Quy định về những căn cứ loại trừ trách nhiệm hình sự

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguyên tắc nhân đạo trong quy chế Rome 1998 về Tòa án hình sự quốc tế (Trang 43 - 47)

2.3. Các quy định về nguyên tắc nhân đạo trong Quy chế

2.3.6. Quy định về những căn cứ loại trừ trách nhiệm hình sự

(Khoản 1 Điều 31)

cứ để một ngƣời không phải chịu trách nhiệm hình sự tại thời điểm thực hiện hành vi của mình.

Khoản 1 Điều 31 Quy chế Rome về Căn cứ loại trừ trách nhiệm hình sự quy định nhƣ sau:

1. Ngoài những căn cứ khác loại trừ trách nhiệm hình sự đƣợc quy định trong Quy chế này, một ngƣời không phải chịu trách nhiệm hình sự nếu tại thời điểm thực hiện hành vi:

a) Ngƣời đó bị bệnh tâm thần hoặc có khiếm khuyết về tâm thần làm mất khả năng nhận thức đƣợc tính trái pháp luật hoặc tính chất của hành vi của mình hoặc khả năng kiểm soát hành vi đó cho phù hợp với các yêu cầu của pháp luật;

b) Ngƣời đó đang trong tình trạng say làm mất khả năng nhận thức tính trái pháp luật hoặc tính chất hành vi của mình hoặc khả năng kiểm soát hành vi đó cho phù hợp với các yêu cầu của pháp luật, trừ khi ngƣời đó tự nguyện làm mình say trong hoàn cảnh mà ngƣời đó đã biết, hoặc đã bất chấp nguy cơ, là do tình trạng say này, họ có thể sẽ thực hiện hành vi cấu thành một tội phạm thuộc quyền tài phán của Tòa án;

c) Ngƣời đó hành động một cách hợp lý để tự vệ hay bảo vệ ngƣời khác, hoặc trong trƣờng hợp tội phạm chiến tranh, bảo vệ những tài sản thiết yếu cho sự tồn tại của ngƣời đó hay ngƣời khác hoặc những tài sản thiết yếu cho sự hoàn thành nhiệm vụ quân sự, chống lại việc sử dụng vũ lực bất hợp pháp và sắp xảy ra một cách tƣơng xứng với mức độ đe dọa đối với ngƣời đó, ngƣời khác hoặc tài sản đƣợc bảo vệ. Việc ngƣời đó tham gia vào hoạt động phòng thủ do lực lƣợng quân đội tiến hành không là căn cứ để loại trừ trách nhiệm hình sự theo khoản này;

d) Hành vị bị coi là cấu thành tội phạm thuộc quyền tài phán của Tòa án đƣợc thực hiện do bị ép buộc xuất phát từ mối đe dọa sắp bị giết hoặc tiếp tục hay sắp bị gây thƣơng tích nghiêm trọng đối với ngƣời đó hoặc ngƣời khác và ngƣời đó hành động một cách cần thiết và hợp lý để tránh đƣợc mối đe dọa này, với điều kiện ngƣời đó không có ý định gây ra thiệt hại nặng hơn so với thiệt hại cần tránh. Mối đe dọa này có thể:

(i) Do ngƣời khác gây ra, hoặc

(ii) Do hoàn cảnh khác tạo ra ngoài tầm kiểm soát của ngƣời đó. Theo khoản 1 Điều 31 Quy chế Rome thì một ngƣời “không phải chịu” trách nhiệm hình sự nếu tại thời điểm thực hiện hành vi:

1) Ngƣời đó bị bệnh hoặc rối loạn về tâm thần làm mất khả năng nhận thức tính trái pháp luật hay tính chất xử sự của mình phù hợp với những yêu cầu của pháp luật;

