pháp luật về quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam (Trang 73 - 81)

3.2. Một số giải pháp cụ thể để hoàn thiện pháp luật và nâng cao

3.2.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi nguyên tắc minh bạch

a. Để nâng cao tính độc lập của các thành viên HĐQT, cần xác định rõ nhiệm vụ của thành viên HĐQT trong điều lệ công ty, nâng cao phẩm chất cá nhân, nhận thức rõ rằng lợi ích mà họ có được là do các cổ đông chia sẻ nên

họ phải có nghĩa vụ bảo vệ lợi ích của cổ đông. Bên cạnh đó, cần quy định thời hạn cho việc tham gia Hội đồng quản trị với tư cách là thành viên độc lập; thuê tư vấn, kiểm toán hàng năm để đánh giá tính độc lập của các thành viên hội đồng quản trị trên những khía cạnh chủ yếu.

b. Cần nâng cao nhận thức cho các cổ đông và những người có liên quan của công ty ề vai trò quan trọng của cơ quan giám sát nội bộ trong việc tuân thủ luật pháp và bảo về lợi ích chính đáng cho các cổ đông và người có liên quan. Điều này liên quan đến việc xác định công khai, rộng rãi, rõ ràng vai trò của BKS trong CTCP là thực hiện giám sát HĐQT, GĐ, TGĐ trong việc quản lý và điều hành công ty. Điều lệ công ty phải ghi nhận rõ ràng về vai trò của Ban kiểm soát. Quy chế hoạt động của Ban kiểm soát phải được ghi nhận đầy đủ rõ ràng quyền và nghĩa vụ của BKS và thành viên và quy chế này phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua

Đồng thời, phải chỉ rõ cơ chế để tất cả các cổ đông có thể tiếp cận những thông tin chi tiết hơn về tài chính của CTCP. Có thể tiếp cận những tài liệu chi tiết như hợp đồng kinh tế, hóa đơn, chứng từ của HĐQT, GĐ/TGĐ để tránh tình trạng trục lợi mang lợi ích nhóm.

c. Các cơ quan chức năng của Nhà nước cần xử lý nghiêm minh các sai phạm của Ban kiểm soát trong trường hợp không thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ. Vụ án OcenaBank cho thấy các cơ quan pháp luật dường như bỏ qua vai trò, nghĩa vụ, trách nhiệm của BKS trong việc để xảy ra sai phạm nghiêm trọng ở ngân hàng này.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu đề tài có thể thấy nguyên tắc minh bạch trong quản trị công ty được coi là nguyên tắc hàng đầu để đảm bảo tính hiệu quả và bền vững trong tổ chức và hoạt động của công ty, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các đồng chủ sở hữu và người có liên quan của công ty. Quyền được tiếp cận thông tin là một trong những quyền cơ bản của cổ đông. Với những thông tin có được, cổ đông, thành viên công ty có thể hành động thích hợp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Cơ chế cung cấp thông tin cho cổ đông, thành viên cũng là một cách buộc người quản lý công ty phải thực thi nhiệm vụ, quyền hạn đúng pháp luật và điều lệ công ty. Trong nền kinh tế thị trường, công khai, minh bạch được coi là phương thức khắc phục sự bất cân xứng về thông tin, hạn chế sự nhầm lẫn, lừa đảo trong kinh doanh. Công khai hóa thông tin bao gồm cả những yêu cầu công khai hóa bên trong và công khai hóa bên ngoài, là một công cụ quan trọng bảo vệ cổ đông, thành viên. Sự kém công khai hóa và việc bưng bít thông tin là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến quản trị công ty kém hiệu quả và nhà đầu tư sẽ phải đối diện với nhiều rủi ro. Việc minh bạch thông tin giúp nhà đầu tư nắm bắt và đối phó có hiệu quả với các rủi ro doanh hiệu quả; thông tin không minh bạch làm cho nhà đầu tư dễ hoang mang, nghi ngờ có thể gây nên nhiều hậu quả xấu cho công ty. Thông qua việc nắm bắt thông tin, các cổ đông, thành viên có thể giám sát công tác quản lý điều hành công ty của HĐQT, Ban điều hành và sẽ làm giảm đi những rủi ro do người quản lý công ty gây ra.

Đề tài nghiên cứu về nguyên tắc minh bạch trong quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam đã làm rõ được chức năng cơ bản của cơ cấu, bộ máy tổ chức trong CTCP. Qua đó, sẽ giúp các cổ đông hiểu sâu hơn về những quyền

lợi của mình khi được tiếp cận những thông tin về công ty để tránh những rủi ro không đáng có.

