Thực trạng thực thi nguyên tắc minh bạch trong quản trị công

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguyên tắc minh bạch trong pháp luật về quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam (Trang 57 - 63)

Mặc dù nguyên tắc minh bạch đã được tiếp nhận trong quản trị công ty cổ phần ngay từ khi luật công ty đâu tiên ra đời năm 1990 và ngày càng phát triển trong các chế định pháp luật về quản trị công ty công ty cổ phần, đặc biệt là trong Luật Doanh nghiệp 2014, việc thực thi nghiêm túc các nguyên tắc này trong quản trị công ty cổ phần, đặc biệt là công ty cổ phần đại chúng không phải là một vấn đề dễ dàng. Một loạt các vụ đại án gần đây có liên quan đến những sai phạm nghiêm trọng trong quản trị các ngân hàng thương mại ở Việt Nam cho thấy nguyên tắc minh bạch đã hoàn toàn bị bỏ qua.

Tóm tắt vụ án sai phạm tại Ngân hàng TMCP Đại Dương – OceanBank

Năm 2007, Ngân hàng Nông thôn Hải Hưng đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương (OceanBank), chủ tịch HĐQT là ông Hà Văn Thắm, có các cổ đông lớn là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (nắm 20% cổ phần), Tập đoàn Đại Dương (20% cổ phần), Công ty TNHH VNT (20% cổ phần),… Tính tới tháng 12 năm 2013, OceanBank trở thành nhà băng có vốn tới 4.000 tỷ đồng, và mới được chấp thuận tăng vốn lên 5.350 tỷ đồng [2].

trở thành sở hữu 100% vốn điều lệ của OceanBank, chấm dứt toàn bộ quyền, lợi ích và tư cách cổ đông của các cổ đông hiện hữu [13].

Trong số các cổ đông mất tiền có Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) (đã nắm 20% cổ phiếu). Ngày 19.7, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định cách chức Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam của ông Nguyễn Xuân Sơn. Việc này có liên quan đến số vốn đầu tư 800 tỷ đồng của PVN tại Ngân hàng Ocean Bank. Ông Nguyễn Xuân Sơn từng giữ chức Tổng giám đốc Ngân hàng Ocean Bank từ cuối năm 2008 đến đầu năm 2011.

Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết, "Ngân hàng Nhà nước mua lại với giá 0 đồng, để nói với người dân rằng giá trị cổ phần của ngân hàng đó không còn nữa”. Giá trị thật của VNCB và Ocean Bank khi Ngân hàng Nhà nước mua lại đã là âm. Vốn điều lệ bị âm và tự thân họ không thể bù đắp nổi để có được một mức dương trên 0 đồng [7].

Theo Viện kiểm sát nhân dân Tối cao vào ngày 23/12/2016 đã tống đạt cáo trạng truy tố đối với bị can Hà Văn Thắm, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương (OceanBank). Cáo trạng đưa ra ba tội: vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Ngoài ra 46 người khác cũng bị truy tố, trong đó có một số bị can là lãnh đạo cấp cao của OceanBank như Nguyễn Xuân Sơn, Nguyễn Minh Thu (đều nguyên tổng giám đốc); Nguyễn Văn Hoàn, Lê Thị Thu Thủy (nguyên phó tổng giám đốc).

Cáo trạng xác định trong quá trình hoạt động, OceanBank đã xảy ra nhiều vi phạm pháp luật đặc biệt nghiêm trọng trong việc cho vay, huy động

tiền gửi, chi lãi suất vượt trần, chi lãi suất ngoài hợp đồng gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho OceanBank và các cổ đông. Cáo trạng xác định đến ngày 31-3-2014, hành vi của ông Thắm và các đồng phạm dẫn đến nợ xấu của OceanBank hơn 14.000 tỉ đồng và mô tả việc làm của các bị cáo “không chỉ gây thiệt hại cho OceanBank” mà còn còn gây ảnh hưởng đến điều được gọi là “các chủ trương điều hành thị trường tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách tiền tệ của Chính phủ [14].

Hà Văn Thắm - Nguyên Chủ tịch HĐQT Oceanbank, bị đề nghị truy tố với các tội danh: Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; Tham ô tài sản; Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản.

Ngoài ra, CQĐT còn phát hiện một số hành vi sai phạm có liên quan như: Hành vi góp vốn, gây thất thoát số tiền 800 tỷ đồng của Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) vào Oceanbank; Hành vi của những cá nhân liên quan tại các tổ chức kinh tế gửi tiền và nhận các khoản tiền ngoài lãi suất huy động từ Oceanbank.