2) Ngƣời đó ở trong tình trạng bị nhiễm độc làm mất khả năng nhận thức tính trái pháp luật hay tính chất xử sự của mình hoặc khả năng điều khiển các hành vi của mình phù hợp với những yêu cầu của pháp luật, nếu ngƣời đó không tự nguyện để mình bị nhiễm độc trong các trƣờng hợp mà ngƣời đó đã biết là do bị nhiễm độc mình có thể sẽ thực hiện hành vi phạm tội hoặc ngƣời đó đã coi thƣờng tính nguy hiểm của hành vi mà mình đã thực hiện;

3) Ngƣời đó đã hành động một cách sáng suốt (có lý trí) để bảo vệ mình hoặc ngƣời khác, trong trƣờng hợp những tội phạm chiến tranh – tài sản đặc biệt quan trọng đối với sự sống còn của mình hoặc ngƣời khác, hay tài sản đặc biệt quan trọng, để thực hiện nhiệm vụ có tính chất quân sự để tránh khỏi việc sử dụng đƣơng nhiên và trái pháp luật vũ lực bằng phƣơng pháp tƣơng ứng với

4) Hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhƣng là để chống lại một cách bất đắc dĩ nguy cơ đang đe dọa làm chết ngƣời hoặc gây nên thƣơng tích ấy đối với mình hoặc ngƣời khác, và ngƣời đó áp dụng các biện pháp cần thiết và sáng suốt để loại trừ nguy cơ ấy với điều kiện không có ý định gây ra thiệt hại mà mình mong muốn ngăn ngừa [4, tr. 302-303].

Nếu xuất phát từ thuật ngữ “không phải chịu” trách nhiệm hình sự đã đƣợc sử dụng và phân tích bản chất pháp lý của bốn căn cứ trên, thì rõ ràng khoản 1 Điều 31 quy định các tình tiết và nội dung của bốn căn cứ đó có thể đƣợc gọi một cách ngắn gọn theo thuật ngữ pháp lý hình sự là: [4, tr.303]

1) Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự (hai căn cứ đầu tiên). Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự đƣợc hiểu là trạng thái của ngƣời khi gây thiệt hại về mặt pháp lý hình sự do bị bệnh lý tâm thần hoặc một bệnh lý khác (bị nhiễm độc) nên đã hoàn toàn không thể nhận thức đƣợc tính chất thực tế (tính nguy hiểm cho xã hội) và tính chất pháp lý (sự quy định của pháp luật hình sự) của hành vi do mình thực hiện hoặc hoàn toàn không thể điều khiển đƣợc hành vi đó [2, tr. 535].

2) Phòng vệ chính đáng (căn cứ thứ ba). Phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả của ngƣời phòng vệ để gây thiệt hại cho ngƣời đang có hành vi xâm hại đến lợi ích hợp pháp của mình hoặc của những ngƣời khác; cũng nhƣ của xã hội hay của Nhà nƣớc, nếu hành vi chống trả tƣơng xứng hành vi xâm hại [2, tr. 547-548].

3) Tình thế cấp thiết (căn cứ thứ tƣ). Tình thế cấp thiết là hành vi của ngƣời gây thiệt hại về mặt pháp lý hình sự của một ngƣời nào đó để ngăn ngừa sự nguy hiểm đang đe dọa trực tiếp đến các lợi ích hợp pháp của mình hoặc của ngƣời khác, cũng nhƣ của xã hội hay của Nhà nƣớc, nếu sự nguy hiểm đấy không thể loại trừ đƣợc bằng cách nào khác và thiệt hại gây ra nhỏ hơn thiệt hại ngăn ngừa [2, tr. 553].

Nói một cách khác, bản chất pháp lý chung, đầy đủ và toàn diện của bốn căn cứ này là “các trường hợp loại trừ tính chất tội phạm của hành vi” (vì khi hành vi đƣợc thực hiện mà chủ thể ở trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc hành vi đó không bị luật hình sự cấm, thì hành vi đó không thể cấu thành tội phạm và do vậy, cũng không thể có trách nhiệm hình sự) [4, tr. 303].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguyên tắc nhân đạo trong quy chế Rome 1998 về Tòa án hình sự quốc tế (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)