Từ thông lệ quốc tế đến thực tiễn hoạt động của CTCP ở Việt Nam có thể thấy rằng thực thi nghiêm túc nguyên tắc minh bạch đóng vai trò quan trọng trong sự sống còn của công ty và mức độ minh bạch phụ thuộc vào năng lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan giám sát nội bộ như BKS hoặc các cơ quan thay thế như thành viên độc lập HĐQT và Kiểm toán nội bộ. Nói cách khác, tăng cường tính minh bạch đồng nghĩa với nâng cao năng lực và hiệu quả giám sát nội bộ trong CTCP. Mặc dù chế định kiểm soát nội bộ trong CTCP từ năm 1990 đến nay đã có những phát triển tích cực, các sai phạm lớn trong hoạt động của các CTCP liên quan đến thiếu minh bạch, buông lỏng kiểm soát nội bộ vẫn tiếp tục xảy ra cho thấy khoảng cách từ quy định của pháp luật đến thực thi trên thực tế còn khá xa.

Để nâng cao hiệu quả của việc thực thi tính minh bạch, cần phải nâng cao nhận thức của các cổ đông, của ĐHĐCĐ về vai trò của cơ quan giám sát nội bộ trong QTCT để công ty xây dựng được bộ quy tắc kiểm soát nội bộ nghiêm túc, thể hiện vai trò độc lập của cơ quan giám sát nội bộ trong mối quan hệ với HĐQT. LDN 2014 cần bổ sung thêm các quy định về chế tài cụ thể đối với các hành vi không hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan giám sát nội bộ và chế tài cụ thể đối với người quản lý có hành vi cản trở, từ chối cung cấp thông tin về hoạt động kinh doanh, tài chính của công ty. Các biện pháp này sẽ gây sức ép, làm giảm sự lệ thuộc của cơ quan giám sát nội bộ vào HĐQT và buộc đội ngũ quản lý công ty phải tuân thủ các quy định về tính minh bạch và công bố thông tin.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu Tiếng Việt

1. Báo cáo thẻ điểm quản trị công ty (2009, 2010, 2011), Tổ chức tài chính quốc tế và Diễn đàn quản trị công ty toàn cầu phối hợp với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam theo Chương trình tư vấn của IFC tại Đông Á và Thái Bình Dương.

2. Nhật Bình (2013), “Hành trình thần tốc của Tập đoàn Đại Dương”, Báo

VN Economy, (9), tháng 12.

3. Vũ Thành Công (2014), So sánh pháp luật quản trị công ty cổ phần

của Việt Nam và Ả Rập Xê Út, Luận văn Thạc sĩ luật học, Khoa Luật

Đại học quốc gia Hà Nội.

4. Ngô Huy Cương (2013), Giáo trình Luật Thương mại- Phần chung và thương nhân, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

5. Võ Ngọc Dao (2015), So sánh pháp luật về quản trị công ty cổ phần ở

Việt Nam và Nhật Bản, Luận Văn Thạc sĩ luật học, Khoa luật Đại học

Quốc gia Hà Nội.

6. Lê Đăng Doanh (2006), Doanh nhân, doanh nghiệp và cải cách kinh tế, Nxb Trẻ.

7. Minh Đức (2015), “Vì sao mua lại Ocean Bank giá 0 đồng?” Báo VN

Economy, (24).

8. Bùi Xuân Hải (2006), “So sánh cấu trúc quản trị nội bộ của công ty cổ phần Việt Nam với các mô hình điển hình trên thế giới”, Tạp chí Luật

học, ĐH Luật TPHCM, 6(37), tr.16.

9. Bùi Xuân Hải (2010), Bảo vệ nhà đầu tư: Những vấn đề lý luận và thực

tiễn của pháp luật doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, Đề

10. Nguyễn Thị Thu Hiền (2017), “Thành viên hội đồng quản trị độc lập - anh là ai”?, Báo tin nhanh chứng khoán, (17).

11. IFC Tổ chức Tài chính Quốc tế (2004), Các nguyên tắc quản trị công ty

của tổ chức hợp tác phát triển kinh tế OECD.

12. IMF, WB và UBCK Việt Nam (2008), Cẩm nang quản trị công ty. 13. Thanh Thanh Lan và Lệ Chi (2015), “Ngân hàng Nhà nước mua OceanBank

giá 0 đồng”, VNExpress (25), https://kinhdoanh.vnexpress.net/tin- tuc/ebank/ngan-hang/ngan-hang-nha-nuoc-mua-oceanbank-gia-0-dong- 3205918.html truy cập 23/6/2017.

14. Tâm Lụa (2016), “Truy tố nguyên chủ tịch HĐQT OceanBank Hà Văn Thắm”, Báo Tuổi Trẻ, (23).

15. Tâm Lụa (2017), “OceanBank sai phạm 5 năm, ban kiểm soát không biết?”, Báo Tuổi Trẻ, https://tuoitre.vn/oceanbank-sai-pham-5-nam-ban-

kiem-soat-khong-biet-20170905150844026.htm truy cập 24/7/2017.

16. Phạm Thị Hằng Nga (2014), Công bố thông tin của công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán theo pháp luật Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ

luật học, Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội. 17. Quốc Hội (2006), Luật Chứng khoán, Hà Nội. 18. Quốc Hội (2013), Hiến pháp, Hà Nội.

19. Quốc Hội (2014), Luật Doanh nghiệp, Hà Nội. 20. Quốc Hội (2015), Bộ Luật dân sự, Hà Nội.

21. Phan Thị Thanh Thủy (2017), “Bàn về tính minh bạch trong quản trị

công ty cổ phần Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 1/2018.

