Các hạn chế trong các quy định pháp luật về tính minh bạch

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguyên tắc minh bạch trong pháp luật về quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam (Trang 64 - 66)

2.3. Đánh giá về thực trạng quy định pháp luật và thực trạng

2.3.2. Các hạn chế trong các quy định pháp luật về tính minh bạch

Như đã nhận xét, về tổng thể, pháp luật về doanh nghiệp đặc biệt là LDN 2014 đã có những quy định khá đầy đủ và toàn diện về trách nhiệm công bố thông tin, trách nhiệm giải trình của HĐQT, GĐ/TGĐ cũng như các chức năng nhiệm vụ quyền hạn của BKS và các cơ quan giám sát độc lập tương đương trong quản trị công ty. Tuy nhiên vẫn còn thiếu các quy định cụ thể tạo ra những điều kiện, cơ chế thực thi hiệu quả nguyên tắc minh bạch. Cụ thể là:

2.3.2.1. Đối với mô hình quản trị mang tính pha trộn truyền thống

- LDN 2014 mới quy định trách nhiệm cung cấp thông tin cho BKS của Chủ tịch và các thành viên HĐQT, GĐ/ TGĐ phải thực hiện (Điều 166), trách nhiệm công khai các lợi ích có liên quan của những người quản lý này (Điều 159) mà chưa có quy định cụ thể về các chế tài mà Chủ tịch và các thành viên HĐQT, GĐ/ TGĐ phải gánh chịu trong trường hợp họ không thực hiện, thực hiện không đúng các nghĩa vụ nói trên. Do đó các quy định về yêu cầu minh bạch dường như không có sức nặng, tùy thuộc vào độ tự giác, nề nếp quản trị của công ty. Chẳng hạn, Khoản 8 Điều 160 quy định trường hợp BKS phát hiện ra sai phạm của người quản lý công ty, phải thông báo ngay bằng văn

bản với HĐQT, yêu cầu người đó chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả, nhưng lại không quy định các chế tài áp dụng là gì nếu HĐQT không có biện pháp xử lý.

- Các văn bản dưới luật chỉ tập trung vào xử lý các hành vi che dấu thông tin của DNNN và công ty CP đại chúng. Căn cứ vào Nghị định số 81/2015/NĐ-CP ngày 18/9/2015 của Chính phủ quy định về công bố thông tin của doanh nghiệp, tại Điều 4 của Nghị định quy định về yêu cầu thực hiện công bố thông tin. Việc công bố thông tin của các doanh nghiệp nhà nước nhằm bảo đảm yêu cầu công khai, minh bạch về hoạt động của doanh nghiệp, bảo đảm tính hiệu quả, hiệu lực trong hoạt động quản lý và giám sát của cơ quan nhà nước và của xã hội đối với doanh nghiệp nhà nước; Việc công bố thông tin phải đầy đủ, chính xác và kịp thời theo quy định của pháp luật. Việc công bố thông tin do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền công bố thông tin thực hiện. Doanh nghiệp, trực tiếp là người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền, chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, kịp thời, trung thực và chính xác của thông tin được công bố.

- Điểm C, khoản 1 Điều 164 quy định kiểm soát viên “Không được giữ các chức vụ quản lý công ty” là không phù hợp với thực tiễn quản trị công ty, điều này khiến cho KSV buộc phải là người “tay trơn” như là người lao động của công ty, người tuyển từ bên ngoài vào làm KSV khó có thể thực hiện nhiệm vụ giám sát nội bộ một cách cương quyết.

2.3.2.2. Đối với mô hình quản trị một tầng

Đây là một mô hình hoàn toàn mới trong quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam nên rất cần có các quy định cụ thể mang tính hướng dẫn rõ ràng nhằm thực thi nguyên tắc minh bạch trong quản trị công ty cổ phần loại này. Tuy nhiên, cả luật doanh nghiệp 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành đều

chưa chỉ ra được các quy trình vận hành các cơ quan giám sát nội bộ mới là thành viên độc lập hội đồng quản trị và cơ quan Kiểm toán nội bộ. Cụ thể là:

- Đối với với thành viên độc lập HĐQT, ngoài các tiêu chuẩn và điều kiện, LDN chưa có quy định về quy trình bổ nhiệm và quy trình kiểm soát sự minh bạch, tính độc lập trong quá trình làm việc của thành viên độc lập HĐQT.

- LDN có nói đến vai trò của kiểm toán nội bộ nhưng không đưa ra được khái niệm, chức năng nhiệm vụ cơ chế hoạt động của kiểm toán nội bộ.

- LDN chưa có quy định tạo cơ chế và điều kiện cho các cổ đông, đặc biệt cổ đông nhỏ lẻ tiếp xúc với cơ quan giám sát nội bộ như BKS, thành viên độc lập HĐQT, Kiểm toán nội bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguyên tắc minh bạch trong pháp luật về quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)