Nghĩa của nguyên tắc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguyên tắc nhân đạo trong quy chế Rome 1998 về Tòa án hình sự quốc tế (Trang 56 - 57)

3.1. Lƣợc khảo nguyên tắc nhân đạo của pháp luật hình sự

3.1.2. nghĩa của nguyên tắc

Nguyên tắc nhân đạo không chỉ góp phần cụ thể hóa trong BLHS các quy định của Hiến pháp về quyền con ngƣời, mà còn phù hợp với tƣ tƣởng pháp lý tiến bộ của nhân loại về sự nhân đạo của pháp luật đã đƣợc thể hiện trong hai văn bản quốc tế của Liên hợp quốc đã nêu (Điều 5 Tuyên ngôn nhân quyền và Điều 7 Công ƣớc quốc tế đã nêu) cũng nhƣ trong Công ƣớc của Liên Hợp Quốc ngày 10/12/1984 chống việc tra tấn và các hình thức đối xử và hình phạt khác tàn nhẫn, vô nhân đạo hay hạ thấp nhân phẩm của ngƣời khác [2, tr. 208].

Cũng nhƣ các nguyên tắc khác của luật hình sự, nguyên tắc nhân đạo mang ý nghĩa quan trọng cả về phƣơng diện xã hội và pháp lý. Ý nghĩa xã hội của nguyên tắc thể hiện trên hai phƣơng diện chính: Thứ nhất, nguyên tắc

nhân đạo là một trong những đảm bảo cho việc thực hiện công bằng xã hội về trách nhiệm hình sự, theo đó, việc quy định và áp dụng trách nhiệm hình sự đối với ngƣời phạm tội không phân biệt dân tộc, giới tính, xuất thân, vị trí xã hội, khả năng kinh tế… Song các tội phạm đƣợc thực hiện bởi những con ngƣời cụ thể với những điểm khác biệt về nhân thân, với sự khác nhau về

hình thức và mức độ thực hiện tội phạm, về tính chất lỗi, về mức độ hậu quả xảy ra trên thực tế làm ảnh hƣởng đến mức độ trách nhiệm hình sự của ngƣời phạm tội, đòi hỏi phải có cả khía cạnh phân phối của sự công bằng về trách nhiệm hình sự. Vì vậy, nguyên tắc nhân đạo đã thực sự trở thành phƣơng tiện cần thiết để thực hiện công bằng xã hội trong luật hình sự. Thứ hai, nguyên tắc nhân đạo còn có ý nghĩa ở phƣơng diện sử dụng pháp luật hình sự đấu tranh, phòng ngừa và chống tội phạm, theo đó, một mặt không phủ nhận vai trò quan trọng của các biện pháp cƣỡng chế hình sự, mặt khác chỉ đƣợc áp dụng các biện pháp cƣỡng chế hình sự khi các biện pháp pháp lý khác không có hiệu quả. Đồng thời, các biện pháp cƣỡng chế hình sự chỉ đƣợc áp dụng trong giới hạn “cần” và “đủ” để đấu tranh, phòng ngừa và chống tội phạm một cách có hiệu quả. [10, tr. 14]. Ngoài ra, luật hình sự không chỉ tác động đến ngƣời phạm tội mà còn tác động đến cả các thành viên khác trong xã hội, đặc biệt là đối với ngƣời bị hại. Các quy định và chế định mang tính nhân đạo của luật hình sự có tác dụng tác động đến tâm lý của các thành viên trong xã hội, giúp họ nhận thức đƣợc tính công lý, công bằng và nhân đạo của luật hình sự, nâng cao ý thức của họ trong việc đấu tranh, phòng ngừa và chống tội phạm. Trên bình diện pháp lý, việc giải quyết đúng đắn trách nhiệm hình sự phải căn cứ vào nội dung nguyên tắc nhân đạo. Để đảm bảo sự tƣơng xứng giữa tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm và mức độ trách nhiệm hình sự và hình phạt, nội dung của nguyên tắc nhân đạo đƣợc sử dụng nhƣ những nhu cầu và phƣơng tiện phân hóa trách nhiệm hình sự và hình phạt trong áp dụng luật hình sự.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguyên tắc nhân đạo trong quy chế Rome 1998 về Tòa án hình sự quốc tế (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)