Bất cập trong thực thi các quy định về minh bạch trong quản trị

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguyên tắc minh bạch trong pháp luật về quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam (Trang 66 - 70)

2.3. Đánh giá về thực trạng quy định pháp luật và thực trạng

2.3.2. Bất cập trong thực thi các quy định về minh bạch trong quản trị

trị công ty cổ phần

Bản thân ĐHĐCĐ và các cổ đông không nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc thực thi các quy định của pháp luật về tính minh bạch trong quản trị công ty mà chỉ lập nên BKS hay đưa thành viên độc lập vào HĐQT cho đủ cốt để thành lập công ty. Điều này dẫn đến nhiều ĐHĐCĐ trao quyền soạn thảo quy chế hoạt động của BKS và của thành viên độc lập cho HĐQT. Hậu quả tất yếu là HĐQT sẽ tìm cách để hạn chế quyền lực của BKS và của thành viên độc lập để HĐQT được “rộng đường”, hạn chế việc giám sát nội bộ; thậm chí BKS còn hoạt động như cánh tay nối dài của của HĐQT, hoàn toàn mất tính độc lập, khách quan và không thực hiện chức năng giám sát như luật định.

Do quan niệm đơn giản về chức năng của cơ quan giám sát nội bộ, các thành viên BKS, thành viên độc lập HĐQT thường được bầu từ người lao

động của công ty, do đó HĐQT và GĐ/ TGĐ dễ dàng gây ảnh hưởng, khống chế, dẫn đến chức năng giám sát nội bộ chỉ mang tính hình thức. Vai trò hạn chế, thậm chí vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc minh bạch của của BKS trong các đại án ngân hàng cho thấy tính hình thức và sự bất lực của cơ quan này trong thực tiễn quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam.

Thêm nữa, nhiều trường hợp kiểm soát viên, thành viên độc lập HĐQT không đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ nên thường không có khả năng đánh giá thông tin tài chính, kinh doanh độc lập mà thượng lấy báo cáo của HĐQT làm báo cáo của mình. Điều này làm triệt tiêu chức năng giám sát nội bộ.

Các quy định pháp luật về tính minh bạch quyền của cổ đông công ty cổ phần chưa được một cách đầy đủ và nghiêm túc. Nhiều công ty cổ phần tiến hành đại hội đồng cổ đông ở những nơi xa xôi, điều kiện đi lại khó khăn, thủ tục ủy quyền phức tạp nhằm hạn chế sự tham gia của các cổ đông, đặc biệt là cổ đông thiểu số. Hiện nay chưa có Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp 2014 về việc bỏ phiếu từ xa đối với các cổ đông. Căn cứ điều 136, LDN 2014 ĐHĐCĐ họp thường niên mỗi năm một lần. Địa điểm họp ĐHĐCĐ phải trên lãnh thổ Việt Nam. Trường hợp cuộc họp ĐHĐCĐ được tổ chức đồng thời địa điểm khác nhau thì địa điểm họp ĐHĐCĐ được xác định là nơi chủ tọa tham dự. Và trong LDN 2014 thì không quy định rõ việc được bỏ phiếu từ xa của các cổ đông.

Các quy định của pháp luật hiện tại còn chưa tạo ra điều kiện thuận lợi nhất cho các cổ đông có điều kiện tiếp cận các thông tin chính xác và kịp thời đối với công ty cổ phần mà họ có quyền sở hữu. Cổ đông thiểu số gặp nhiều bất lợi nhất trong vấn đề này, họ rất khó tiếp cận với thông tin thậm chí là không được tiếp cận và xử lý các thông tin về hoạt động kinh doanh

của doanh nghiệp mình, họ rất mù mờ trong việc nắm bắt hoạt động chính công ty cổ phần mà họ là những chủ sở hữu. Không phải đợi đến khi doanh nghiệp công bố báo cáo tài chính thì những con số thua lỗ mới được nhận diện. Thực ra cổ đông lớn, các đối thủ đều có thể sớm nhìn ra doanh nghiệp yếu kém đến mức nào, rủi ro ra sao từ trước đó khá lâu. Nhưng đối với nhiều nhà đầu tư, cổ đông nhỏ không có nguồn tin riêng, cũng không có khả năng phân tích dự báo tốt, họ là những người gần cuối biết được chuyện thua lỗ của doanh nghiệp.

Điều này có tạo nên sự bất cân xứng thông tin, nhà đầu tư phải chủ động tìm kiếm, xử lý những thông tin của doanh nghiệp trong phạm vi cho phép, vấn đề quan trọng nhất chính là cách thức doanh nghiệp chuyển tải thông tin đến các cổ đông và ra công chúng còn hạn chế.

Tiểu kết Chƣơng 2

Nhận thức được tầm quan trọng của tính minh bạch trong quản trị công ty cổ phần hiện đại, đặc biệt là công ty cổ phần đại chúng, pháp luật về quản trị công ty Việt Nam đã nhanh chóng tiếp thu nguyên tắc minh bạch trong quản trị công ty của OECD bằng cách đưa các quy định có tính bắt buộc về việc giám sát hoạt động quản trị nội bộ của công ty cổ phần vào trong pháp luật về tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần từ Luật Công ty đầu tiên ban hành năm 1990 cho tới nay. Mặc dù Luật Doanh nghiệp 2014 đã thể hiện một cách khá toàn diện các nội dung của cơ chế công khai thông tin và giám sát nội bộ, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế là thiếu các quy định cụ thể về các điều kiện để thực thi nguyên tắc minh bạch. Thêm vào đó, nhận thức về tầm quan trọng của nguyên tắ minh bạch của các cổ đông và những người có liên quan trong công ty còn chưa cao, do đó hoạt động của cơ quan giám sát nội bộ khá hạn chế, thậm chí không thực hiện, thự hiện không đúng chức năng nghiệm vụ được pháp luật và điều lệ công ty quy định. Lợi dụng những sơ hở của luật pháp và sự hạn chế về nhận thức của các cổ đông và người có liên quan, nhiều công ty cổ phần đại chúng đã cố tình thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật và điều lệ công ty để thực hiện các giao dịch mang tính tư lợi, xâm phạm lợi ích của các cổ đông, người có quyền lợi liên quan và xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. Điều này cho thấy pháp luật về quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam đang cần được bổ sung sửa đổi để tạo ra cơ sở pháp lý hoàn chỉnh cho việc thực thi nguyên tắc minh bạch cũng như tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả của việc thực thi nguyên tắc này.

Chƣơng 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI NGUYÊN TẮC MINH BẠCH TRONG QUẢN TRỊ CÔNG

TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguyên tắc minh bạch trong pháp luật về quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)