Quyền và nghĩa vụ của quốc gia thành viên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguyên tắc nhân đạo trong quy chế Rome 1998 về Tòa án hình sự quốc tế (Trang 26 - 28)

1.2. Nội dung pháp lý cơ bản của Quy chế Rome năm

1.2.5. Quyền và nghĩa vụ của quốc gia thành viên

1.2.5.1. Các quyền cơ bản

Theo Quy chế Rome về cơ bản quốc gia thành viên có các quyền sau đây: 1) Quyền thông báo về một vụ việc thuộc thẩm quyền tài phán của ICC và yêu cầu Trƣởng Công tố tiến hành điều tra vụ việc đó (Điều 14). Quốc gia thành viên cũng có quyền nhận thông báo về kết luận điều tra từ Trƣởng Công tố (khoản 6 Điều 15).

2) Quyền ƣu tiên trong việc thụ lý vụ án thuộc quyền tài phán của ICC (Điều 17).

3) Quyền khiếu nại đối với quyền tài phán của Tòa án hoặc việc thụ lý (Điều 19).

4) Quyền đề nghị Hội đồng dự thẩm xem xét lại quyết định mở hoặc không mở cuộc điều tra của Trƣởng Công tố (điểm a khoản 3 Điều 53).

5) Quyền kháng cáo quyết định của Hội đồng dự thẩm đối với việc cho phép Trƣởng Công tố tiến hành các bƣớc điều tra cụ thể, trên lãnh thổ của quốc gia thành viên mà không có sự hợp tác của quốc gia đó (khoản 2 Điều 82).

6) Quốc gia thành viên có quyền đề cử ứng cử viên vào chức vụ Thẩm phán (điểm a khoản 4 Điều 36), có quyền bầu Thẩm phán (điểm a khoản 6 Điều 36), bầu Trƣởng Công tố và Phó Công tố (khoản 4 Điều 42).

7) Có quyền tham gia Hội đồng quốc gia thành viên và quyết định các vấn đề quan trọng liên quan đến ICC (Điều 112).

8) Quyền tuyên bố trong thời hạn 7 năm kể từ khi Quy chế này có hiệu lực đối với quốc gia đó, không chấp nhận quyền tài phán của Tòa án đối với tội phạm chiến tranh quy định tại Điều 8, khi tội phạm này đƣợc thực hiện bởi công dân hay trên lãnh thổ của quốc gia đó (Điều 124).

9) Quyền đề xuất, tham gia, thảo luận và biểu quyết về các vấn đề liên quan đến Quy chế Rome nhƣ sửa đổi, bổ sung Quy chế Rome (Điều 121); Xây dựng định nghĩa tội xâm lƣợc (Điều 5); Sửa đổi các yếu tố cấu thành tội phạm (khoản 2 Điều 9); Xem xét lại Quy chế (Điều 123); Sửa đổi các quy định về thể chế (Điều 122).

1.2.5.2. Các nghĩa vụ cơ bản

1) Trong lĩnh vực xây dựng pháp luật hình sự quốc gia: theo khoản 4 Điều 70 thì một trong những nghĩa vụ trực tiếp mà Quy chế Rome đặt ra đối với các Quốc gia thành viên đó là nghĩa vụ hình sự hóa các hành vi hoạt động tƣ pháp của ICC.

2) Về hợp tác với ICC trong đấu tranh phòng, chống tội phạm quốc tế: Quy chế Rome đặt ra cho các quốc gia thành viên nghĩa vụ chung, hợp tác chung với Tòa án trong việc điều tra, truy tố các tội phạm thuộc quyền tài phán của Tòa án (Điều 86).

phải có nghĩa vụ đóng góp vào Quỹ Tòa án và Hội đồng Quốc gia thành viên (Điều 115). Ngoài ra, quốc gia thành viên phải chi trả các chi phí thông thƣờng cho việc thực hiện yêu cầu của ICC trên lãnh thổ của quốc gia mình (Điều 100).

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguyên tắc nhân đạo trong quy chế Rome 1998 về Tòa án hình sự quốc tế (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)