Loại bỏ hình phạt tử hình đối với các tội phá hòa bình,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguyên tắc nhân đạo trong quy chế Rome 1998 về Tòa án hình sự quốc tế (Trang 74 - 77)

3.3. Suy ngẫm về việc tiếp tục hoàn thiện nguyên tắc nhân

3.3.3. Loại bỏ hình phạt tử hình đối với các tội phá hòa bình,

loài người và tội phạm chiến tranh; tiến tới loại bỏ hoàn toàn án tử hình trong pháp luật hình sự Việt Nam

Giống nhƣ Quy chế Rome, Chƣơng XXVI BLHS Việt Nam năm 2015 cũng quy định về các tội phá hoại hòa bình, chống loài ngƣời và tội phạm chiến tranh, đó là: Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lƣợc (Điều 421); Tội chống loài ngƣời (Điều 422) và Tội phạm chiến tranh (Điều 423). Những tội phạm này đƣợc quy định trong các điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam tham gia và đƣợc nội luật hóa bằng một chƣơng tội phạm của BLHS Việt Nam.

PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí đã phân tích rằng: sự hiện diện của chƣơng tội phạm này chứng tỏ Việt Nam là đất nƣớc yêu chuộng hòa bình, tôn trọng công lý, lên án chiến tranh đồng thời cũng thể hiện ý chí của nhân dân Việt Nam muốn góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân loại đối với những tội phạm nghiêm trọng nhất xâm phạm lợi ích chung của cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, cũng cần có cách nhìn thực tế về những tội phạm này. Đây là những tội phạm mà tính “thực tiễn” không cao, từ khi ban hành đến nay và có lẽ nhiều năm nữa tòa án Việt Nam chƣa phải xét xử lần nào về những tội phạm quy định tại chƣơng này. Ngoài những nguyên nhân chủ quan, tính “thực tiễn” của những tội phạm này còn phụ thuộc vào chủ quyền quốc gia của các quốc gia nơi có tội phạm xảy ra và các thiết chế tƣ pháp quốc tế liên quan. Vì vậy, các tội phạm đƣợc quy định tại Chƣơng XXIV BLHS Việt Nam (hiện nay là Chƣơng XXVI) mang tính chất chính trị - pháp lý nhiều hơn tính thực tiễn nên theo xu hƣớng chung của quốc tế chúng ta nên bỏ quy định về hình phạt tử hình đối với các tội phạm ở chƣơng này [8, tr. 47].

xử đối với những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng nhất xâm phạm lợi ích chung của nhân loại là tội diệt chủng, tội chống nhân loại, tội chiến tranh và tội xâm lƣợc nhƣng cũng không quy định hình phạt tử hình để áp dụng đối với ngƣời phạm tội. Lĩnh hội tƣ tƣởng nhân đạo này trong Quy chế Rome 1998 và đồng tình với quan điểm của PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí đã nêu ở trên, tác giả cho rằng nên bỏ quy định về hình phạt tử hình đối với các tội phạm quy định tại Chƣơng XXVI của BLHS Việt Nam hiện hành.

Tuy nhiên, để lĩnh hội đầy đủ và toàn diện tƣ tƣởng nhân đạo của Quy chế Rome, cần cân nhắc và xem xét mở rộng việc hủy bỏ quy định về hình phạt tử hình, không chỉ đối với các tội phạm quy định tại Chƣơng XXVI BLHS mà còn đối với tất cả các loại tội phạm đƣợc ghi nhận trong BLHS Việt Nam, bởi lẽ:

1) Các tội phạm đƣợc quy định tại Chƣơng XXVI BLHS năm 2015 đƣợc xác định là những tội phạm có tính chất nguy hiểm nhất mà khách thể của nó là sự hòa bình, ổn định của thế giới và của toàn nhân loại. Do đó, nếu bỏ án tử hình đối với các tội phạm này thì hiển nhiên việc xóa bỏ án tử hình đối với các tội phạm ít nghiêm trọng hơn là hoàn toàn đúng đắn và hợp lý.

2) Hiện nay, có nhiều quan điểm đồng tình với việc xóa bỏ hoàn toàn án tử hình trong pháp luật hình sự, bởi các lý do: a) Hình phạt tử hình có tác dụng bảo vệ một cách hiệu quả giá trị, tính mạng của con ngƣời; b) Tất cả các hệ thống tƣ pháp hình sự đều tồn tại những vấn đề và khả năng sai sót, không có hệ thống nào có thể tự cho là hoàn thiện, vì vậy, nguy cơ ngƣời vô tội bị kết án tử hình và bị tƣớc bỏ tính mạng là sai lầm không thể lấy lại đƣợc; c) Tính chất tàn bạo của hình phạt tử hình có nguy cơ bất công và phân biệt đối xử trong tố tụng hình sự; d) Do tính tàn khốc của hình phạt tử hình nên việc áp dụng hình phạt này là trái với những giá trị đạo đức, đặc biệt là làm tổn hại lòng nhân đạo và sự khoan dung – những giá trị đạo đức