Cùng với đó là một loạt hành vi liên quan đến các khoản vay của những khách hàng lớn như: CTCP Tập đoàn Vina Megastar; CTCP Sân Golf Ngôi sao Chí Linh; Công ty TNHH bất động sản TNN; CTCP Đầu tư Toàn Việt; CTCP Đầu tư và Tư vấn tài chính Liên Việt; CTCP BSC Việt Nam. Tổng dư nợ gốc hơn của các khoản vay này là gần 1.800 tỷ đồng. CQĐT cũng đề cập đến hành vi tạo dựng 45 hợp đồng khống, ký kết với 20 đối tác để rút tiền sử dụng cá nhân gây thiệt hại cho Oceanbank hơn 117 tỷ đồng bằng việc sử dụng tài khoản Vũ Thị Thùy Dương, Giám đốc khối kế toán, để hoàn ứng các khoản chi phí của Oceanbank.

Ngoài Hà Văn Thắm, các đồng phạm gồm: Nguyễn Xuân Sơn - Nguyên TGĐ Oceanbank; Hứa Thị Phấn - Nguyên cổ đông Ngân hàng TMCP Đại Tín và hơn 40 bị can khác cũng bị CQĐT phát hiện và truy tố. Trong đó, Nguyễn Xuân Sơn bị đề nghị truy tố các tội danh: Tham ô tài sản; Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản; Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Hứa Thị Phấn bị đề nghị truy tố tội "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Tại phiên tòa sơ thẩm kéo dài từ 29/8 đến 29/9/2017, các bị cáo bao gồm Hà Văn Thắm nguyên Chủ tịch HHĐQT và Nguyễn Xuân Sơn – nguyên Tổng giám đốc bị kết tội đối với tham ô tài sản, cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng theo đó mức án tổng hợp đối với ông Thắm là chung thân, đối với ông Sơn là tử hình. Bên cạnh hai ông này có tới 49 bị cáo khác là các bộ quản lý cấp cao của OceanBank và người đứng đầu các công ty con của ngân hàng này [24].

Đặc biệt tại phiên tòa sơ thẩm, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã yêu cầu làm rõ các sai phạm của nguyên Trưởng ban Kiểm soát Ocean Bank là ông Bùi Văn Hải mặc dù ông này không bị khởi tố, truy tố và xét xử trong vụ đại án này và đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ông Hải về trách nhiệm của ông khi OceanBank có hàng loạt sai phạm kéo dài nhưng ông không phát hiện, không cảnh báo kịp thời, đặc biệt với việc chi lãi ngoài kéo dài đến 5 năm. Trước những chất vấn này, ông Hải nói:

Khi kiểm soát nội bộ tại OceanBank tôi chưa thấy vi phạm nghiêm trọng. Tôi thấy sai sót trên hồ sơ chứ chưa phát hiện ra hết bản chất. Tôi không được cung cấp nhiều thông tin về hoạt động thực tế của ngân hàng. Trên báo cáo cũng không phát hiện ra sai phạm….

Được tòa xét hỏi, nguyên chủ tịch HĐQT OceanBank Hà Văn Thắm cho biết Ban kiểm soát thực chất là cấp trên của HĐQT vì được các cổ đông bầu ra để giám sát hoạt động của HĐQT. Ban kiểm soát có quyền nhận bất cứ văn bản nào về hoạt động của OceanBank. Trước câu hỏi này của bị cáo Thắm, HĐXX tiếp tục chất vấn ông Bùi Văn Hải: "Việc chi lãi ngoài tại

OceanBank diễn ra trong 5 năm, ông có biết không?” Theo ông Hải, qua kiểm

tra chứng từ, hồ sơ lưu giữ tại những nơi được kiểm tra thì không thấy có việc chi lãi ngoài. Chính vì vậy, ông đã không có bất cứ cảnh báo nào đối với ngân hàng. Cụ thể ông đã chỉ đạo kiểm tra ai? - tòa hỏi. "Do thời gian dài quá tôi không nhớ hết"- Ông Hải đáp. "Với những người ngồi đây, ông chỉ đạo kiểm tra những ai"? - tòa hỏi. "Tôi không nhớ hết nên tôi không thể nói bừa" - Ông Hải trả lời [14].

