Tầm quan trọng và trách nhiệm thực thi nguyên tắc minh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguyên tắc minh bạch trong pháp luật về quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam (Trang 25 - 27)

trong quản trị công ty cổ phần

1.3.1. Vai trò của minh bạch trong quản trị công ty

Trong nền kinh tế thị trường, nguyên tắc minh bạch thông tin được coi là phương thức để khắc phục sự bất cân xứng về thông tin giữa Hội đồng quản trị với các cổ đông và những người có quyền và nghĩa vụ có liên quan đến công ty, hạn chế sự nhầm lẫn, lừa đảo, các yếu tố tư lợi trong kinh doanh. Công khai hóa thông tin bao gồm cả những yêu cầu công khai hóa bên trong công ty và công khai hóa ra bên ngoài, là một công cụ quan trọng bảo vệ cổ đông, thành viên. Sự kém công khai hóa và việc bưng bít thông tin là một

trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến quản trị công ty không hiệu quả và nhà đầu tư sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro.

Nguyên tắc minh bạch thông tin giúp nhà đầu tư nắm bắt và đối phó có hiệu quả với các rủi ro trong đầu tư, đồng thời định hướng vốn đầu tư vào các dự án, các công ty kinh doanh hiệu quả; thông tin không minh bạch làm cho nhà đầu tư dễ hoang mang, nghi ngờ, tin đồn lại có cơ hội phổ biến và lan rộng, có thể đẩy giá cổ phiếu và lan rộng, có thể đẩy giá cổ phiếu lên cao hoặc xuống thấp.

Thông qua việc nắm bắt thông tin, các cổ đông/thành viên có thể giám sát công tác quản lý điều hành công ty của Hội đồng quản trị, Ban điều hành và trong một mực nhất định nó làm giảm khả năng xâm hại lợi ích của cổ đông, thành viên do người quản lý công khai gây ra. Vì thế, nguyên tắc minh bạch công bố thông tin là công việc rất quan trọng nhằm mục đích bảo vệ cổ đông/ thành viên công ty.

1.3.2. Tầm quan trọng của nguyên tắc minh bạch trong quản trị công ty cổ phần ty cổ phần

Công ty cổ phần là loại hình công ty đặc biệt có cấu trúc pháp lý phức tạp và ưu việt nhất trong các loại hình công ty. Theo thông lệ thế giới, đặc trưng của công ty cổ phần là vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa; Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định như đối với cổ đông sáng lập và cổ phần ưu đãi. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.

Đặc trưng lớn nhất của CTCP là sự biến động liên tục của các đồng chủ sở hữu (cổ đông), sự dịch chuyển tự do của đồng vốn và khả năng huy động vốn rộng rãi trong xã hội. Nói cách khác “việc chia vốn ra thành các phần

bằng nhau để tự do chuyển nhượng chính là hạt nhân lý luận căn bản của hình thức công ty này” [4, tr.218]. Chính vì các lý do này cần phải tăng cường

kiểm soát công ty nhiều hơn so với các loại hình công ty khác để đảm bảo tính hợp pháp, tính minh bạch của các giao dịch, đặc biệt là giao dịch nhằm dịch chuyển nhượng vốn của công ty cổ phần [21].

Vậy thực thi minh bạch giúp gì cho quản trị công ty cổ phần?

Minh bạch giúp cho việc kiểm soát kiểm soát trong tất cả các khâu thuộc về quy trình quản trị công ty một cách hiệu quả, nhanh chóng phát hiện ra những sai phạm, những trục trặc trong vận hành công ty và khắc phục kịp thời. Nói cách khác, minh bạch làm tăng hiệu quả quản trị công ty.

Minh bạch làm tăng lòng tin và sự ủng hộ của cổ đông và người có liên quan vào công ty, giúp công ty vượt qua được khủng hoảng trên thương trường;

Minh bạch tạo động lực cho người lao động muốn cống hiến cho công ty và đầu tư để tránh những rủi ro có thể xảy ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguyên tắc minh bạch trong pháp luật về quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)