Quy định về quyết định bản án

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguyên tắc nhân đạo trong quy chế Rome 1998 về Tòa án hình sự quốc tế (Trang 49 - 52)

2.3. Các quy định về nguyên tắc nhân đạo trong Quy chế

2.3.8. Quy định về quyết định bản án

Khoản 1 Điều 78 Quy chế Rome về Quyết định bản án quy định nhƣ sau:

“Khi quyết định bản án, phù hợp với Quy tắc về thủ tục và chứng cứ, Tòa án phải cân nhắc các yếu tố như tính chất nghiêm trọng của tội phạm và hoàn cảnh cá nhân của người bị kết án”.

Hoàn cảnh cá nhân của ngƣời bị kết án cũng là một trong những căn cứ ảnh hƣởng đến việc quyết định bản án. Xuyên suốt từ giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử đến quyết định bản án, yếu tố nhân thân của ngƣời bị kết án luôn đƣợc xem xét đến, đó chính là sự thể hiện của nguyên tắc nhân đạo trong Quy chế Rome.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Nội dung cơ bản của nguyên tắc nhân đạo trong Quy chế Rome cũng đƣợc thể hiện ở cả hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Ở nghĩa rộng, nguyên tắc nhân đạo gắn với trách nhiệm của cộng đồng quốc tế trong việc xác định cơ sở của trách nhiệm hình sự, quy định tội phạm và hình phạt cũng nhƣ các biện pháp tác động của luật hình sự quốc tế đối với một số tội phạm quốc tế quan trọng nhằm bảo vệ các lợi ích chung của con ngƣời và của hòa bình nhân loại. Nội dung này không đƣợc thể hiện cụ thể thành một điều luật nhƣng nó lại chi phối, xuyên suốt và ảnh hƣởng đến toàn bộ các quy định của Quy chế Rome. Ở nghĩa hẹp, nội dung của nguyên tắc nhân đạo trong Quy chế Rome thể hiện mức độ khoan hồng của Luật hình sự quốc tế đối với ngƣời phạm tội. Một mặt, Quy chế Rome thực thi trọng trách bảo vệ quyền con ngƣời, bảo vệ hòa bình nhân loại; mặt khác, vẫn đảm bảo nguyên tắc nhân đạo trong việc điều tra, truy tố và xét xử các cá nhân phạm tội ác quốc tế nghiêm trọng, theo quan điểm của tác giả những nội dung đó bao gồm:

Một là việc áp dụng và giải thích luật phải phù hợp với quyền con ngƣời; Hai là trong trƣờng hợp tội phạm đƣợc hiểu theo hai nghĩa thì phải giải

thích theo hƣớng có lợi cho ngƣời bị điều tra, xét xử hoặc bị coi là có lỗi đối với tội phạm ấy;

Ba là không phải chịu trách nhiệm hình sự theo Quy chế Rome đối với

những hành vi đƣợc thực hiện trƣớc khi Quy chế này có hiệu lực;

Bốn là nếu có sự thay đổi trong điều luật áp dụng đối với vụ án cụ thể

thì phải áp dụng điều luật nào có lợi hơn cho ngƣời ấy;

Năm là không truy tố hình sự đối với ngƣời dƣới 18 tuổi phạm tội; Sáu là các trƣờng hợp loại trừ tính chất tội phạm của hành vi: tình

trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự; Phòng vệ chính đáng và Tình thế cấp thiết;

Bảy là không đƣa hình phạt tử hình vào trong Quy chế Rome để xét xử

những tội ác quốc tế;

Tám là khi quyết định bản án, Tòa án phải cân nhắc đến cả yếu tố hoàn

Chương 3

ĐỊNH HƢỚNG LĨNH HỘI CÁC TƢ TƢỞNG CỦA NGUYÊN TẮC NHÂN ĐẠO CỦA QUY CHẾ ROME NĂM 1998 “VỀ TÒA ÁN HÌNH SỰ QUỐC TẾ” VÀO VIỆC XÂY DỰNG NGUYÊN TẮC NHÂN ĐẠO

CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguyên tắc nhân đạo trong quy chế Rome 1998 về Tòa án hình sự quốc tế (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)