cơ bản mà tất cả các xã hội đều cần phải vun đắp nên; đ) Tử hình trái với nguyên tắc khoan dung – nhân đạo trong hoạt động tƣ pháp; e) Vấn đề hiệu quả phòng ngừa của hình phạt tử hình cần phải bàn xét lại vì không có chứng cứ nào cho thấy hiệu quả vƣợt trội của hình phạt tử hình trong việc ngăn ngừa tội phạm (thậm chí trong một số trƣờng hợp việc áp dụng hình phạt tử hình còn làm cho tình hình tội phạm trở nên nghiêm trọng hơn); g) Tính vô nghĩa và luẩn quẩn của hình phạt tử hình (ví dụ: một ngƣời bị kết án tử hình về tội giết ngƣời không những không giúp lấy lại đƣợc tính mạng của nạn nhân mà còn gây thêm cái chết cho một ngƣời nữa); h) Chi phí cho việc thi hành hình phạt tử hình rất tốn kém; i) Có nguy cơ vi phạm các chuẩn mực chung của pháp luật quốc tế về quyền con ngƣời và; k) Trái với tinh thần nhân đạo – khoan dung của tôn giáo [6, tr. 4].

3) Việc loại bỏ án tử hình là cần thiết để bảo vệ quyền sống của con ngƣời – quyền cao quý nhất trong hệ thống các quyền con ngƣời trong lĩnh vực tƣ pháp hình sự đƣợc nhân loại tiến bộ thừa nhận. Trên cơ sở nghiên cứu các văn bản quốc tế về nhân quyền trong lĩnh vực tƣ pháp hình sự do Liên hợp quốc ban hành trong 65 năm qua (bắt đầu từ bản Tuyên ngôn quốc tế “Về nhân quyền” năm 1948 đến Các nguyên tắc và hƣớng dẫn cơ bản “Về quyền đƣợc khôi phục và bồi thƣờng đối với các nạn nhân của những vi phạm luật nhân quyền và luật nhân đạo quốc tế” năm 2006), chúng ta có thể thấy rằng, bằng các điều ƣớc quốc tế về nhân quyền trong lĩnh vực tƣ pháp hình sự, thế giới đang cùng chung tay, đồng thuận để bảo vệ các quyền con ngƣời – giá trị xã hội cao quý nhất (mà trong đó quyền đƣợc sống là quyền cơ bản và quan trọng nhất) [6, tr. 7].

4) Hiện nay, việc nghiên cứu một số văn bản quan trọng nhất của cộng đồng quốc tế ở phạm vi toàn thế giới có liên quan đến hình phạt tử hình nhƣ: Tuyên ngôn toàn thế giới ngày 18/12/1946 của Liên hợp quốc “Về các quyền

con ngƣời” (Điều 3); Công ƣớc quốc tế ngày 16/12/1966 “Về các quyền dân sự và chính trị” (Điều 6); Nghị quyết “Về các biện pháp bảo vệ các quyền của những ngƣời bị kết án tử hình” năm 1984; Nghị quyết số 1984/50 ngày 25/5/1984 của Hội đồng Kinh tế - Xã hội của Liên hợp quốc “Về các bảo đảm nhằm bảo vệ quyền của những ngƣời phải đối mặt với hình phạt tử hình” (gồm 9 điểm) … đƣa đến kết luận: quan điểm đƣợc thừa nhận chung của đa số nhân loại về hình phạt tử hình là “xóa bỏ hoàn toàn hình phạt tử hình, đồng thời đình chỉ việc thi hành hình phạt tử hình đã đƣợc tuyên; tới hạn chế số lƣợng những tội phạm có thể tuyên hình phạt tử hình …”. [6, tr. 10].

Và để theo kịp xu thế toàn cầu hóa, cũng nhƣ vận dụng sâu sắc nội dung của nguyên tắc nhân đạo trong lĩnh vực tƣ pháp hình sự, việc loại bỏ hình phạt tử hình là hoàn toàn phù hợp. Đến BLHS năm 2015, đã có thêm 07 tội danh loại bỏ hình phạt tử hình, bao gồm: Tội cƣớp tài sản (Điều 168); Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lƣơng thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm (Điều 193); Tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249); Tội chiếm đoạt chất ma túy (Điều 252); Tội phá hủy công trình, cơ sở, phƣơng tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 303); Tội chống mệnh lệnh (Điều 394); Tội đầu hàng địch (Điều 399). Trong thời gian tiếp theo, Việt Nam cần tiến tới loại bỏ hoàn toàn án tử hình để theo kịp sự phát triển về mặt lập pháp cũng nhƣ tinh thần nhân đạo trên thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguyên tắc nhân đạo trong quy chế Rome 1998 về Tòa án hình sự quốc tế (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)