22. Luật Công ty Trung quốc 2013.

23. Hà Thị Út (2014), Các điều kiện pháp lý nhằm bảo đảm tính minh bạch

của thị trường chứng khoán, Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường Đại

24. VOV (2017), Chi tiết mức án đối với Hà Văn Thắm và 50 bị cáo vụ Oceanbank, http://vov.vn/vu-an/chi-tiet-muc-an-doi-voi-ha-van-tham-

va-50-bi-cao-vu-oceanbank-676825.vov (truy cập 24/7/2017).

II. Tài liệu tiếng nƣớc ngoài

25. Article 117, the 2014 Company Law of the People's Republic of China; Xem thêm Wang, JiangYu, Overview of the Company Law Regime in China (March 10, 2014). Company Law in China: Regulation of

Business Organizations in a Socialist Market Economy, Cheltenham, UK and Northampton, MA, USA: Edward Elgar, 2014. SSRN: https://ssrn.com/abstract=2576052 (02/10/2017).

26. Michael C. Jensen and William H. Meckling, 'Theory of the Firm: Managerial Behavior, Agency Costs and Ownership Structure' in Thomas Clarke (ed), Theories of Corporate Governance: the Philosophical Foundations of Corporate Governance (2004); or Michael C.Jensen William H.Meckling (1976), Theory of the firm: Managerial behavior, agency costs and ownership structure, Journal of Financial Economics, Volume 3, Issue 4, October 1976, Pages 305-360.

27. Colin HAWES and Grace LI (2017), “Transparency and Opaqueness in the Chinese ICT Sector: A Critique of Chinese and International Corporate Governance Norms”, Asian Journal of Comparative Law,

Volume 12, Issue 1 July 2017, pp. 41-80

28. H.R.3089 - Corporate Transparency Act of 2017 ngày 28/6/2017 của hạ viện Hoa Kỳ tại https://www.congress.gov/bill/115th-congress/house- bill/3089/text (truy cập 02/10/2017).

29. Nick J. Freeman, 'Promoting Good Corporate Governance in Vietnam: A New Element in the Economic Reform Agenda' in Ho Khai Leong (ed), Reforming Corporate Governance in Southeast Asia: Economics,

30. Paul L. Davies (2003), Gower and Davies’ Principles of Modern Company Law, 7th ed, page 380.

31. M. M. Blair and L. A. Stout, 'A Team Production Theory of Corporate Law' (1999) 85 (2) Virginia Law Review 247; in lại trong Thomas W. Joo (ed), Corporate Governance: Law, Theory and Policy (2004), page 53. 32. Steven M. Dickinson (2007), Introduction to the new company law of

the People’s Respublic of China, vol. 16 no. 1, tr.1-17.

33. Organisation for Economic Co-operation and Development), OECD Principles of Corporate Governance 2004.

34. The Institute of Internal Auditors (Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ). Xem thêm tại: www.theiia.org.

35. The Sarbanes–Oxley Act of 2002, Title VIII, IX, X, XII, The Sarbanes– Oxley Act of 2002, website của Ủy ban Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) tại https://www.sec.gov/about/laws/soa2002.pdf, (truy cập 22/9/2016).

III. Tài liệu từ các trang web

36. Các nguyên tắc quản trị công ty của OECD (trang web: www.oecd.org). 37. http://enternews.vn/quan-tri-cong-ty-minh-bach-81624.html. 38. http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Chinh-tri/835379/thu-tuong-tra-loi- bao-chi-nhat-ban-truoc-hoi-nghi-g7-mo-rong. 39. http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/ban- ve-thanh-vien-hoi-dong-quan-tri-doc-lap-cua-cong-ty-co-phan- 84384.html. 40. http://vneconomy.vn/chung-khoan/bao-ve-nha-dau-tu-goc-nhin-tu-dao- luat-sarbanesoxley-20090309100759403.htm. 41. http://www. Practiciallaw.com.

42. http://www.doingbusiness.org/data/exploreeconomies/vietnam#protecti ng-minority-investors, truy cập 12/9/2016

43. http://www.lawcom.goy.uk/docs/cpl42.pdf.

44. https://www.oecd.org/daf/ca/corporategovernanceprinciples/45034702.pdf 45. https://www.wto.org/english/thewto_e/glossary_e/transparency_e.htm 46. Schnackenberg, A., Tomlinson, E., 2014. Organizational Transparency: A

New Perspective on Managing Trust in Organization-Stakeholder Relationships. Journal of Management DOI:

10.1177/0149206314525202. http://jom.sagepub.com/content/early/recen. 47. https://tuoitre.vn/de-nghi-truy-to-46-bi-can-trong-vu-an-ngan-hang-

xay-dung-20170929150142479.htm (truy cập 27/10/2017)

48. https://tuoitre.vn/bat-nguyen-tong-giam-doc-ngan-hang-gp-bank- 1069927.htm (truy cập 27/10/2017).

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguyên tắc minh bạch trong pháp luật về quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam (Trang 73 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)