Đánh giá về hoạt động quản trị công ty của Ngân hàng thương mại cổ phần OCEAN Bank

Từ các hoạt động trên có thể thấy OceanBank vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc quản trị công ty, đặc biệt là nguyên tắc minh bạch, cụ thể là:

Thứ nhất, HĐQT không thực hiện chức năng giám sát, kiểm soát hoạt

động của Tổng giám đốc điều hành và công ty trực thuộc ngân hàng, dẫn đến các sai phạm sau:

- Cho công ty Trung Dung vay 500 tỷ đồng không có tài sản đảm bảo, Trung Dung sử dụng vốn vay không đúng mục đích.

- Sai phạm trong việc thẩm định, phê duyệt, giải ngân, kiểm tra sau cho vay đối với nhiều doanh nghiệp khác dù biết khó có khả năng thu hồi nợ.

- Đề ra chủ trương thu thêm lãi suất vay tín dụng và chênh lệch tỷ giá dưới hình thức thu phí của khách hàng thông qua Công ty BSC trái quy định của NHNN để trả lãi suất ngoài hợp đồng trên số tiền gửi của PVN tại ngân hàng.

- Chỉ đạo ban giám đốc lãnh đạo các khối/ban nghiệp vụ thuộc hội sở OceanBank thực hiện chi lãi ngoài hợp đồng huy động vốn.

Thứ hai, vi phạm nguyên tắc đảm bảo chức năng giám sát, ngăn ngừa

các sai phạm của HĐQT đối với người quản lý điều hành.

Nguyễn Xuân Sơn vừa là thành viên HĐQT vừa là Tổng giám đốc của OceanBank, do đó HĐQT của ngân hàng nắm bắt các đường lối và hoạt động cụ thể của Ban tổng giám đốc điều hành nhưng lẽ ra phải ngăn chặn các hành vi sai trái thì lại phối hợp với Tổng giám đốc để hợp thức hóa và thực hiện làm cho các hành vi này trầm trọng hơn.

Thứ ba, HĐQT vi phạm nguyên tắc minh bạch, quyền tiếp cận thông

tin của các cổ đông và người có liên quan bị hạn chế, vi phạm các quy định về trách nhiệm công bố thông tin của Hội đồng quản trị tại Điều 159. Công khai các lợi ích liên quan, Điều 160 Trách nhiệm của người quản lý công ty, Điều 162 Hợp đồng, giao dịch phải được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận, Điều 166 Quyền được cung cấp thông tin của Ban kiểm soát theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014. Các hoạt động tài chính, kinh doanh trái phép kể trên được giữ kín và được xem như là thông tin mật, chỉ rất ít người trong ban lãnh đạo được phép tham khảo. Do đó các sai phạm xảy ra trong 5 năm liền mà các cổ đông không hay biết, do đó các cổ đông không thể nắm bắt các sai phạm, yêu cầu làm rõ hoặc tố cáo ra trước cơ quan pháp luật dẫn đến sự đổ bể của ngân hàng.

Thứ tư, sự thiếu trách nhiệm, vi phạm các nghĩa vụ của Ban kiểm

soát mà đại diện là ông Bùi Văn Hải – Trưởng ban Kiểm soát OceanBank. Rõ ràng sự thờ ơ, vô trách nhiệm của ông Hải đã vi phạm các quy định về nghĩa vụ về kiểm tra, giám sát nội bộ và công bố minh bạch thông tin quy định tại của Ban kiểm soát và các kiểm soát viên quy định tại các Khoản 7,

8, Điều 165 Quyền và nghĩa vụ của Ban kiểm soát và Điều 168 trách nhiệm của Kiểm soát viên.

Như vậyBùi Văn Hải – Trưởng Ban kiểm soát không thể cho rằng bản thân không được HĐQT báo cáo về sai phạm, sổ sách kế toán không thể hiện sai phạm để vô can trước các sai phạm trầm trọng của OceanBank. Lẽ ra Bùi Văn Hải cùng các Kiểm soát viên OceanBank làm việc trong thời kỳ doanh nghiệp có sai phạm nghiêm trọng phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự để thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật và tính răn đe đối với các hành vi sai phạm tương tự đang diễn ra ở các doanh nghiệp khác.

Bên cạnh vụ việc si phạm của OceanBank, hàng loạt các sai phạm diễn ra ở các ngân hàng thương mại cổ phần như Ngân hàng Xây dựng (VNCB) [56], Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu (GP.Bank) [57] đều cho thấy Ban kiểm soát trong các doanh nghiệp này đều không thực hiện chức năng nhiệm vụ giám sát nội bộ theo quy định của pháp luật và được ghi nhận trong diều lệ công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguyên tắc minh bạch trong pháp luật về quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam (Trang 57 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)